Trong suốt quá trình chăm sóc bé bị cúm A, dinh dưỡng là yếu tố quan trọng, được mẹ đặt lên hàng đầu. Tuy nhiên, do chưa có kinh nghiệm nên mẹ cứ bồn chồn không yên, không biết trẻ bị cúm A kiêng gì, sợ cho bé ăn sai sẽ làm bệnh nặng hơn. Tham khảo ngay bài viết này để nắm rõ 5 nhóm thực phẩm bé cần tránh để chăm bé toàn diện và đầy đủ nhất, con mau khỏe mẹ nhé!
Mục lục
1. 5 nhóm thực phẩm nên kiêng khi trẻ ăn/mẹ ăn khi bé bị cúm A
Bé bị cúm A rất nhạy cảm, dễ bị tác động bởi yếu tố xung quanh và nguy cơ ngộ độc thức ăn, tiêu chảy cao nếu mẹ cho bé ăn uống sai cách. Mẹ hạn chế đến mức tối đa việc cho bé măm măm 5 nhóm thực phẩm dưới đây. Còn trong trường hợp bé còn ti mẹ, dưỡng chất bé hấp thụ trực tiếp từ nguồn sữa mẹ, mẹ cần kiêng các thực phẩm đó nhé!
1.1. Nhóm hải sản dễ gây dị ứng
Sốt là triệu chứng rất phổ biến của cúm A. Theo đó, hệ miễn dịch của bé luôn trong trạng thái hoạt động hết năng suất để tiêu diệt và đào thải virus ra ngoài làm tăng nhiệt độ cơ thể. Bé cũng thường dễ mệt mỏi trong lúc bị cúm A, chẳng muốn đùa nghịch hay vui chơi như này thường. Mẹ hạn chế cho bé ăn nhóm hải sản dễ gây dị ứng như cá sống, cá trích, cá mòi, sò, nghêu, hàu, cua,…
Bởi bên trong những thực phẩm này chứa hàm lượng histamin cao, làm tắc nghẽn đường thở gây sổ mũi và viêm xoang. Chưa kể lượng cholesterol nhiều còn khiến hệ tiêu hóa phải tăng cường hoạt động để tiêu thụ thức ăn, nguy cơ táo bón và đầy hơi là rất cao đó ạ.
Một số trường hợp bé còn bị dị ứng khi ăn hải sản có vỏ như tôm, nghêu, sò,… khi đang mắc cúm A do hệ miễn dịch phản ứng quá mức với hợp chất protein “lạ”. Biểu hiện thường gặp là bé bị nổi mẩn đỏ quanh miệng, ngứa và phát ban trên người, tệ hơn là khó thở và ngất xỉu. Do vậy, mẹ tránh cho bé măm măm hải sản tươi sống nếu con đang mắc cúm A nhé.
1.2. Nhóm thức ăn nhiều muối
Ăn nhiều muối không hề tốt chút nào đối với bé bị mắc cúm A. Cụ thể, việc cơ thể nạp quá nhiều muối trong thời gian nhiễm bệnh sẽ khiến tuần hoàn máu bị đảo lộn, thận phải làm việc hết sức để lọc máu. Bé cũng khát nước nhiều hơn và dễ bị ngứa rát cổ họng, chưa kể còn có nguy cơ bị bướu và đột quỵ nữa (theo Tổ chức Y tế Thế giới WHO). Những thực phẩm chứa lượng muối nhiều mẹ cần lưu ý tránh cho bé ăn như là đồ ăn vặt, dưa muối, cà muối, mắm cá, nước mắm, mì ăn liền, thức ăn nhanh, ruốc, chả, xúc xích,…
Bên cạnh đó, nếu thiết lập được chế độ ăn với ít muối, cơ thể sẽ sản sinh ra Lysozyme và Globulin hỗ trợ tiết nước bọt để bảo vệ cổ họng, cải thiện đáng kể tình trạng ho khan, ho có đờm. Bé sẽ nhanh khỏi và khỏe trở lại mẹ ơi!
1.3. Nhóm đồ uống có gas – chất kích thích
Nhóm đồ uống có gas và chất kích thích bao gồm sữa, trà, nước ngọt, cà phê, soda, chocolate,… cần hạn chế tối đa đối với những bé bị nhiễm cúm A. Nếu lỡ nạp với lượng nhiều, cơ thể bé sẽ phản ứng mãnh liệt và gây ra ảnh hưởng xấu với tình trạng bệnh, khiến bé mệt và lâu khỏi hơn. Cụ thể:
1- Cà phê, soda, chocolate: chứa hàm lượng caffeine cực kỳ cao, tạo gánh nặng lên bàng quang làm bé đi ngoài nhiều. Caffeine cũng làm bé luôn trong trạng thái hoạt động cao, tim đập nhanh, bé không thể ngủ hay nghỉ ngơi gì được nên khó mà “đánh bại” virus cúm A được. Không chỉ riêng bé bị cúm A, đối với bé bình thường mẹ cũng hạn chế nhóm thực phẩm không lành mạnh này để đảm bảo sức khỏe cho con nhé.
2- Sữa: Việc uống sữa khi bị cúm A cần cân nhắc kỹ càng. Mẹ vẫn có thể cho bé uống để bổ sung dưỡng chất nhưng với hàm lượng vừa phải (mỗi ngày khoảng 100ml), ưu tiên sữa mẹ, sữa bột và sữa đạm thủy phân. Cần tránh sữa bò, sữa đặc và không uống nhiều cữ (quá 7 cữ trong 1 ngày) vì casein có trong sữa sẽ làm tăng amoniac, sản sinh dịch nhầy trong phổi khiến bé thở nặng và đau thận.
3- Trà, nước ngọt có gas: Bé bị cúm A do mệt mỏi và khó thở nên con thường ăn ít cơm và thích uống các loại trà, nước ngọt có gas vì nhạt miệng. Mặc dù không gây hại tức thời nhưng nếu uống nhiều, axit photphoric trong trà và hàm lượng gas, đường cao trong nước ngọt sẽ cản trở bé hấp thụ chất dinh dưỡng trong thực phẩm. Bởi vậy mà dù mẹ có chăm bé ăn cẩn thận, cho bé ăn nhiều đồ bổ thì con vẫn gầy yếu, không có sức đề kháng để chống lại cúm A.
1.4. Nhóm thực phẩm chiên rán nhiều dầu mỡ
Bé cưng dễ bị tác động bởi các yếu tố bên ngoài, các bộ phận cơ thể chưa hoàn thiện như người lớn, đã vậy con lại đang bị virus cúm tấn công nên cực kỳ nhạy cảm. Mẹ lưu ý cho bé ăn đồ ăn được luộc, hấp, hạn chế chiên rán nhiều dầu mỡ nhé. Những thực phẩm này gây ức chế cholesterol HDL tốt, con không đào thải được độc tố ra khỏi cơ thể và làm tăng lượng mỡ trong máu.
Lúc này, thay vì tập trung để tiêu diệt virus cúm A, cơ thể bé phải tăng năng suất để tiêu thụ dầu mỡ và đào thải mỡ máu, dẫn đến thời gian khỏi bệnh kéo dài hơn, bé mệt mỏi nhiều hơn, lâu dài ảnh hưởng đến sự phát triển sau này.
Ngoài ra, mẹ cũng tránh cho bé ăn đồ cay nóng, nhiều ớt vì dễ gây nóng trong người, cơ thể con khó chịu và chảy nước mũi nhiều như khoai tây chiên, pizza, tôm lăn bột chiên giòn, mì xào, gà rán,… Dù cho bé có đòi khóc, mẹ cũng không được “xiêu lòng” mà cho bé ăn nhé, sẽ ảnh hưởng không tốt đó ạ.
Thay vì chiều con, mẹ chế biến thức ăn luộc/hấp ngon miệng và nhiều màu sắc hơn để kích thích “chiếc bụng đói” của bé. Nếu bé nhà mình lớn hơn từ 2 – 3 tuổi, mẹ nhẹ nhàng trò chuyện, khuyên bảo để con hiểu thực phẩm chiên rán, thức ăn nhanh rất có hại. Mẹ và bé cùng “tẩy chay” những loại đồ ăn đó, mới đầu bé chưa chịu nhưng dần dần nhìn thấy mẹ cũng không ăn, bé sẽ tin tưởng và không quấy khóc đòi ăn nữa đâu mẹ.
1.5. Nhóm đồ ngọt tráng miệng chứa nhiều đường
Để tạo nên những món tráng miệng ngon ngọt không thể thiếu đường. Mặc dù ăn ngọt làm cơ thể thoải mái, giảm stress hiệu quả nhưng lạm dụng thì không hề tốt chút nào, đặc biệt là với bé đang bị nhiễm cúm A. Bởi lẽ cơ thể con đang yếu, cần được bổ sung dưỡng chất thiết yếu như canxi, magie, photpho, sắt, vitamin,… mà đường lại cản trở và ức chế, không cho hệ tiêu hóa dung nạp những dưỡng chất này.
Chưa hết, tiêu thụ đường vượt mức cũng tác động đáng kể đến chức năng gan thận, tăng cholesterol trong máu, nguy cơ béo phì là rất cao (Theo nghiên cứu của JAMA Internal Medicine vào năm 2014). Thực phẩm nhiều đường, đồ ngọt, tráng miệng mẹ cần tránh cho bé bị cúm A ăn như bơ đậu phộng, trái cây sấy, tương cà, bánh kẹo, nước trái cây đóng hộp, chocolate, sốt đóng hộp,…
2. 6 lưu ý khi chăm sóc bé bị cúm A mẹ nên “nằm lòng”
Chế độ ăn uống phù hợp, đầy đủ dưỡng chất cực kỳ quan trọng cải thiện triệu chứng cúm A, đẩy lùi virus giúp bé mau khỏe trở lại. Bên cạnh đó, mẹ cũng cần chăm sóc bé đúng cách và “nằm lòng” 6 lưu ý sau đây để đảm bảo bé ăn ngon, ngủ ngon và có sức đề kháng mạnh mẽ chống lại cúm A nhé!
1 – Mẹ ưu tiên thức ăn có độ loãng
Giống như người lớn, bé cưng khi bị cúm A cũng sẽ mệt, uể oải, chẳng thiết tha ăn uống gì. Chưa kể cổ họng ho nhiều và ngứa ngáy làm bé cực kỳ khó chịu mỗi khi nuốt thức ăn. Vì thế, những món ăn có độ loãng như cháo, súp, canh sẽ là lựa chọn số 1. Bé không cần phải cử động cơ miệng nhiều, cũng không gây đau họng khi nuốt nên con ăn giỏi và dễ dàng hơn. Khi đi vào cơ thể, do có độ loãng nên cháo, súp hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động trơn tru, giúp nhuận tràng và hấp thụ dưỡng chất tối ưu.
Ngược lại, những thức ăn cứng như đậu phộng, hạnh nhân, óc chó, kẹo cứng,… làm bé đau răng, đau họng, tốn nhiều sức lực để tiêu hóa, bé lại đang ốm nên càng mệt mỏi đó mẹ
2 – Rửa thực phẩm sạch sẽ trước khi chế biến
Virus cúm A luôn lăm le tìm cơ hội để tấn công con, len lỏi đến nhiều ngóc ngách trong cơ thể. Việc nâng cao sức đề kháng và hệ miễn dịch ở thời điểm này là ưu tiên hàng đầu. Để làm được điều đó, mẹ lưu ý luôn rửa thực phẩm thật sạch sẽ và chế biến đảm bảo vệ sinh để con ăn ngon và “chặn đường” tấn công của virus.
Rửa rau củ, trái cây với nước thông thường chỉ loại bỏ được lớp bụi bẩn trên bề mặt, không diệt tận gốc được các vi khuẩn có hại còn sót lại trên thực phẩm mà mắt thường không nhìn thấy được Mẹ nên chuyển sang rửa thực phẩm với nước rửa chuyên dụng có hợp chất khử khuẩn an toàn để “đánh bay” mọi vi khuẩn, nâng niu hệ tiêu hóa non nớt của con yêu.
Gợi ý mẹ sử dụng Nước rửa bình sữa và rau củ Mamamy cực an toàn cho bé, kể cả bé sơ sinh hay bé nhạy cảm trong thời gian nhiễm cúm A. Sản phẩm rửa sạch mọi tồn dư và cặn bẩn trên rau củ, đồ dùng của bé nhờ thành phần chiết xuất thiên nhiên lành tính. Đặc biệt, rửa xong mẹ không lo mùi tanh hay bọt sót lại vì sản phẩm nói không với chất tạo bọt và hóa chất bảo quản.
Đang có siêu ưu đãi giảm đến 40% cùng nhiều phần quà hấp dẫn dành cho mẹ bỉm khi mua sắm tại Mamamy đây ạ, mẹ ghé tham khảo để tậu đồ xịn, tiết kiệm nhất về chăm bé toàn diện nha!
3 – Chú trọng nguyên tắc “ăn chín uống sôi”
Đồ ăn sống, chưa chín kỹ chứa rất nhiều vi khuẩn Salmonella gây nhiễm khuẩn đường ruột, tiêu chảy và nôn mửa ở bé. Do vậy, để đảm bảo bé có sức khỏe vượt qua cúm A, mẹ lưu ý luôn luôn áp dụng nguyên tắc “ăn chín uống sôi”, nghĩa là chế biến và nấu chín mọi thực phẩm rồi mới cho bé ăn nhé.
4 – Mẹ chọn lựa những nhóm thực phẩm lành mạnh
Củng cố hệ miễn dịch là “lá bài tẩy” giúp bé nhanh chóng khỏi bệnh, đánh bại virus cúm A. Mẹ bổ sung trái cây chứa nhiều vitamin C như cam, quýt, kiwi,… và rau xanh như rau bina, cải xoăn,… để tăng cường đề kháng, bé mạnh mẽ hơn không sợ virus xâm nhập. Bên cạnh đó, mẹ cũng thêm thực phẩm giàu kẽm và đạm như thịt bò, trứng, ngũ cốc,… giúp bé mau lại sức và khỏe mạnh hơn nhé.
5 – Cho bé yêu nghỉ ngơi nhiều hơn
Cúm A xâm nhập cơ thể làm bé mệt, uể oải nên con cần nghỉ ngơi nhiều để đỡ mệt, có sức lực để ăn uống và “đánh bại” cúm. Lúc này, mẹ hạn chế bắt, đốc thúc bé học, làm bài tập vì dễ khiến con mệt và yếu hơn, tạo điều kiện cho virus “tác oai tác quái” trong cơ thể bé.
Mỗi ngày, mẹ cho bé ngủ đủ giấc từ 8 – 9 tiếng, vận động nhẹ với một số bài tập thể dục như đi bộ, tập hít thở sâu nhằm giúp bé thêm khỏe, có sức lực và đẩy nhanh thời gian hồi phục. Mặt khác, việc bé nghỉ ngơi trong phòng tránh lây lan cho mọi người, nhất là mẹ có từ 2 bé nhỏ trở lên.
6 – Tuân thủ chỉ dẫn của bác sĩ
Đương nhiên nếu phát hiện bé bị cúm A, mẹ cần đưa bé đi thăm khám bác sĩ để được chẩn đoán tình trạng bệnh cũng như có phương hướng xử lý phù hợp. Mẹ nhớ tuân thủ đúng theo chỉ dẫn của bác sĩ về liều lượng thuốc, thời gian uống cũng như chu kỳ cho bé ăn uống, ngủ nghỉ nhé.
Mẹ tuyệt đối không tự ý mua thuốc cho bé uống hoặc lạm dụng, cho con uống nhiều hơn chỉ dẫn với mong muốn bé nhanh khỏi. Làm như thế sẽ không giúp bé mà còn gây hại, bé có nguy cơ ngộ độc, sốc thuốc hoặc tiêu chảy, dị ứng cực kỳ nguy hiểm mẹ ơi!
3. 5 điều cần hạn chế khi chăm sóc bé bị cúm A
Muốn bé nhanh khỏi cúm A thì chế độ chăm sóc là yếu tố tiên quyết đó mẹ. Nắm rõ 5 điều cần hạn chế sau đây để tránh làm sai, ảnh hưởng không tốt đến bé cưng và hỗ trợ rút ngắn thời gian bị cúm cho bé mẹ nhé!
1 – Không quan tâm nhiều đến chế độ dinh dưỡng
Chế độ dinh dưỡng là điều đầu tiên mẹ cần quan tâm khi chăm sóc bé mắc cúm A. Bởi lẽ dinh dưỡng nạp vào cơ thể đóng vai trò quan trọng giúp tăng sức đề kháng cho con. Có hệ miễn dịch khỏe mạnh, con mới đủ sức để chống lại sự tấn công của virus đó mẹ. Vì thế, dù làm gì mẹ cũng nhớ bổ sung dưỡng chất cho bé đầy đủ thông qua những thực phẩm lành mạnh, đầy dinh dưỡng và lịch trình ăn uống phù hợp nhé.
Cụ thể, mẹ luôn đảm bảo bé ăn đủ 3 bữa: sáng – trưa – chiều, ưu tiên những món ăn loãng như cháo, súp, canh. Nếu con không chịu ăn, mẹ chia nhỏ ra thành 4 – 5 bữa với lượng thức ăn mỗi lần ít hơn, kích thích cảm giác thèm ăn . Đồng thời, mẹ tăng cường thực phẩm chứa protein, vitamin C, đạm và khoáng chất để cải thiện sức đề kháng cho bé như thịt đỏ, ngũ cốc, bơ, quả quýt,…
Xen kẽ giữa các bữa ăn mẹ bổ sung thêm uống nước trái cây tươi để kích thích vị giác, tránh việc bé bị chán ăn. Đồng thời, luôn đảm bảo bé uống đủ ít nhất 2 – 2.5 lít nước mỗi ngày vì khi bị cúm A bé mất nước rất nhanh. Mẹ tham khảo bài viết về chế độ dinh dưỡng cho bé cực chi tiết này để nắm rõ hơn và thực hiện chuẩn khoa học nhé!
2 – Mẹ không vệ sinh răng miệng cho bé cưng
Con đường lây nhiễm dễ nhất của virus cúm A chính là đường miệng. Chỉ cần thông qua những câu trò chuyện, hay đơn giản là hắt xì thôi virus cũng có thể len lỏi vào cơ thể và gây bệnh. Mẹ mà quên vệ sinh răng miệng cho bé thì cũng đồng nghĩa với việc “mở đường” cho virus cúm tấn công bé đó ạ.
Do vậy, mỗi ngày mẹ nhớ cho bé chải răng ít nhất 2 lần vào buổi sáng và buổi tối trước khi ngủ nhé. Không chỉ răng, mẹ cũng lau lưỡi và cho bé xúc miệng với nước muối để tăng khả năng làm sạch, tiêu diệt hại khuẩn. Cụ thể cách vệ sinh răng miệng chuẩn chỉnh cho bé cưng có ngay trong bài viết, xem và áp dụng nào mẹ ơi!
3 – Cho bé nằm phòng tù bí
Triệu chứng khó thở và nghẹt mũi ít phổ biến hơn so với cảm, sốt, ho nhưng bé bị cúm A vẫn nên nằm nghỉ ngơi ở không gian thoáng mát, có cửa sổ thay vì nằm trong một căn phòng tù bí. Nguyên nhân do phòng tù, bí không có nhiều oxy tự nhiên làm bé ngộp ngạt, khó chịu, lại còn khiến tâm trạng con tệ hơn, buồn bã chẳng muốn ăn uống gì. Kéo dài 2 – 3 ngày thôi là tình trạng bệnh chuyển biến xấu ngay đó ạ.
Vậy nên, mẹ lưu ý luôn để phòng thoáng mát, mở cửa sổ và xịt khuẩn, lau chùi phòng thật sạch để đẩy lùi đám vi khuẩn có trong không khí, hỗ trợ bé khỏe trở lại nha!
4 – Mẹ không đeo khẩu trang cho con
Nhiều mẹ bỉm nghĩ dù gì con cũng bị cúm A rồi, đeo khẩu trang cũng chẳng có ý nghĩa gì. Không đúng đâu mẹ ơi, không khí và môi trường bên ngoài không chỉ có virus cúm A mà còn có những loại vi khuẩn nguy hiểm khác.
Nếu mẹ chủ quan không thèm đeo khẩu trang cho bé khi ra ngoài thì nguy cơ nhiễm khuẩn là rất cao bởi lúc này sức đề kháng của con đang yếu, dễ bị virus tấn công, khiến con ốm nặng hơn hoặc chưa khỏi cúm A mà đã mắc chủng virus khác. Do đó, để đảm bảo an toàn và tránh lây lan cộng đồng, mẹ nhớ cho bé yêu đeo khẩu trang mỗi khi đi ra ngoài hay đến nơi đông người nhé.
5 – Tắm bằng nước với nhiệt độ như ngày thường
Nhiễm lạnh rất dễ xảy ra đối với những bé bị cúm A do miễn dịch của con đang rất yếu. Vậy nên, mẹ đừng dùng nước ấm ấm như mọi khi mà ưu tiên nước ấm hơn khoảng 1 – 2 độ, vì cơ thể con có sự chênh lệch nhiệt độ hơn 1 – 2 độ so với ngày thường. Dòng nước ấm áp dễ chịu sẽ khiến bé sảng khoái, cơ thể thoải mái, không bị rùng mình và có tinh thần “thép” để chống lại virus.
Bên cạnh đó, mẹ cũng lưu ý rút ngắn thời gian tắm, không cho bé nghịch ngợm trong bồn lâu, tắm xong mẹ lấy khăn lau khô người bé ngay rồi mặc quần áo vào để giữ ấm, tránh con bị cảm lạnh. Mẹ có thể kết hợp đèn sưởi ấm để duy trì sự ấm áp trong phòng tắm, đảm bảo gió lạnh không gây hại đến con trong thời gian nhiễm cúm A nhé.
Vậy là mẹ đã biết trẻ bị cúm A kiêng gì rồi. Mẹ hạn chế thực phẩm tươi sống, đồ ngọt và nước uống có gas, chất kích thích và thay bằng thực phẩm lành mạnh, có lợi như rau củ, trái cây, các loại hạt, thịt có màu đỏ,… để cải thiện miễn dịch, giúp bé nhanh đánh bại cúm A nhé. Nếu vẫn còn băn khoăn về trẻ bị cúm A kiêng gì, mẹ để lại bình luận ngay bên dưới để được hỗ trợ kịp thời và nhanh chóng!