Lịch sử tìm kiếm
Tìm trong góc của mẹ
Tìm kiếm phổ biến

5 cách rửa hút mũi cho trẻ sơ sinh mẹ nào cũng làm được!

Cơ thể bé còn non yếu và sức đề kháng kém nên rất dễ gặp các vấn đề về đường hô hấp, gây ngạt mũi, sổ mũi, khó thở và viêm mũi nhẹ. Nếu con gặp tình trạng này, mẹ hãy áp dụng 5 cách rửa hút mũi cho trẻ sơ sinh dưới đây để đảm bảo vệ sinh sạch mũi cho bé, rửa trôi dịch mũi và tránh nhiễm khuẩn mũi mẹ nhé!

Cách rửa hút mũi cho trẻ sơ sinh hiệu quả
Cách rửa hút mũi cho trẻ sơ sinh hiệu quả

1. 2 cách rửa mũi cho bé bằng dung dịch

Khi bé có dấu hiệu sổ mũi, ngạt mũi, viêm mũi nhẹ, dịch nhầy lỏng có màu trắng, hoặc xanh, mẹ rửa mũi cho bé bằng nước muối hoặc dung dịch dạng xịt để giúp con thoải mái, thông thoáng đường thở và hô hấp dễ dàng hơn.

1.1. Rửa mũi cho bé bằng nước muối sinh lý

Cơ chế chung của các loại nước muối rửa mũi cho bé là làm loãng dịch nhầy mũi và tạo dòng chảy cuốn trôi chúng ra ngoài. Mẹ yên tâm vì nước muối sinh lý rất an toàn và lành tính đối với trẻ, kể cả trẻ sơ sinh từ 0 tháng tuổi.

  • Ưu điểm: dễ tìm mua, giá thành hợp lý (trung bình dưới 50.000 đồng), dễ thực hiện ngay tại nhà. 
  • Nhược điểm: hiệu quả thấp với bé nghẹt mũi nặng, nhiều dịch nhầy, đặc. Mẹ chỉ nên áp dụng phương pháp này với bé sổ mũi nhe, dịch nhầy lỏng thôi nhé. 
Dung dịch nước muối giúp làm mềm, loãng dịch mũi
Dung dịch nước muối giúp làm mềm, loãng dịch mũi sẽ là cách rửa hút mũi cho trẻ sơ sinh hiệu quả

1 – Chuẩn bị

  • Dung dịch nước muối chuyên dụng: mẹ chọn một trong hai loại nước muối dưới đây: 
  • Nước muối sinh lý: Nước muối sinh lý – cái tên quá quen thuộc rồi mẹ nhỉ. Dung dịch muối sinh lý được tạo nên từ hai thành phần: nước và muối Natri Clorua (NaCl). Mẹ dễ dàng tìm mua dung dịch nước muối sinh lý tại các nhà thuốc trên toàn quốc và sử dụng trong các trường hợp con bị sổ mũi, nghẹt mũi nhẹ, thở khò khè. 
  • Nước muối ưu trương: nước muối ưu trương có thêm thành phần Natri Hyaluronate – chất dưỡng ẩm tự nhiên có trong niêm mạc mũi, Natri Hyaluronate tạo lớp nhầy bao bọc và ức chế vi khuẩn phát triển, giúp tăng hiệu quả khi rửa mũi. Để hạn chế hiện tượng xót rát, kích ứng khi rửa mũi cho bé, mẹ nên chọn muối ưu trương Nebial 3% tại các nhà thuốc trên toàn quốc. 
  • 2 – 3 khăn vải đa năng: Với bất kỳ phương pháp rửa, hút mũi nào, mẹ cũng nên chuẩn bị khăn vải đa năng được làm từ vật liệu cellulose, là chất liệu mềm mại nhất, để niêm mạc mũi mỏng manh và nhạy cảm của bé được vệ sinh sạch sẽ mà không bị xây xước, đau rát
Khăn vải đa năng mềm mại, dễ dàng vệ sinh mũi cho bé
Khăn vải đa năng mềm mại, dễ dàng vệ sinh mũi cho bé

2 – Cách thực hiện

  • Bước 1: Mẹ cho bé nằm trên giường và nghiêng đầu sang 1 bên bằng cách kê cao đầu của bé bằng khăn mỏng, lót thêm khăn ở cổ bé bởi trong quá trình rửa mũi, nước muối có thể chảy một ít ra ngoài. Mẹ lưu ý không nên kê cao đầu con, dễ làm nước muối chảy ngược, khiến con bị sặc.
  • Bước 2: Mẹ để đầu chai nước muối sát vào mũi bé và nhỏ 1 đến 2 giọt, chờ khoảng 1 – 2 phút để chất nhầy loãng ra. Sau đó dùng tăm bông hoặc khăn khô đã chuẩn bị từ trước để thấm hút chất dịch bên trong mũi.
  • Bước 3: Nếu nhận thấy dịch mũi vẫn còn ứ bên trong, mẹ tiếp tục nhỏ mũi tối đa 1 – 2 lần cho đến khi mũi bé thông thoáng. Mẹ lưu ý thực hiện nhẹ nhàng, không ngoáy hay đưa vào sâu bên trong để tránh ảnh hưởng và làm tổn thương niêm mạc mũi của bé. 
  • Bước 4: Cuối cùng, mẹ sử dụng khăn mềm lau bên ngoài lỗ mũi của bé thật sạch sẽ. 
Vệ sinh mũi sạch sẽ giúp con dễ chịu và thoải mái hơn rất nhiều
Cách rửa hút mũi cho trẻ sơ sinh đúng cách sẽ giúp con dễ chịu và thoải mái hơn rất nhiều

1.2. Rửa mũi cho bé bằng dung dịch dạng xịt

Nếu mẹ lo ngại rửa mũi bằng dung dịch nước muối sinh lý sẽ khiến con dễ bị sặc, không chịu hợp tác, mẹ chuyển sang sử dụng dịch dạng xịt nhé!

  • Ưu điểm: Dung dịch dạng xịt nhanh chóng giải quyết tình trạng ngạt mũi, sổ mũi và dễ thực hiện. Mẹ xịt với lượng vừa đủ theo hướng dẫn sẽ không làm nước bị chảy ngược, hạn chế tình trạng bé bị sặc. 
  • Nhược điểm: Phương pháp rửa này không hiệu quả cao nếu mũi bé có nhiều dịch nhầy, dịch nhầy đặc, hơn nữa, độ mạnh của vòi xịt rất dễ khiến con sợ. Vì vậy, khi mới sử dụng, mẹ nên ấn xịt vừa phải, không nên ấn nút bấm hết cỡ xuống mẹ nhé.
Rửa mũi cho bé bằng dung dịch dạng xịt
Rửa mũi cho bé bằng dung dịch dạng xịt

1 – Chuẩn bị

  • Dung dịch vệ sinh mũi dạng xịt: mẹ chọn một trong hai loại sau:
  • Chai xịt mũi theo chỉ dẫn của bác sĩ: trong một số dung dịch xịt mũi có chứa các thành phần không nên sử dụng cho bé như Xylometazolin, oxymetazolin, naphazolin hay kết hợp oxymetazolin với dexamethason (một corticoid), gây co mạch. Nếu mẹ tự ý sử dụng sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của con đó ạ!
  • Nước muối sinh lý dạng xịt: trong trường hợp mẹ chưa cho bé đi khám, mẹ dùng nước muối sinh lý dạng xịt để vệ sinh cũng được nhé.   
  • 2 – 3 khăn khô đa năng

2 – Hướng dẫn: Mẹ thực hiện các bước tương tự như cách vệ sinh bằng nước muối sinh lý. Tuy nhiên, thay vì nhỏ mũi bằng nước muối, mẹ xịt dung dịch vào mũi để rửa mũi cho con. 

Lưu ý cho mẹ: Nếu mẹ đã áp dụng 2 cách rửa hút mũi cho trẻ sơ sinh trên nhưng không sạch hoàn toàn dịch nhầy trong mũi con, tình trạng của bé không cải thiện, thậm chí nặng hơn, mẹ nên tham khảo ý kiến của bác sĩ. Sau đó, áp dụng các cách rửa mũi bằng dụng cụ, thiết bị chuyên dùng mẹ nhé!

Sử dụng các dụng cụ cơ học để hút dịch mũi cho bé
Sử dụng các dụng cụ cơ học để hút dịch mũi cho bé

2. 2 cách rửa hút mũi cho trẻ sơ sinh bằng dụng cụ cơ học 

Đối với bé bị nhiễm khuẩn hô hấp trên, ho có đờm, dịch nhầy trong mũi đặc quánh, sử dụng phương pháp hút mũi bằng dung dịch nước muối sẽ không hiệu quả. Thay vào đó, mẹ sử dụng các dụng cụ cơ học để lấy dịch đờm ra khỏi khoang mũi miệng bé giúp thông thoáng đường thở, bé dễ hô hấp hơn. 

  • Ưu điểm: Dụng cụ cơ học có giá thành hợp lý, có tác dụng thông thoáng đường hô hấp, loại bỏ dịch mũi, đờm dãi dễ dàng.
  • Nhược điểm: Mẹ có thấy dụng cụ cơ học rất khó kiểm soát lực hút không ạ. Lực hút quá yếu, sẽ không hút được dịch mũi, ngược lại, lực hút quá mạnh, sẽ làm tổn thương khoang mũi của bé. Ngoài ra, một số dụng cụ hút mũi dây vừa gây khó khăn cho mẹ, vừa không hiệu quả vì bé thường xuyên huơ tay, chạm vào dây hút trong quá trình vệ sinh. .

2.1. Rửa hút mũi cho trẻ sơ sinh bằng dụng cụ chữ U

Dụng cụ hút mũi chữ U có thiết kế tương đối đơn giản, giá thành rẻ, mẹ cũng dễ dàng điều chỉnh lực hút mạnh hoặc nhẹ, tránh làm tổn thương bé. Để hiểu hơn về nguyên tắc hoạt động cũng như cách thực hiện, mẹ đừng bỏ qua thông tin dưới đây nhé!

1 – Cấu tạo và nguyên tắc hoạt động 

  • Cấu tạo: Dụng cụ hút mũi chữ U gồm 3 phần: 1 đầu nhỏ để đưa vào mũi của bé, 1 bầu đựng chất dịch chảy ra và 1 đầu khác có dạng dẹt hoặc ống thẳng để mẹ dùng miệng tạo lực hút khi vệ sinh mũi cho bé.
  • Nguyên tắc hoạt động: Dụng cụ sử dụng lực hút của miệng thông qua ống để hút dịch, chất nhầy trong mũi bé ra ngoài. Đây là phương pháp được mô phỏng dựa trên thói quen dùng miệng hút dịch mũi của mẹ nhưng an toàn hơn, giảm nguy cơ lây nhiễm chéo từ miệng của mẹ sang bé.
Hút dịch mũi bằng dụng cụ chữ U
Hút dịch mũi bằng dụng cụ chữ U

2  – Chuẩn bị

  • Dụng cụ hút mũi chữ U: Mẹ mua tại các cửa hàng mẹ và bé với mức giá khoảng khoảng 100.000 – 300.000 đồng. Một số thương hiệu uy tín được mẹ bỉm tin dùng có thể kể đến như dụng cụ hút mũi dây Silicone mềm Simba S1514, dụng cụ hút mũi Kuku…
  • 2 – 3 khăn khô đa năng.
  • 1 chai nước muối sinh lý hoặc dung dịch dạng xịt theo chỉ định của bác sĩ.

3 – Hướng dẫn

  • Bước 1: Mẹ làm ẩm niêm mạc mũi với nước muối sinh lý hoặc dung dịch xịt mũi theo chỉ định của bác sĩ.
  • Bước 2: Để đầu vòi lớn của dụng cụ vào trước mũi của trẻ, đầu thon sẽ được nối với ống để đựng chất nhầy. Sử dụng khăn mềm lót dưới cằm bé để ngăn ngừa dịch mũi, dãi chảy xuống cổ bé gây khó chịu, ẩm ướt.
  • Bước 3: Đặt đầu thon vào miệng và hút để tạo lực đẩy chất nhầy trong mũi bé ra ngoài. Chốt chặn sẽ giúp dịch nhầy lưu lại trong ống, mẹ không cần lo lắng sẽ hút phải chất nhầy vào miệng trong quá trình vệ sinh nhé. 
  • Bước 4: Mẹ thực hiện hút tương tự với bên mũi còn lại. Sau khi hút xong, mẹ dùng khăn sạch lau mũi cho bé. 
  • Bước 5: Loại bỏ chất nhầy và làm sạch dụng cụ bằng nước muối sinh lý hoặc dung dịch sát khuẩn.
Dụng cụ hút mũi chữ U
Dụng cụ hút mũi chữ U

2.2. Sử dụng bóng hút mũi hoặc bình hút

Sử dụng bóng hút mũi hoặc bình hút là phương pháp được nhiều mẹ sử dụng bởi sự tiện lợi, dễ mua và dễ hút rửa. 

1 – Cấu tạo và nguyên tắc hoạt động

  • Cấu tạo: Bóng hút mũi có chất liệu cao su hoặc silicon, cấu tạo như hình phễu, gồm 2 phần: phần đầu hình phễu tiếp xúc với mũi của bé và phần thân hình tròn có tác dụng bơm lực giúp lấy dịch từ mũi ra ngoài.
  • Nguyên tắc hoạt động: Tính đàn hồi cao của bóng khi được bóp dẹt tạo lực hút và có tác dụng đựng dịch mũi sau khi hút. 
Hút dịch mũi cho bé bằng bóng hút mũi hoặc bình hút
Hút dịch mũi cho bé bằng bóng hút mũi hoặc bình hút

2 – Chuẩn bị 

  • Bóng hút mũi hoặc bình hút: Mẹ dễ dàng tìm mua ở ở nhà thuốc, siêu thị, bệnh viện với giá dao động từ 100.000 – 300.000 đồng. Mẹ tham khảo một số thương hiệu như: Aspirado, Chicco…
  • 2 – 3 chiếc khăn khô đa năng 
  • 1 chai nước muối sinh lý hoặc dung dịch vệ sinh mũi dạng xịt theo chỉ dẫn của bác sĩ

3 – Hướng dẫn 

  • Bước 1: Mẹ làm ẩm niêm mạc mũi cho bé với nước muối sinh lý hoặc dung dịch xịt mũi theo chỉ định của bác sĩ. 
  • Bước 2: Dùng tay thuận bóp không khí ra khỏi bầu hút và giữ nguyên tư thế tay.
  • Bước 3: Nhẹ nhàng đặt đầu hút vào lỗ mũi của bé và đặt một chiếc khăn khô đa năng dưới cằm bé để tránh dịch mũi chảy xuống cổ bé.
  • Bước 4: Mẹ thả từ từ bầu hút ra để không khí tràn vào, giúp hút chất nhầy từ mũi vào bầu hút.
  • Bước 5: Lấy bóng ra khỏi mũi bé, vắt chất nhầy ở trong bầu chứa.
  • Bước 6: Mẹ thực hiện tương tự các bước trên để hút lỗ mũi còn lại.
  • Bước 7: Nhẹ nhàng lau sạch chất nhầy quanh mũi bé bằng khăn khô đã chuẩn bị từ trước để tránh kích ứng.
Rửa hút mũi cho bé bằng bóng hút
Rửa hút mũi cho bé bằng bóng hút

3. Cách rửa hút mũi cho trẻ sơ sinh bằng máy hút 

Máy hút mũi là dụng cụ hút mũi hiện đại nhất, hoạt động bằng pin hoặc điện. Mẹ chỉ việc đưa đầu hút vào mũi bé, bấm nút, máy sẽ tự động hút dịch mũi vào khoang đựng. Bên cạnh đó, máy hút mũi không làm con sặc, chảy ngược nước mũi như khi dùng các dụng cụ cơ học.

Vệ sinh mũi cho bé bằng máy hút mũi
Vệ sinh mũi cho bé bằng máy hút mũi

1 – Cấu tạo và nguyên tắc hoạt động

  • Cấu tạo: Thông thường máy hút mũi được cấu tạo bởi 3 phần: nguồn (pin hoặc nguồn cắm điện); van một chiều để lọc không khí, đồng thời ngăn dịch nhầy chảy ngược lên ống; dây hút dài tháo rời cực dễ dàng vệ sinh. Một số máy hút mũi chạy bằng điện có thêm nút điều chỉnh áp lực.
  • Nguyên tắc hoạt động: Nguyên tắc hoạt động của máy rửa mũi tương tự như khi sử dụng máy hút bụi thông thường. Máy có sẵn động cơ có tác dụng hút, khi mẹ đặt đầu nhỏ vào mũi bé, máy sẽ hút những dịch này vào khoang chứa, làm sạch mũi của con chỉ trong 2 phút. 

2 – Chuẩn bị

  • 1 máy hút mũi: Với bé dưới 1 tuổi, mẹ chỉ chọn máy có lực hút nhẹ để tránh làm tổn thương niêm mạc mũi của con. Những dòng máy có nút điều chỉnh áp lực sẽ giúp mẹ dễ dàng thao tác hút dịch nhầy cho bé. Một số thương hiệu máy hút mũi uy tín mẹ nên tham khảo như: Little Martin, Yuwel…
  • 2 khăn vải khô đa năng
  • 1 chai nước muối sinh lý hoặc dung dịch xịt mũi theo chỉ định của bác sĩ
Hút mũi bằng máy hút
Mẹ nên dùng máy hút mũi để rửa hút mũi cho trẻ sơ sinh sẽ dễ thực hiện hơn

3 – Hướng dẫn

  • Bước 1: Đặt bé nằm thẳng trên giường, đầu nghiêng sang bên trái nếu mẹ muốn hút mũi trái và ngược lại. 
  • Bước 2: Nhỏ 1-2 giọt nước muối sinh lý hoặc xịt dung dịch vệ sinh mũi vào mỗi bên mũi của bé để làm mềm, loãng dịch mũi, giúp mẹ dễ dàng hút ra ngoài hơn. 
  • Bước 3: Đặt đầu máy hút vào bên mũi trái của bé, ấn nút để máy hoạt động. Khoảng 30s -1 phút, dịch mũi sẽ được hút vào bể chứa của máy. 
  • Bước 4: Mẹ thực hiện các bước trên với bên mũi còn lại. 
  • Bước 5: Vệ sinh sạch sẽ mũi, miệng và mặt của bé bằng khăn khô đa năng.
Mũi con sẽ thông thoáng lại ngay sau khi hút thôi ạ
Mũi con sẽ thông thoáng lại ngay sau khi hút thôi ạ

4. Khi nào mẹ nên rửa hút mũi cho bé?

Niêm mạc vùng mũi của bé còn rất mỏng và dễ tổn thương, do đó mẹ không nên lạm dụng việc rửa, hút mũi gây khô rát mũi, làm mất cân bằng độ ẩm và tạo điều kiện cho vi khuẩn, virus tấn công và dẫn tới viêm nhiễm. Mẹ chỉ nên rửa, hút mũi cho con trong các trường hợp sau:

  • Bé dưới 2 tuổi không có khả năng tự hỉ mũi, khạc đờm. Nếu bé trên 2 tuổi, có thể tự ý thức và biết cách “bắt chước” hành động của người lớn, mẹ làm mẫu và hướng dẫn con để con hỉ mũi thường xuyên, tránh bụi bẩn mũi tích tụ gây khó thở. 
  • Bé gặp vấn đề hô hấp: ho có đờm, ngạt mũi, nhiễm khuẩn hô hấp trên, khó thở
  • Bé được bác sĩ chỉ định hút đờm và chất nhầy từ trong mũi ra.
Dạy bé tự hỉ mũi để đảm bảo vệ sinh mẹ nhé
Dạy bé tự hỉ mũi để đảm bảo vệ sinh mẹ nhé

5. 7 sai lầm thường gặp khi rửa hút mũi cho trẻ sơ sinh

Mặc dù các thao tác rửa mũi, vệ sinh mũi cho bé khá đơn giản nhưng nếu mẹ không thực hiện không đúng, niêm mạc mũi của bé rất dễ bị tổn thương, thậm chí dẫn tới viêm nhiễm. Dưới đây là một số sai lầm thường gặp trong cách rửa hút mũi cho trẻ sơ sinh, mẹ theo dõi để tránh mẹ nhé!

1 – Hút mũi cho bé bằng miệng: Mẹ thường xuyên có thói quen này vì nghĩ rằng có thể giúp lấy đờm ra khỏi mũi của bé một cách nhanh chóng mà không hề gây tổn thương  mũi con. Tuy nhiên, dùng miệng hút mũi có nguy cơ lây nhiễm vi khuẩn từ khoang miệng mẹ sang bé, làm tăng tình trạng nhiễm khuẩn của mũi.

2 – Dùng tay móc họng bé sau khi hút: Mẹ lầm tưởng rằng khi móc họng, bé sẽ ói ra đờm, tuy nhiên niêm mạc hầu họng của bé còn yếu, việc móc họng có thể làm tổn thương niêm mạc hầu họng cho con, gây sặc vào đường thở. Hơn nữa, việc này tạo điều kiện cho vi khuẩn lây nhiễm sang con, cực nguy hiểm mẹ ạ. 

3 – Rửa hút mũi quá thường xuyên: Mẹ không nên hút quá 2 – 3 lần/ngày, tránh làm mỏng thành mũi và tạo tổn thương cho niêm mạc mũi.

Chỉ rửa hút mũi cho con 2 - 3 lần 1 ngày thôi nhé
Chỉ rửa hút mũi cho con 2 – 3 lần 1 ngày thôi nhé

4 – Lạm dụng dung dịch rửa mũi: Mẹ tuân thủ theo tần suất và liều lượng sử dụng được nhà sản xuất khuyên dùng trên bao bì sản phẩm, tránh lạm dụng nước muối, dung dịch xịt mũi gây teo niêm mạc mũi, ảnh hưởng đến chức năng thở và khứu giác của con. 

5 – Không vệ sinh sạch sẽ các dụng cụ: Các dụng cụ hút mũi cần đảm bảo đã được vệ sinh sạch sẽ bằng nước rửa đồ dùng chuyên dụng cho bé trước và sau khi hút chất nhầy. 

Mẹ nên chọn nước rửa có thành phần thiên nhiên, lành tính, an toàn với bé như: chiết xuất ngô, rượu dừa, có chứa Decyl Glucoside làm giảm sức căng bề mặt nước, giúp loại bỏ bụi bẩn và dầu hiệu quả. Nếu có sẵn nước rửa bình sữa cho con, mẹ hãy tận dụng luôn để vệ sinh dụng cụ mẹ nhé. Nhờ thành phần làm sạch an toàn Alkyldiaminoethyglycine Hydrochloride Solution, nước rửa bình của một số thương hiệu nổi tiếng giúp làm sạch bẩn, sạch khuẩn, khử mùi hiệu quả và đảm bảo an toàn cho bé yêu. Chỉ cần vài giọt là đánh bay được tất cả chất bẩn, vi khuẩn mà không mất nhiều công sức, rất tiện lợi cho mẹ đó ạ.

Dung dịch rửa chuyên dụng cho bé, an toàn, sạch bẩn, sạch khuẩn
Dung dịch rửa chuyên dụng cho bé, an toàn, sạch bẩn, sạch khuẩn

6 – Sử dụng các loại khăn lau không phù hợp: Cũng giống như làn da, mũi bé rất nhạy cảm và dễ bị kích ứng với các thành phần hóa học có hại như huỳnh quang (tinopal), Paraben, Propylene Glycol, hương liệu hóa học…

Mẹ ưu tiên chọn sản phẩm khăn khô đa năng được sản xuất từ vải không dệt mềm mại, giúp mẹ vệ sinh mũi con sạch sẽ, không gây đau rát, trầy xước. Hơn nữa, sản phẩm khăn khô đa năng chất lượng cao được tiệt trùng từng tờ với công nghệ hiện đại, không chứa paraben, chất huỳnh quang và hương liệu hóa học. Vì thế, mẹ không cần lo lắng các hóa chất độc hại trong khăn khiến mũi con bị kích ứng đâu ạ.

Khăn khô đa năng là sự lựa chọn tuyệt vời cho mẹ
Khăn khô đa năng là sự lựa chọn tuyệt vời cho mẹ

7 – Không đưa bé đến cơ sở y tế khi tình trạng mũi không tiến triển: Nếu rửa hút đờm mũi trong 3 ngày mà bé vẫn khó thở, ngạt mũi, sổ mũi, mẹ cần đưa bé đến các cơ sở y tế để kiểm tra các bệnh lý về đường hô hấp khác như viêm phổi, viêm tiểu phế quản… từ đó có các biện pháp xử lý kịp thời.

Vệ sinh mũi cho bé là việc khá đơn giản, mẹ dễ dàng áp dụng 5 cách rửa hút mũi cho trẻ sơ sinh trong bài viết trên ngay tại nhà. Mũi thông thoáng sẽ giúp con dễ dàng hô hấp, con ăn uống hay ti sữa cũng ngon miệng hơn đó ạ. Nếu mẹ còn thắc mắc trong quá trình rửa hút mũi cho bé, để lại bình luận bên dưới để được giải đáp nhanh nhất mẹ nhé.

Mẹ Bình luận tại đây nhé

Thêm đánh giá

Mẹ ghi lại email để Mamamy gửi những ưu đãi đặc biệt và các tips hữu ích nhé. Email của mẹ sẽ không hiển thị công khai đâu

Bài viết cùng chủ đề

Cách vệ sinh mắt, mũi, miệng cho trẻ sơ sinh của mẹ thông thái
Cách vệ sinh mắt, mũi, miệng cho trẻ sơ sinh của mẹ thông thái
Xin chào góc của mẹ! Vậy là hành trình trở lại làm mẹ bỉm của mình được 5 tháng! Vui quá vì có đủ nếp đủ tẻ rồi! Thời gian đầu mình khá lo lắng và mệt mỏi vì mắt, mũi, miệng của bé gái nhà mình có vẻ nhạy cảm ơn anh trai, làm […]
CÁCH ĐIỀU TRỊ TRẺ 6 THÁNG BỊ SỔ MŨI TỪ A ĐẾN Z
CÁCH ĐIỀU TRỊ TRẺ 6 THÁNG BỊ SỔ MŨI TỪ A ĐẾN Z
Trẻ 6 tháng bị sổ mũi gây ra các vấn đề về biếng ăn, quấy khóc, ho..ở trẻ. Ngoài ra, nếu tình trạng bệnh kéo dài có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng như viêm phổi, viêm họng, viêm tai giữa… Vậy cách điều trị như thế nào? Cùng Mamamy tìm hiểu dưới […]
Làm gì khi trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi? Dấu hiệu nghẹt mũi ở trẻ
Làm gì khi trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi? Dấu hiệu nghẹt mũi ở trẻ
Trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi là vấn đề cực kì đáng lo lắng. Vì trẻ bị nghẹt mũi có thể tìm ẩn nhiều bệnh từ nhẹ đến nghiêm trọng, đặc biệt nếu mẹ không nhận ra và giải quyết một cách nhanh chóng.  Bài viết dưới đây sẽ giúp mẹ nhận biết nguyên nhân, […]
Giỏ hàng 0