Bước vào giai đoạn chuẩn bị “cán đích” mẹ cẩn thận từ chuyện ăn uống, đi lại đến ngủ nghỉ Mẹ nghe nói nằm nghiêng bên trái tốt cho thai nhi, nhưng nằm mãi mẹ cũng mỏi người, muốn đổi tư thế. Ắt hẳn mẹ đã từng lắng lo, băn khoăn không biết bầu 3 tháng cuối nằm nghiêng bên phải được không để cơ thể đỡ mỏi nhưng sợ nằm sai tư thế khiến con không khỏe mà mẹ cũng chẳng thể an tâm. Ngoài ra, việc nằm nghiêng bên trái khiến mẹ mỏi một bên nên muốn đổi tư thế, nhưng không biết nằm bên phải được không. Câu trả lời có ngay bên dưới, mẹ xem ngay nhé:
Mục lục
1. Bầu 3 tháng cuối nằm nghiêng bên phải được không?
3 tháng cuối thai kỳ là giai đoạn quan trọng, mẹ có thể nằm những tư thế mà bản thân cảm thấy thoải mái nhất, không bắt buộc gò ép mình vào khuôn khổ nào đâu mẹ ạ. Trên thực tế, việc nằm nghiêng bên phải không tác động xấu đến thai kỳ nếu mẹ cảm thấy dễ chịu.
Tuy nhiên ông bà thường có câu “điều gì nhiều quá cũng không tốt”, việc mẹ nằm mãi một tư thế cũng không có lợi chút nào, thay vào đó mẹ nên thay đổi nhiều tư thế có lợi khác để cơ thể được cân bằng, tránh dồn trọng lượng về một bên cơ thể. Bởi suốt quá trình mang bầu, bào thai thường nằm chếch phía bên phải ổ bụng của mẹ đó ạ.
Nếu mẹ nằm nghiêng sang phải thời gian dài sẽ tạo áp lực lên con yêu, tử cung bị lệch, tay chân mẹ cũng nhức mỏi triền miên. Để tìm hiểu chi tiết, mẹ đừng vội thoát khỏi bài viết mà hãy lướt ngay xuống phần bên dưới nhé.
2. 4 ảnh hưởng của việc nằm nghiêng bên phải quá lâu đối với mẹ và bé
Nằm nghiêng bên phải không ảnh hưởng đến thai kỳ nếu mẹ thay đổi và chuyển nhiều tư thế khác nhau, việc nằm bên phải quá lâu cũng khiến mẹ và bé cưng đối diện với một số vấn đề như tử cung lệch, thai nhi bị chèn ép, sinh non, tay chân mẹ nhấc lên nhấc xuống khó khăn:
2.1. Tử cung của mẹ dễ bị lệch
Tất cả bác sĩ sản khoa đều nhận định mang thai là thời điểm mẹ có nhu cầu về tuần hoàn máu cao hơn bao giờ hết. Nếu mẹ nằm nghiêng bên phải quá lâu mà không đổi nhiều tư thế sẽ khiến trục tử cung xô lệch sang phải nhiều hơn, gây ra hiện tượng vặn xoắn mạch máu trong tử cung, chèn ép tĩnh mạch khiến quá trình lưu thông máu từ tứ chi đến tim bị cản trở.
2.2. Thai nhi bị chèn ép
Như mẹ đã biết, nằm nghiêng bên phải quá lâu dễ dẫn đến tình trạng lệch ổ bụng, khiến con bị chèn ép vì động mạch chủ của mẹ tập trung bên phải, máu huyết lưu thông kém sẽ ảnh hưởng đến quá trình “chở máu” đến bánh nhau. Từ đó, quá trình hấp thụ oxy của thai nhi bị gián đoạn khiến con dễ bị ngạt, khó thở. Mẹ nên lưu ý tránh nằm mãi tư thế nghiêng sang phải để không ảnh hưởng xấu đến con nhé. Giai đoạn này rất quan trọng, bất kỳ sai sót nhỏ nào cũng có có thể tác động không tốt đến cả mẹ và bé.
2.3. Mẹ dễ sinh non
Mẹ bầu nằm nghiêng phải có khả năng sinh non cao hơn so mẹ bầu thay đổi nhiều tư thế vì máu huyết lưu thông không tốt, chèn ép tĩnh mạch, ảnh hưởng đến quá trình chuyển máu từ cơ thể mẹ đến bánh nhau và nuôi dưỡng con. Do vậy, bé không nhận được nguồn máu dồi dào từ mẹ, khiến thai bị ngộp, dẫn đến hiện tượng sinh non, sinh thiếu tháng.
2.4. Tay chân mẹ tê bì, nhức mỏi không thôi
Lúc chưa mang thai mẹ đã cảm thấy tê bì, đau nhức mỗi khi nằm mãi một tư thế huống gì là giai đoạn mang thai đúng không ạ? Mang trong mình sinh linh bé bỏng, “gánh vác” mầm sống thân yêu khiến cơ thể mẹ nhạy cảm hơn bao giờ hết, do đó việc nằm nghiêng hẳn sang phải quá lâu dễ dẫn đến hiện tượng mất cân bằng giữa hai bên cơ thể, một bên chịu áp lực nhiều một bên chịu áp lực ít. Từ đó, các dây thần kinh bên phải bắt đầu “biểu tình”, phát tín hiệu “cầu cứu” lên não bộ, gây ra chứng đau nhức, mỏi nhừ toàn thân.
3. 5 lưu ý để mẹ có giấc ngủ ngon – con yêu khỏe mạnh
Vừa rồi là những giải đáp cho mẹ bầu 3 tháng cuối nằm nghiêng bên phải được không, còn giờ chúng ta cùng nhau tìm hiểu cách để mẹ ngủ ngon hơn mỗi ngày nha. Giấc ngủ chiếm vai trò vô cùng quan trọng đối với thai kỳ, mẹ ngủ ngon thì bé cưng trong bụng mới lớn khỏe, phát triển đầy đủ và sẵn sàng chào đời. Do đó, Góc của mẹ mách ngay những mẹo hay áp dụng được liền mà chẳng cầu kỳ gì đâu ạ, ví dụ như: kết hợp nhiều tư thế ngủ, không ăn quá no, giặt giũ chăn ga, gối nệm, nhâm nhi ly sữa ấm,…
1 – Kết hợp nhiều tư thế ngủ khác nhau
Thay vì nằm mãi bên phải, mẹ nên kết hợp, luân phiên nhiều tư thế ngủ để cơ thể linh hoạt, hạn chế tình trạng đau mỏi, tê bì. Trong đó, tư thế nằm nghiêng sang trái được xem là tư thế chuẩn chỉnh nhất, điều này đã được kiểm chứng bởi bác sĩ Vũ Nhật Nam, Khoa Nội tổng hợp – Tim mạch – Lão học, Bệnh viện quận Bình Thạnh. Nằm nghiêng bên trái còn bảo vệ sức khỏe tim mạch của mẹ, giữ trọng lượng cơ thể của con ở mức ổn định do máu huyết lưu thông tốt, không tạo áp lực hay chèn ép động mạch chủ.
2 – Mẹ không ăn quá no trước khi ngủ
Con ngày một lớn dần, đặc biệt là trong giai đoạn 3 tháng cuối, cũng vì thế mà nhu cầu về năng lượng của mẹ tăng cao, giai đoạn này mẹ cũng không còn ốm nghén nhiều như trước nên thường ăn nhiều và thích ăn vào ban đêm. Thế nhưng hành động này lại vô tình ảnh hưởng đến chất lượng thai kỳ, không tốt cho cả mẹ và bé.
Vào ban đêm, hệ tiêu hóa của mẹ đang trong giai đoạn “nghỉ ngơi”, nếu mẹ dung nạp nhiều thức ăn sẽ khiến dạ dày phải làm việc cật lực đảo trộn, tiêu hóa thức ăn, dẫn đến chướng bụng, đầy hơi, khó tiêu. Về lâu về dài còn khiến mẹ béo phì, cân nặng mất kiểm soát đó ạ, những hệ lụy này ảnh hưởng to lớn đến chất lượng giấc ngủ, làm mẹ cứ thao thức mãi thôi.
Tốt nhất mẹ không nên ăn trong khoảng 2 – 3 giờ trước khi đi ngủ và cũng không uống quá nhiều nước để tránh tình trạng buồn tiểu vào ban đêm, mẹ thức giấc nhiều lần làm giấc ngủ gián đoạn, sáng sớm thức giấc đã thấy đừ người, mỏi mệt.
3 – Thường xuyên giặt giũ chăn ga, gối nệm
Ngoài bổ sung dinh dưỡng, tránh làm việc quá sức mẹ bầu 3 tháng cuối cũng nên quan tâm đến những yếu tố khác. Đôi khi gối quá bẩn hoặc có mùi cũng khiến mẹ ngủ không ngon giấc đó ạ. Hơn nữa, đây cũng là điều kiện để vi khuẩn xâm nhập, khiến mẹ mắc các bệnh về đường hô hấp. Do đó, mẹ nên giặt giũ chăn ga, gối nệm thường xuyên.
Cơ địa của mẹ bầu 3 tháng cuối cũng nhạy cảm hơn người bình thường, mẹ ưu tiên chọn sản phẩm có nguồn gốc thiên nhiên, lành tính, hạn chế dùng bột giặt thông thường vì chúng chứa một số thành phần dễ kích ứng như (parabens, ethylene oxide,..) và hương liệu (toluen, aceton).
Góc của mẹ gợi ý sản phẩm nước giặt xả thiên nhiên giúp mẹ giặt giũ chăn ga gối nệm an toàn mà còn mềm mịn nhờ thành phần có nguồn gốc thực vật, nói không với chất tạo bọt SLS và SLES và không lưu lại hóa chất độc hại. Sau này con ra đời mẹ sắm sẵn nước giặt này để giặt để giặt giũ quần áo cho con, cực tiện lợi và an toàn luôn ạ
Chưa dừng lại ở đó mẹ ơi, Mamamy còn đang thực hiện chương trình khuyến mãi mua nước giặt xả cùng rất nhiều quà tặng hấp dẫn. Cơ hội vàng để mẹ sắm sửa nhiều sản phẩm khác nhau với giá cực hời đây rồi ạ. Mẹ còn đợi chờ gì đã không săn deal khủng ngay thôi!
4 – Tạo môi trường ngủ thoải mái
Mẹ bầu 3 tháng cuối cần đủ giấc để duy trì sức khỏe ổn định, môi trường nhiều tạp âm sẽ khiến mẹ dễ giật mình, trở người liên tục, ảnh hưởng đến chất lượng thai kỳ. Do đó, mẹ nên chọn phòng ngủ thoáng mát, yên tĩnh, cách âm tốt và giảm nhẹ ánh đèn trong phòng khi ngủ. Tốt nhất, mẹ đầu tư những mẫu đèn có cường độ ánh sáng vừa phải, không quá chói mắt, tránh lắp đặt những loại đèn thông thường vì ánh sáng thường mạnh khiến mẹ khó vào giấc.
Ngoài ra, mẹ cũng có thể đốt nến thơm organic hoặc xông phòng bằng tinh dầu tràm, tinh dầu bưởi,… để căn phòng thêm phần thư thái dễ chịu. Nếu mẹ là người ưa thích âm nhạc, đừng quên bật vài bản nhạc không lời du dương nhé. Bên cạnh đó, mẹ hạn chế sử dụng các thiết bị điện tử như tivi, máy tính bảng, điện thoại di động… khoảng 2 – 3 giờ trước khi đi ngủ nhằm cân bằng tâm trạng, tránh ánh sáng xanh tác động đến não bộ.
5 – Mẹ nhâm nhi một ly sữa ấm
Song song với những phương pháp trên mẹ cần duy trì thói quen uống một ly sữa ấm trước khi đi ngủ. Cách làm này sẽ giúp mẹ dễ ngủ, tạo cảm giác thư giãn, thoải mái và kích thích tuyến tùng “tạo mới”, sản sinh hormone melatonin nhờ 2 thành phần “đáng gờm” trong sữa peptide và tryptophan. Trước khi đi ngủ tầm 1-2 giờ, mẹ nhớ vào bếp hâm ấm một ly sữa rồi uống ngay nhé, tránh nấu sữa sôi ùng ục vì sẽ khiến lợi khuẩn có lợi mất đi và dẫn đến hiện tượng biến đổi chất, uống vào gây chột bụng, đầy hơi, thậm chí tiêu chảy đó ạ.
Với những chia sẻ trên mẹ đã có lời giải đáp cho câu hỏi bầu 3 tháng cuối nằm nghiêng bên phải được không rồi. nằm mãi một tư thế chẳng có lợi chút nào mà còn kéo theo vô vàn ảnh hưởng như tử cung bị lệch, chèn ép thai nhi, sinh non, tê bì tay chân. Vì vậy,mẹ chú ý kết hợp nhiều tư thế khác nhau và xây dựng chế độ sinh hoạt lành mạnh để cải thiện chất lượng giấc ngủ, chuẩn bị cho giai đoạn “mẹ tròn con vuông” nhé. Nếu mẹ vẫn còn thắc mắc về những vấn đề chăm sóc thai kỳ 3 tháng cuối hoặc bất kể câu hỏi nào liên quan đến quá trình chăm sóc con thì đừng ngần ngại để lại bình luận, Góc của mẹ sẽ giải đáp ngay thôi ạ!