Mẹ bầu 3 tháng cuối bụng đã nặng hơn, nằm giường lại đau lưng nên thích nằm võng cho dễ ngủ. Nhưng mẹ lo lắng rằng nằm võng sẽ ảnh hưởng đến bé yêu trong bụng. Mẹ muốn tìm hiểu rõ mang thai 3 tháng cuối có được nằm võng không, rồi quyết định nằm hoặc không, tránh gây hại đến thai nhi. Để mẹ đỡ mất công kiếm tìm, Góc của mẹ tổng hợp tất tần tật thông tin khoa học về vấn đề này trong bài viết sau đây. Mẹ tham khảo nhé!
Mục lục
1. Chuyên gia khuyên: bầu 3 tháng cuối không nên nằm võng
Khi mang thai đến 3 tháng cuối, bụng mẹ đã lớn hơn nhiều, mẹ thường khó tìm được tư thế nằm thoải mái để ngủ. Nhiều mẹ do sở thích cá nhân và cảm thấy nằm võng đung đưa rất dễ chịu nên thường xuyên ngủ qua đêm trên võng. Thế nhưng chuyên gia khuyên mẹ không nên nằm võng ở 3 tháng cuối thai kỳ đâu ạ.
Theo đó, ThS. BSCKI Vũ Thị Thanh Vân của Bệnh viện Phụ sản Trung Ương cho biết, mẹ bầu mang thai từ tháng thứ 4 trở lên tuyệt đối không nên nằm võng. Nó sẽ rất nguy hiểm và dễ dẫn đến nhiều tác hại khôn lường cho cả mẹ lẫn thai nhi trong bụng.
2. 7 tác hại khôn lường từ việc nằm võng trong 3 tháng cuối
Biết là bụng lớn hơn nên mẹ di chuyển nặng nề, nằm ngủ không thoải mái nên mới thích nằm võng nhưng mẹ nên hạn chế tối đa để không gây ra các tác hại xấu sau đây nhé!
2.1. Mẹ bị thiếu oxy lên não
Võng được thiết kế phần đầu và chân cao trong khi phần bụng trũng xuống. Vì thế, mẹ nằm võng sẽ cản trở oxy lưu thông lên não, dẫn đến đau đầu và chóng mặt. Nguy hiểm hơn, mẹ bầu có thể bị mất trí nhớ tạm thời và tai biến mạch máu não nếu nằm võng trong thời gian dài. Rất tai hại mẹ ơi!
2.2. Dễ bị té ngã
Nhiều mẹ bầu cho hay, việc nằm võng đung đưa rất dễ chịu nên họ ngủ quên lúc nào không hay. Việc này dễ khiến mẹ bị té ngã do võng không đứng yên mà có xu hướng di chuyển qua lại, đặc biệt là khi có gió hoặc lực tác động. Trong lúc ngủ say, cơ thể mỏi vì mang hài nhi trong bụng, mẹ sẽ vô tình quay người hoặc thay đổi tư thế nằm, làm võng chao đảo khiến mẹ ngã xuống. Cú ngã này không những làm mẹ đau nhức hết người mà còn ảnh hưởng đến thai nhi, bé bị hoảng sợ và chậm phát triển đó ạ.
2.3. Thường xuyên bị giật mình khi đang ngủ
Khi mẹ đang chìm vào giấc ngủ say, có thể mẹ sẽ mơ một giấc mơ đẹp nhưng đôi khi lại là ác mộng khiến mẹ giật mình tỉnh giấc, nằm mãi không ngủ lại được. Càng nguy hiểm hơn là khi nằm võng vì võng không thể tự cân bằng, dễ tạo cảm giác bất an cho não bộ, mẹ cũng dễ giật mình, té ngã nếu chẳng may mơ ác mộng.
2.4. Nguy cơ khó thở – suy hô hấp cao
Theo bác sĩ Tạ Trung Kiên của bệnh viện y dược Phạm Ngọc Thạch, tư thế nằm võng làm cơ thể mẹ bầu bị bó hẹp lại, phần thân giữa thấp tạo áp lực lên ngực, cản trở hệ hô hấp và khiến mẹ khó thở. Mới đầu, mẹ sẽ chưa cảm nhận gì mấy nhưng kéo dài thì tình trạng khó thở sẽ nặng hơn, nguy cơ suy hô hấp rất cao mẹ ơi.
2.5. Đau cột sống – chèn ép dây thần kinh
ThS. Daniel Roh – Giảng viên trường Northwest Outward Bound (Ấn Độ) cho hay, tình trạng đau cột sống khi nằm võng không phải là hiếm, đặc biệt là ở phụ nữ mang thai 3 tháng cuối. Theo đó, xương khớp của mẹ đang rất nhạy cảm, lại phải nạp canxi cho cả mẹ lẫn bé nên không ít trường hợp mẹ bầu bị thiếu canxi. Việc nằm võng nhiều sẽ làm cột sống của mẹ bị cong, dẫn tới đau nhức và chèn ép dây thần kinh. Một số mẹ còn bị mảnh vỡ xương đâm vào dây thần kinh nên đau lưng dữ dội, rất nguy hiểm đó ạ.
2.6. Gây bức bối cho thai nhi trong bụng
Bé cưng đã hoàn thiện hầu hết các bộ phận cơ thể ở 3 tháng cuối rồi nên con cần nhiều không gian để xoay mình, nghịch ngợm và tiếp tục phát triển. Mà mẹ nằm võng lại vô tình bó hẹp bụng lại, con bị bức bối khó chịu do không có chỗ để “vận động”. Quá trình lưu thông máu và oxy đến thai nhi cũng bị cản trở nếu nằm võng quá thường xuyên.
2.7. Bé chậm phát triển
Mẹ bầu 3 tháng cuối nằm võng trong thời gian dài gây ra áp lực lớn lên cổ tử cung, chèn ép thai nhi ở cả 4 phía khiến bé hoàn toàn không thể phát triển cơ bắp và xương khớp một cách toàn diện được. Mà đây lại là giai đoạn thiết yếu để bé hấp thụ dưỡng chất, vận động hình thành cơ thể đầy đủ, khỏe mạnh trước khi chào đời. Chính vì thế, mẹ nên tránh xa võng hết mức ở tam cá nguyệt thứ 3 nhé.
3. 6 mẹo giúp mẹ bầu 3 tháng cuối ngủ ngon không cần võng
6 mẹo cực đơn giản sau đây sẽ giúp mẹ có một giấc ngủ thật sâu và đầy mà không cần nằm võng, tỉnh dậy sảng khoái, khỏi lo mệt mỏi uể oải mẹ ơi!
3.1. Uống sữa ấm trước khi ngủ
Một ly sữa ấm khoảng 100 – 150ml trước khi ngủ làm tăng nhiệt độ cơ thể, tuần hoàn lưu thông máu diễn ra suôn sẻ hơn. Cơ thể mẹ thư giãn và sẽ nhanh chóng chìm vào giấc ngủ ngon thôi ạ.
3.2. Tập thể dục nhẹ nhàng mỗi ngày
Những bài tập thể dục nhẹ nhàng, chẳng hạn như yoga hay đi dạo bộ khoảng 30 phút – 1 tiếng mỗi ngày sẽ giúp cơ thể mẹ thêm dẻo dai, quá trình trao đổi chất thuận lợi, mẹ tràn đầy năng lượng và ít bị stress. Mỗi tối tinh thần mẹ sẽ thoải mái và ngủ sâu giấc hơn, bé cưng cũng thoải mái hơn đó.
3.3. Đảm bảo không gian ngủ tốt cho mẹ bầu
Điều kiện phòng ngủ là cực kỳ quan trọng để đảm bảo mẹ bầu có một giấc ngủ ngon. Một không gian ngủ chất lượng cần đáp ứng các yếu tố sau:
- Nhiệt độ phòng thích hợp: từ 26 – 28 độ C, không được để quá lạnh hoặc quá nóng sẽ làm mẹ khó ngủ và dễ bị sốc nhiệt.
- Chăn gối mềm mại, ấm áp: ưu tiên chọn chất liệu cotton, lụa tencel mềm, thấm hút tốt
- Phòng ốc sạch sẽ, thơm tho: Nếu phòng có mùi hôi, mẹ ngửi thấy sẽ rất khó chịu, thế nên việc cần làm hàng đầu đó là luôn dọn dẹp phòng sạch sẽ, thêm một ít tinh dầu thiên nhiên để mẹ thư giãn và ngủ sâu giấc.
- Không bày quá nhiều đồ: Để không khí lưu thông và tránh bí bách, chật hẹp, phòng ngủ của mẹ không nên bày quá nhiều đồ, chỉ để những đồ dùng cần thiết như đèn ngủ, kệ đầu giường,… thôi nhé!
3.4. Massage cơ thể vào buổi tối
Massage cơ thể vào buổi tối là giải pháp tuyệt vời để mẹ ngủ ngon không cần võng vì nó giải phóng hormone serotonin, sản xuất melatonin – hợp chất gây buồn ngủ tự nhiên đưa mẹ vào giấc ngủ. Việc massage cũng đồng thời giúp tinh thần mẹ thoải mái, dễ chịu, đặc biệt là khi kết hợp với tinh dầu hoặc muối ngâm chân.
3.5. Tránh xa trà – cà phê – đồ uống có cồn
Trà, cà phê và các loại đồ uống có cồn như bia, rượu là cực kỳ nguy hiểm cho mẹ bầu 3 tháng cuối. Những chất kích thích này giữ cho mẹ tỉnh táo và phấn chấn trong một vài giờ đồng hồ nhưng sau đó là tác hại khôn lường. Lượng cafein cao khiến mẹ trằn trọc, tim đập nhanh và khó ngủ.
Ngoài ra, mẹ tham khảo chi tiết các tác hại của bia, rượu trong bài viết uống bia khi mang thai 3 tháng cuối – không nên dù chỉ 1 ít để hiểu rõ hơn và tránh xa các loại đồ uống này càng sớm càng tốt nhé.
3.6. Mẹ nằm nghiêng trái khi ngủ
Nằm nghiêng trái khi ngủ giúp giảm lực ép lên xương chậu, mẹ dễ trở mình, tăng lưu thông máu đến thai nhi nên đây sẽ là tư thế nằm tốt nhất cho mẹ bầu 3 tháng cuối. Mẹ có thể kết hợp thêm gối mềm chữ U để kê chân hoặc lót một tấm chăn mỏng dưới lưng để tăng độ mềm mại, mẹ dễ chìm vào giấc ngủ sâu hơn nhé.
Hơn nữa, mẹ đang sắp vượt cạn và đón bé yêu ra đời nên đừng quên chuẩn bị thật kỹ càng để yên tâm và thoải mái tinh thần, ngủ ngon, bớt phải suy nghĩ vẩn vơ nhé. Vậy mẹ vượt cạn cần chuẩn bị những gì?
Đơn giản lắm mẹ ạ. Mamamy đang có sẵn hệ sản phẩm chăm sóc mẹ và bé từ A – Z cực xịn sò, lành tính, đảm bảo nhẹ dịu với làn da mỏng manh của bé cưng. Điển hình là sản phẩm khăn ướt, khăn khô đa năng đánh bay mọi vi khuẩn trên làn da của cả bé lẫn mẹ, tã bỉm giúp bé luôn sạch sẽ và khô thoáng, nước rửa bình sữa và rau củ vệ sinh sạch bong mọi đồ dùng cho hai mẹ con và đặc biệt là nước giặt xả thiên nhiên giữ cho quần áo luôn mềm mại và thơm tho, con mặc vào thích lắm đó mẹ ơi!
Đợt ưu đãi cực hot này của Mamamy có ngay deal mua 1 tặng 1 trọn bộ giải pháp siêu đỉnh trên giúp xử lý mọi vấn đề mẹ và bé cưng gặp phải chỉ trong một nốt nhạc. Giá cả thì quá ư là phải chăng, thêm free ship 20k để mẹ nào cũng có thể sở hữu bộ sản phẩm này, vượt cạn nhẹ tênh không cần lo lắng. Mẹ ghé tham khảo ngay nhé!
Như vậy mẹ đã tìm được đáp án cho vấn đề mang thai 3 tháng cuối có được nằm võng không rồi. Mẹ nên hạn chế tối đa việc nằm võng và nếu khó ngủ, mẹ áp dụng ngay 6 mẹo cực đơn giản và hiệu quả trên để tăng cường chất lượng giấc ngủ, mẹ khỏe bé vui nhé. Nếu vẫn còn băn khoăn, mẹ để lại bình luận ngay bên dưới để được hỗ trợ kịp thời. Chúc mẹ và bé luôn mạnh khỏe và có nhiều niềm vui trong cuộc sống!