Lịch sử tìm kiếm
Tìm trong góc của mẹ
Tìm kiếm phổ biến

Thai yếu 3 tháng đầu có nguy hiểm không: Dấu Hiệu Và Nguyên Nhân

Thai yếu 3 tháng đầu có nguy hiểm không là điều mẹ bầu rất băn khoăn. Đi kèm niềm hạnh phúc khi cảm nhận “mầm sống” nhỏ xíu đang dần hình thành trong bụng mình, chắc hẳn mẹ bầu cũng đang tìm hiểu về cách giữ thai phát triển tốt nhất. Vậy mẹ có biết những dấu hiệu của thai yếu 3 tháng đầu không? Nguyên nhân gây ra thai yếu là gì nhỉ? Góc của mẹ sẽ giải đáp tất tần tật thắc mắc của mẹ qua bài viết dưới đây nhé! 

1. Thai yếu là gì?

Mẹ bầu được chẩn đoán mang thai yếu khi có những bất thường về phôi thai, thai nhi quá nhỏ, thai phát triển chậm so với tuổi thai,… 

Thai nhi nhỏ được xác định thông qua cân nặng của thai nhi ở tuần thứ 12. Thông thường, thai nhi 12 tuần tuổi có cân nặng khoảng 14 gram, dài khoảng 5,4 cm. Tuy nhiên mẹ cũng đừng quá lo lắng nếu thiên thần nhỏ chưa đạt mức trên bởi cân nặng của bé còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nữa. Cụ thể, mẹ xem sự phát triển của thai nhi trong 3 tháng đầu tại đây nhé: “Thai 3 tháng đầu phát triển như thế nào? Sự phát triển từng ngày trong mẹ”. 

Thai nhi phát triển chậm so với tuổi thai là thai bị suy dinh dưỡng ngay khi còn trong bụng mẹ. Trong đó, có trường hợp thai nhi chậm phát triển đối xứng (sự phát triển toàn diện của thai nhi chậm) và trường hợp thai nhi chậm phát triển không đối xứng (đầu và não thai nhi bình thường nhưng cơ thể nhỏ hơn so với tuổi thai). Thai chậm phát triển 3 tháng đầu là vấn đề mẹ nên lưu tâm, nó có ảnh hưởng đến 5 – 7% thai kỳ.

Thai yếu 3 tháng đầu là thai nhi có những bất thường về phôi thai
Thai yếu 3 tháng đầu là thai nhi có những bất thường về phôi thai

2. Thai yếu 3 tháng đầu có nguy hiểm không?

Đây chắc hẳn là câu hỏi mà mẹ rất quan tâm. Tình trạng thai yếu có thể xảy ra ở bất cứ giai đoạn nào của thai kỳ. Tuy nhiên, thai yếu 3 tháng đầu có nguy cơ gây sảy thai cao hơn hẳn, vì đây là giai đoạn cơ thể mẹ nhạy cảm nhất, mẹ có những biến đổi sinh lý để thích nghi dần với việc mang thai, đồng thời cũng là thời điểm quan trọng cho sự hình thành và phát triển tim, não bộ và hệ thần kinh của bé. 

Mặc dù mức độ nguy hiểm cao, tuy nhiên nếu mẹ hiểu đúng và phát hiện thai yếu 3 tháng đầu kịp thời, kết hợp với sự tiên tiến của y học hiện nay, mẹ hoàn toàn khắc phục được hiện tượng này, bảo vệ thiên thần nhỏ của mình.

Dấu hiệu nào cho thấy thai yếu 3 tháng đầu?
Dấu hiệu nào cho thấy thai yếu 3 tháng đầu?

3. Dấu hiệu thai yếu 3 tháng đầu

Theo chuyên gia, hiện tượng thai yếu 3 tháng đầu có rất nhiều dấu hiệu, dưới đây là những dấu hiệu điển hình, mẹ cần nắm rõ để tránh những rủi ro không đáng có xảy ra:

3.1. Dấu hiệu thai yếu 3 tháng đầu ở mẹ

3.1.1. Ra máu bất thường

Ra máu bất thường là khi mẹ bị ra máu màu đỏ tươi hoặc màu nâu mận chín, lặp đi lặp lại nhiều ngày. Một số trường hợp nặng, máu vón thành cục xuất hiện trong một vài ngày rồi biến mất. Điều này thể hiện mẹ đang mang thai yếu 3 tháng đầu, có nguy cơ động thai, thậm chí là sảy thai đó mẹ.

Mẹ cũng cần phân biệt rõ hiện tượng ra máu bất thường với máu báo thai. Ở đầu thai kỳ, mẹ sẽ thấy một vài đốm máu nhỏ trên đũng quần lót. Đây là máu báo thai và nó hoàn toàn bình thường. Máu báo thai có màu hồng nhạt, đôi khi nó cũng có màu nâu đen, không phải là những cục máu đông, không có mảng vụn và máu xuất hiện sẽ không đi kèm dịch nhầy.

Thai yếu 3 tháng đầu được biểu hiện thông qua dấu hiệu ra máu bất thường
Thai yếu 3 tháng đầu được biểu hiện thông qua dấu hiệu ra máu bất thường

3.1.2. Ngứa toàn thân

Khi mang thai, mẹ sẽ gặp phải tình trạng ngứa toàn thân, đây là hiện tượng rất bình thường vì có tới 40% mẹ bầu gặp phải tình trạng như vậy.

Tuy nhiên, nếu tình trạng ngứa xảy ra thường xuyên kèm các triệu chứng khác như vàng da, sốt, tổn thương ngoài da, nước tiểu nhạt màu,… mẹ cần tới các cơ sở chuyên khoa để thăm khám nhé. Đây là biểu hiện của ứ mật thai kỳ (xảy ra khi gan không thể bài tiết mật đúng cách). Tình trạng này kéo dài khiến thai yếu 3 tháng đầu, tăng nguy cơ sinh non hoặc thai chết lưu, mẹ hết sức lưu ý nhé. 

Khi thai yếu 3 tháng đầu, mẹ bầu gặp phải tình trạng ngứa toàn thân cùng các triệu chứng nguy hiểm khác
Khi thai yếu 3 tháng đầu, mẹ bầu gặp phải tình trạng ngứa toàn thân cùng các triệu chứng nguy hiểm khác

3.1.3. Tiết dịch âm đạo nhiều

Khi mang thai, cơ thể sẽ tăng tiết dịch âm đạo để giảm nguy cơ nhiễm trùng âm đạo và tử cung. Ở trạng thái bình thường, dịch âm đạo có màu trong suốt hoặc trắng ngà, loãng và không kèm theo mùi hôi. 

Nếu thấy dịch âm đạo màu vàng, hơi ngả xanh kèm theo mùi hôi, mẹ chớ nên chủ quan. Đây là một trong những dấu hiệu cảnh báo bệnh viêm cổ tử cung, cũng là biểu hiện của thai yếu 3 tháng đầu.

Khi dịch âm đạo có màu vàng, hơi ngả xanh kèm theo mùi hôi mẹ đừng chủ quan nhé
Khi dịch âm đạo có màu vàng, hơi ngả xanh kèm theo mùi hôi mẹ đừng chủ quan nhé

3.1.4. Sốt cao

Sốt cao là tình trạng cực kỳ nguy hiểm với sức khỏe cả mẹ và bé. Đặc biệt, khi sốt kèm theo các triệu chứng như phát ban, đau khớp,… mẹ cần tới bệnh viện kiểm tra ngay. Nguyên nhân có thể do nhiễm vi trùng, virus như toxoplasma, cytomegalovirus, parvovirus,… dẫn tới thai yếu 3 tháng đầu, tăng nguy cơ sinh non, sảy thai và dị tật bẩm sinh cho em bé.

Để hiểu rõ hơn về những loại virus trên, mẹ có thể đọc thêm tại: TORCH – Các nhiễm trùng từ mẹ có thể gây nguy hiểm cho thai nhi 

Dấu hiệu thai yếu 3 tháng đầu bao gồm sốt cao khi mang thai
Dấu hiệu thai yếu 3 tháng đầu bao gồm sốt cao khi mang thai

3.1.5. Mất cảm giác căng vú

Sự thay đổi nội tiết tố khi mang thai khiến ngực mẹ bầu bị căng tức, thâm quầng và nhạy cảm hơn bình thường. Là những vấn đề thường gặp, thế nhưng điều này cũng gây cho mẹ không ít khó chịu phải không nào? 

Tuy nhiên, nếu những hiện tượng trên bỗng nhiên mất đi, điều này chứng tỏ em bé của mẹ đang không ổn chút nào. Bé có dấu hiệu của thai yếu 3 tháng đầu. Do vậy, mẹ nên chú ý theo dõi, tới các cơ sở y tế để được đảm bảo an toàn cho thai nhi.

Nếu mẹ đột ngột mất cảm giác căng vú, bé có thể đang gặp phải tình trạng thai yếu 3 tháng đầu
Nếu mẹ đột ngột mất cảm giác căng vú, bé có thể đang gặp phải tình trạng thai yếu 3 tháng đầu

3.1.6. Ra sữa non sớm

Thông thường, mẹ có thể tiết sữa non sớm từ tháng thứ 5 của thai kỳ. Tuy nhiên, nếu mẹ tiết sữa non sớm từ 3 tháng đầu, kèm theo xuất huyết âm đạo, đau bụng thì đây là dấu hiệu rất nguy hiểm; phản ánh vấn đề ở chức năng nhau thai cũng như sự phát triển của em bé trong bụng, tiềm ẩn nguy cơ thai yếu 3 tháng đầu, sảy thai, thai chết lưu.

Ra sữa non sớm là một dấu hiệu thai yếu 3 tháng đầu
Ra sữa non sớm là một dấu hiệu thai yếu 3 tháng đầu

3.1.7. Đi tiểu quá ít

Trong tam cá nguyệt đầu tiên, mẹ bầu sẽ liên tục buồn tiểu, việc này hết sức bình thường bởi sự phát triển của thai nhi khiến bàng quang lúc nào cũng căng cứng. 

Vì thế, nếu cả ngày mẹ không đi tiểu hoặc đi quá ít, em bé của mẹ đang có nguy cơ mắc thai yếu 3 tháng đầu rồi đó. Cùng với chứng nóng ruột và đau buốt khi đi tiểu, mẹ cần phải đến các cơ sở chuyên khoa để khám ngay, vì rất có thể mẹ đã bị nhiễm trùng đường tiết niệu.

Thai yếu 3 tháng đầu biểu hiện khi mẹ đi tiểu quá ít
Thai yếu 3 tháng đầu biểu hiện khi mẹ đi tiểu quá ít

3.1.8. Đau đầu dữ dội cảnh báo thai yếu 3 tháng đầu

Đau đầu, mệt mỏi là hiện tượng phổ biến ở mẹ bầu khi mang thai. Trên thực tế, trong 3 tháng đầu thai kỳ, đau đầu xảy ra như một phản ứng trước những sự thay đổi của cơ thể mẹ: nồng độ các hormone biến đổi mạnh mẽ dẫn tới triệu chứng căng cơ, thay đổi vóc dáng, ngoại hình, sự lưu thông máu.

Tuy nhiên, đau đầu dữ dội là nguy cơ của các bệnh nguy hiểm, đặc biệt là tiền sản giật. Đây cũng là dấu hiệu dễ dàng nhận biết của thai yếu 3 tháng đầu. 

Đau đầu dữ dội cảnh báo thai yếu 3 tháng đầu
Đau đầu dữ dội cảnh báo thai yếu 3 tháng đầu

3.1.9. Chuột rút quá mức

Trong quá trình mang thai, mẹ bầu thường gặp phải tình trạng chuột rút, gây ra các cơn đau nhức cho mẹ, đặc biệt trong ba tháng đầu tiên của thai kỳ. Tuy nhiên, nếu mẹ đau nặng và dai dẳng, kèm theo dấu hiệu sưng đỏ ở chân, thân nhiệt tăng nhanh, mẹ nên đến gặp bác sĩ để được chữa trị kịp thời. Hiện tượng này xảy ra khi thai yếu 3 tháng đầu, mẹ hết sức lưu ý nhé.

Khi chuột rút dữ dội và dai dẳng, mẹ nên tới bệnh viện để có sự can thiệp kịp thời của các bác sĩ
Khi chuột rút dữ dội và dai dẳng, mẹ nên tới bệnh viện để có sự can thiệp kịp thời của các bác sĩ

3.1.10. Đau lưng dữ dội

Đau lưng là một trong những triệu chứng phổ biến khiến mẹ bầu cảm thấy khó chịu khi mang thai. Nguyên nhân là do thai nhi phát triển, tạo ra lực trên vùng cột sống và lưng dưới.

Nếu cơn đau bắt nguồn từ phía trước cơ thể và tiến dần về phía lưng, đây là dấu hiệu đáng nghi ngờ của thai yếu 3 tháng đầu đó mẹ. Mẹ bầu cần tìm đến bác sĩ khi nhận thấy dấu hiệu bất thường này nhé.

Cơn đau lưng bắt nguồn từ phía trước cơ thể và tiến dần về phía lưng là dấu hiệu cảnh báo thai yếu
Cơn đau lưng bắt nguồn từ phía trước cơ thể và tiến dần về phía lưng là dấu hiệu cảnh báo thai yếu

3.1.11. Ngừng ốm nghén đột ngột

Với đa số mẹ bầu thì triệu chứng ốm nghén khi mang thai thường bắt đầu sớm nhất từ tuần thứ 4 – 6 của thai kỳ và sẽ thuyên giảm sau ba tháng đầu hoặc có thể sớm hơn mà không ảnh hưởng đến thai nhi. 

Tuy nhiên, ở nhiều mẹ bầu, hiện tượng ngừng ốm nghén đột ngột có thể do nồng độ hCG (hormone có vai trò kích hoạt các tế bào mầm của bào thai phát triển và trưởng thành) thấp, là dấu hiệu cảnh báo thai yếu 3 tháng đầu, tiềm ẩn nguy cơ sảy thai cao.

Ngừng ốm nghén đột ngột - dấu hiệu của thai yếu 3 tháng đầu
Ngừng ốm nghén đột ngột – dấu hiệu của thai yếu 3 tháng đầu

3.1.12. Mức hCG thấp

hCG là nội tiết tố do nhau thai sản xuất trong thời kỳ mang thai. Nồng độ hCG sẽ dao động trong suốt tam cá nguyệt và đạt cao nhất trong tuần 9 – 16 của thai kỳ.

Mức hCG sẽ khác nhau ở mỗi mẹ bầu. Tuy nhiên, sảy thai, không có phôi thai (trứng trống), mang thai ngoài tử cung cũng khiến mức độ hCG thấp, do đó đây là dấu hiệu thai yếu 3 tháng đầu rất nguy hiểm.

3.1.13. Tăng cân ít hoặc quá nhanh

Dấu hiệu thai yếu 3 tháng đầu còn thể hiện thông qua việc tăng cân của mẹ nữa. Trong 3 tháng này, mẹ tăng cân quá ít cũng khiến bé chậm tăng trưởng và dễ mắc các dị tật bẩm sinh. Còn tăng cân quá nhanh lại gây ra những bất thường về tim ở bé, có thể dẫn tới tình trạng thai chết lưu. Vì vậy, mẹ nên có chế độ ăn uống khoa học để có thể giữ thai phát triển tốt nhất.

Để xác định được mức tăng cân hợp lý, mẹ tham khảo bài viết sau đây nhé: Mẹ bầu 3 tháng đầu tăng bao nhiêu cân cho hợp lý? (mamamy.vn)

Tăng cân hợp lý là biện pháp giữ thai trong 3 tháng đầu hiệu quả
Tăng cân hợp lý là biện pháp giữ thai trong 3 tháng đầu hiệu quả

3.1.14. Tiểu buốt, đau khi đi tiểu cũng là dấu hiệu đáng ngờ của thai yếu 3 tháng đầu

Đau khi đi tiểu, tiểu buốt là những dấu hiệu viêm đường tiết niệu, viêm bàng quang mà mẹ bầu có thể mắc phải. Điều này đồng nghĩa với việc tăng nguy cơ chuyển dạ sớm hoặc sinh non, lưu thai,… Chính vì vậy, mẹ cần giữ vệ sinh sạch sẽ bộ phận sinh dục, gặp bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn về việc dùng thuốc điều trị.

3.1.15. Không đạt bề cao tử cung

Bề cao của tử cung trong thai kỳ là yếu tố giúp đánh giá thai nhi có phát triển bình thường hay không. Trường hợp bề cao tử cung không đạt (ngắn hơn 3cm so với tiêu chuẩn của tuổi thai) chứng tỏ mẹ đang mang thai nhỏ. Điều này cho thấy thai nhi đang không phát triển đúng chuẩn cũng như trở thành dấu hiệu thai yếu 3 tháng đầu mà mẹ bầu cần lưu tâm.

Bác sĩ sẽ dùng thước dây đo khoảng cách từ xương mu đến đỉnh tử cung để biết được chiều cao của cổ tử cung
Bác sĩ sẽ dùng thước dây đo khoảng cách từ xương mu đến đỉnh tử cung để biết được chiều cao của cổ tử cung

3.2. Dấu hiệu thai yếu 3 tháng đầu ở thai nhi

3.2.1. Tim thai đập yếu hoặc không có tim thai

Tim là cơ quan phát triển sớm nhất của thai nhi, từ tuần thứ 5 của thai kỳ, Tim thai đã bắt đầu đập nên mẹ đã có thể lắng nghe được nhịp tim của bé trong các buổi khám thai định kỳ. 

Khi tim thai yếu hay không đập, mẹ cần nhanh chóng đến bệnh viện kiểm tra vì đây là dấu hiệu cho thấy bé đang gặp nguy hiểm. Theo các chuyên gia, mẹ nên đặc biệt lưu ý hơn trong trường hợp tim thai yếu bởi đó là dấu hiệu thai yếu 3 tháng đầu, dẫn đến suy thai, nguy hiểm hơn là thai chết lưu.

Tim thai đập yếu hoặc không có tim thai là dấu hiệu thai yếu 3 tháng đầu
Tim thai đập yếu hoặc không có tim thai là dấu hiệu thai yếu 3 tháng đầu

3.2.2. Thai nhi phát triển chậm trong tử cung (IUGR)

Mẹ bầu gặp phải tình trạng thai nhi chậm phát triển trong tử cung (IUGR) sẽ có các triệu chứng như khó thở, lượng đường trong máu tăng, nhiệt độ cơ thể,… Thai chậm phát triển cũng là dấu hiệu thai yếu 3 tháng đầu rõ ràng.

Nguyên nhân có thể đến từ những bất thường của nhau thai, ngăn cản bé nhận chất dinh dưỡng cần thiết. Ngoài ra còn một số vấn đề khác liên quan đến thận, thiếu máu và mẹ bầu bị đái tháo đường thai kỳ.

3.2.3. Nhau thai thay đổi vị trí

Tình trạng nhau thai đổi vị trí cũng là một trong những dấu hiệu cảnh báo tình trạng thai yếu 3 tháng đầu. Nếu nhau thai bong khỏi tử cung sớm sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến thai nhi. Do vậy, mẹ bầu cần khám sức khỏe định kỳ để kiểm tra vị trí của nhau thai.

4. Nguyên nhân của hiện tượng thai yếu 3 tháng đầu

Vậy nguyên nhân nào dẫn tới hiện tượng thai yếu 3 tháng đầu? Dưới đây Góc của mẹ sẽ đưa ra những nguyên nhân điển hình để giúp mẹ kịp thời dừng các hoạt động có hại cho bé nhé: 

  • Mẹ nghén quá mức nên ăn uống không đầy đủ từ đó ảnh hưởng tới sức khoẻ cả mẹ và bé.
  • Mẹ có tiền căn bệnh về tử cung như: viêm nhiễm cổ tử cung, u tử cung, tử cung co rút khác thường hoặc ung thư cổ tử cung.
  • Mẹ không có chế độ dinh dưỡng và nghỉ ngơi hợp lý.
  • Mẹ mắc một số bệnh như suy tim, bệnh thận mãn tính, mất cân bằng nội tiết…
  • Mẹ tham gia những môn thể thao có nguy cơ ngã hoặc va đập cao, làm việc quá sức, đi đứng bất cẩn té ngã gây rò thai hoặc động thai.
Hoạt động mạnh là nguyên nhân gây ra hiện tượng thai yếu 3 tháng đầu
Hoạt động mạnh là nguyên nhân gây ra hiện tượng thai yếu 3 tháng đầu

5. Mẹ bầu cần làm gì khi có những dấu hiệu thai yếu?

5.1. Mẹ bầu nên tránh tâm lý căng thẳng, lo lắng

Tâm lý căng thẳng, lo âu cũng là một trong những nguyên nhân gây ra hiện tượng thai yếu 3 tháng đầu. Tâm trạng của mẹ bầu có ảnh hưởng trực tiếp đến thai nhi. Vì vậy, mẹ cần cố gắng giữ bình tĩnh và hãy suy nghĩ tích cực lên mẹ nhé. Khi mẹ thoải mái, yêu đời, sức khỏe của mẹ sẽ tốt hơn, hỗ trợ tối đa cho sự phát triển của thai nhi. Chắc chắn bé sinh ra sẽ khỏe mạnh.

Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng, nếu mẹ bị suy sụp tinh thần, khả năng cao bé sẽ không có đủ chất dinh dưỡng để phát triển, nhất là phát triển não.
Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng, nếu mẹ bị suy sụp tinh thần, khả năng cao bé sẽ không có đủ chất dinh dưỡng để phát triển, nhất là phát triển não.

Từ đó, mẹ có thể hiểu rằng: tâm lý lo lắng và căng thẳng của mẹ sẽ ảnh hưởng xấu tới bé, dẫn tới hiện tượng thai yếu 3 tháng đầu đồng thời tăng nguy cơ sảy thai, sinh non… Điều mẹ cần làm bây giờ là:

  • Chỉ đọc thông tin uy tín: Các thông tin tràn lan trên mạng thường có nội dung không chính xác, điều này có thể khiến mẹ lo lắng và hoang mang hơn. Mẹ nên lựa chọn những website uy tín về mẹ và bé để tìm hiểu thông tin nhé.
  • Tin tưởng vào bác sĩ: Bác sĩ là người có chuyên môn và kinh nghiệm nên lời khuyên của bác sĩ là đáng lưu tâm nhất.

5.2. Đi khám thai theo chỉ định của bác sĩ trong 3 tháng đầu

Khám thai định kỳ giúp mẹ sớm phát hiện thai yếu 3 tháng đầu 
Khám thai định kỳ giúp mẹ sớm phát hiện thai yếu 3 tháng đầu

Ở mỗi giai đoạn của thai kỳ, thai nhi sẽ có sự phát triển kèm theo những thay đổi không giống nhau. Khám thai định giúp bác sĩ kịp thời phát hiện các bệnh tiềm ẩn của thai nhi như thai yếu 3 tháng đầu, dị tật bẩm sinh,… đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé.

Theo lời khuyên của bác sĩ, mẹ bầu cần phải khám thai 8 lần vào 3 tháng đầu, 3 tháng giữa và 3 tháng cuối, bài viết sau đây sẽ cụ thể hơn, mẹ nên tham khảo nhé: 10 mốc khám thai quan trọng mẹ cần ghi nhớ. 

Làm thế nào để giữ thai trong 3 tháng đầu?
Làm thế nào để giữ thai trong 3 tháng đầu?

5.3. Chế độ ăn uống hợp lý là cách giữ thai trong 3 tháng đầu hiệu quả

Chế độ ăn uống có ảnh hưởng rất nhiều tới sức khỏe của thai nhi. Trong suốt thai kỳ, mẹ nên ăn các loại thực phẩm giàu sắt; ăn nhiều rau xanh; hoa quả; bổ sung các thực phẩm giàu đạm,… Để thiết lập một thực đơn giàu chất dinh dưỡng, mẹ đọc thêm bài viết sau đây nhé Mẹ bầu 3 tháng đầu nên ăn gì cho con khỏe mạnh  – Mamamy

Bên cạnh việc ăn uống đầy đủ dưỡng chất, mẹ cũng nên kiêng các loại thực phẩm chứa chất kích thích, đồ ăn cay nóng và những thực phẩm gây co bóp tử cung, cụ thể tại Mẹ bầu 3 tháng đầu không nên ăn gì? Nguyên tắc ăn cho mẹ – Mamamy.

Mẹ nên ăn nhiều hoa quả chứa vitamin C và các dưỡng chất cần thiết khác như folate, tinh bột, chất xơ,...
Mẹ nên ăn nhiều hoa quả chứa vitamin C và các dưỡng chất cần thiết khác như folate, tinh bột, chất xơ,…

Ngoài việc nghiên cứu kỹ chế độ ăn của mẹ thì trong giai đoạn đầu của thai kỳ, nhiều bố mẹ cũng đã cân nhắc đến việc đặt tên, nhất là tên tiếng Anh hay cho bé gái, bé trai. Để chọn được tên đẹp nước ngoài phù hợp cho bé, mời bố mẹ tham khảo các bài viết gợi ý đặt tên con của Góc của mẹ nhé

5.4. Xây dựng chế độ sinh hoạt trong 3 tháng đầu

Bên cạnh chế độ ăn uống phù hợp, đầy đủ dinh dưỡng, mẹ bầu cũng cần xây dựng chế độ sinh hoạt khoa học để đảm bảo sức khỏe, phòng tránh hiện tượng thai yếu trong 3 tháng đầu và các bệnh lý nguy hiểm khác.

Mẹ không nên mặc đồ quá chật, nên ngủ đủ giấc, tập thể dục đều đặn, uống nhiều nước và ăn nhiều trái cây tươi, sắp xếp thời gian để được nghỉ ngơi và thư giãn nhiều hơn,… Mẹ cũng cần giữ gìn vệ sinh vùng kín cẩn thận với những sản phẩm lành tính từ thiên nhiên để tránh gây khó chịu, hạn chế ảnh hưởng tới sức khỏe của cả mẹ và bé. Mẹ tham khảo sản phẩm Dung dịch vệ sinh của Mamamy với thành phần an toàn, lành tính, phù hợp với cơ thể nhạy cảm của mẹ bầu.

Dung dịch vệ sinh Mamamy giúp kháng viêm, kháng khuẩn, khử mùi đồng thời giữ ổn định độ pH lý tưởng nhất cho vùng kín, an toàn cả mẹ bầu.
Dung dịch vệ sinh Mamamy giúp kháng viêm, kháng khuẩn, khử mùi đồng thời giữ ổn định độ pH lý tưởng nhất cho vùng kín, an toàn cả mẹ bầu.

Với các thông tin trên, hy vọng mẹ đã có câu trả lời cho thắc mắc “Thai yếu 3 tháng đầu có nguy hiểm không, biểu hiện và nguyên nhân của nó như thế nào?” Nếu gặp phải những dấu hiệu bất thường, mẹ nên chủ động tới bệnh viện kiểm tra để đảm bảo sức khỏe của 2 mẹ con. Góc của mẹ chúc mẹ bầu có thật nhiều sức khỏe sẵn sàng bước vào những tuần thai kế tiếp. Nếu còn thắc mắc gì, mẹ hãy bình luận xuống dưới mẹ nhé!

Mẹ Bình luận tại đây nhé

Hãy là người đầu tiên nhận xét “Thai yếu 3 tháng đầu có nguy hiểm không: Dấu Hiệu Và Nguyên Nhân”

Mẹ ghi lại email để Mamamy gửi những ưu đãi đặc biệt và các tips hữu ích nhé. Email của mẹ sẽ không hiển thị công khai đâu

Bài viết cùng chủ đề

Germomvit là gì? Uống Germomvit có tốt không? Có mẹ nhé
Germomvit là gì? Uống Germomvit có tốt không? Có mẹ nhé
Germomvit là một sản phẩm vitamin tổng hợp dành riêng cho phụ nữ mang thai, cung cấp các vitamin và khoáng chất quan trọng, hỗ trợ cho một thai kỳ khỏe mạnh và sự phát triển toàn diện của thai nhi. Trong bài viết này, hãy cùng Góc của mẹ tìm hiểu về lợi ích, […]
Canxi Ostelin bầu: uống sao cho tốt? Mẹ cần lưu ý gì?
Canxi Ostelin bầu: uống sao cho tốt? Mẹ cần lưu ý gì?
Thời kỳ mang thai là giai đoạn đặc biệt quan trọng trong sự phát tri của thai nhi và sức khỏe của người mẹ. Nhu cầu dinh dưỡng tăng cao, đặc biệt là nhu cầu về canxi, vitamin và khoáng chất để hỗ trợ quá trình tăng trưởng của thai nhi và duy trì sức […]
Bổ sung axit folic cho bà bầu 3 tháng đầu sao cho đúng và đủ
Bổ sung axit folic cho bà bầu 3 tháng đầu sao cho đúng và đủ
Trong trong 3 tháng đầu, việc cung cấp đầy đủ axit folic là vô cùng quan trọng để tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển của thai nhi và đảm bảo một thai kỳ khỏe mạnh. Nếu mẹ đang chưa biết Bổ sung axit folic cho bà bầu 3 tháng đầu sao cho […]
Cách bổ sung axit folic cho bà bầu an toàn, hiệu quả
Cách bổ sung axit folic cho bà bầu an toàn, hiệu quả
Axit folic là một loại vitamin cực kỳ quan trọng cho sức khỏe của mẹ và sự phát triển của thai nhi. Khi mẹ bổ sung đủ lượng axit folic, vitamin này sẽ đóng vai trò thiết yếu trong hình thành và phát triển hệ thống thần kinh của em bé, đồng thời góp phần […]
Uống Prenatal có cần uống thêm sắt và canxi không? Có mẹ nhé
Uống Prenatal có cần uống thêm sắt và canxi không? Có mẹ nhé
Prenatal là loại vitamin tổng hợp, được thiết kế đặc biệt để bổ sung các dưỡng chất quan trọng cho mẹ bầu và thai nhi trong suốt thai kỳ. Nếu mẹ đang băn khoăn không biết uống Prenatal có cần uống thêm sắt và canxi không? thì hãy tham khảo chia sẻ từ Góc của […]
Mách mẹ cách chọn vitamin tổng hợp cho bà bầu 3 tháng cuối
Mách mẹ cách chọn vitamin tổng hợp cho bà bầu 3 tháng cuối
3 tháng cuối thai kỳ là khoảng thời gian cần đặc biệt chú trọng đến chế độ dinh dưỡng để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé. Bên cạnh thực phẩm, việc bổ sung vitamin tổng hợp là vô cùng cần thiết. Vitamin tổng hợp cho bà bầu 3 tháng cuối cung cấp […]
Giỏ hàng 0