Cháo gạo lứt cho bé ăn dặm sẽ là một lựa chọn đầy dinh dưỡng và tốt nhất cho bé trong giai đoạn mới bắt đầu ăn dặm. Vì hệ tiêu hóa của trẻ lúc này thực chất vẫn chưa hoàn thiện 100%. Vậy nên, gạo lứt được xem là lựa chọn đúng đắn vì gạo lứt dễ tiêu hóa hơn các loại gạo khác. Vậy nên, mẹ còn chần chừ gì nữa mà không học ngay cách nấu cháo gạo lứt cho bé ăn dặm cùng Góc của mẹ ngay nhé.
Thực đơn ăn dặm cho bé 7 tháng tuổi giàu dinh dưỡng
Lưu ý khi cho trẻ ăn dặm sớm- nhật kí ăn dặm của con!
Mục lục
1. Mẹ đã biết gì về cháo gạo lứt?
1.1. Cháo gạo lứt là gì?
Cháo gạo lứt được nấu từ gạo lứt – một loại ngũ cốc nguyên cám. Nghĩa là loại gạo được xay xát chỉ bỏ lớp vỏ trấu và giữ nguyên lớp vỏ cám. Nên rất giàu sinh tố và nguyên tố vi lượng.
Trên thị trường hiện nay có nhiều loại gạo lứt khác nhau như gạo lứt đỏ, gạo lứt đen, gạo lứt tẻ,… Mỗi loại có dinh dưỡng khác nhau. Vì thế, mẹ có thể thay đổi nấu cháo từ các loại gạo lứt khác nhau để bé không bị chán ăn.
1.2. Vì sao cháo gạo lứt lại dinh dưỡng hơn các loại khác?
Cháo gạo lứt có hàm lượng carb cao, chậm phân giải, đảm bảo năng lượng trong bé cho cả ngày. Chất xơ trong gạo còn giúp bé tiêu hóa tốt hơn và không bị táo bón. Ngoài ra, so với gạo trắng thì gạo lứt có hàm lượng dinh dưỡng cao hơn, đặc biệt là các nguyên tố vi lượng có trong lớp cám như vitamin nhóm B, omega 3, sắt, canxi…
Gao trắng là sản phẩm cuối cùng sau khi xay xát hạt lúa ban đầu. Quá trình xay xát thành gạo trắng đã làm hạt gạo mất đi lớp aloron chứa những chất béo thiết yếu có lợi cho sức khỏe . Gạo trắng là chứa một loại đường đơn giản, dễ phân giải và có thể khiến lượng đường trong máu tăng cao nhanh chóng. Ngày nay không chỉ là trẻ em, người lớn cũng có xu hướng sử dụng gạo lứt để bảo vệ sức khỏe của mình.
1.3. Dinh dưỡng từ cháo gạo lứt
Cháo gạo lứt cho bé ăn dặm giúp bổ dung nhiều dưỡng chất thiết yếu như carb, chất xơ, protein, kali, kẽm…
- Tốt cho hệ tiêu hóa: Hàm lượng chất xơ dồi dào trong gạo lứt giúp điều hòa và dễ được tiêu hóa đối với trẻ nhỏ. Điều này giúp bé không mắc các vấn đề về đường ruột khi bắt đầu quá trình ăn dặm. Điều này cũng giúp ngăn ngừa các chứng táo bón ở trẻ, giúp bé đi tiêu dễ dàng hơn.
- Giúp xương phát triển khỏe mạnh: Gạo lứt chứa magie và canxi, giúp xương trẻ cứng cáp, chắc khỏe.
- Tốt cho tim mạch: Nguyên nhân của việc này là gạo lứt không làm tăng lượng đường đột ngột như gạo trắng. Gạo lứt là loại thực phẩm mà nhiều người lớn thường dùng khi bị bệnh tim mạch. Còn đối với trẻ em cũng thể gạo lứt giúp ổn định tim mạch và hỗ trợ sự hoạt động của tim được tốt hơn.
- Kiểm soát trọng lượng của trẻ: Gạo lứt chứa mangan và phốt pho, giúp tổng hợp chất béo và kiểm soát tình trạng thừa cân, béo phì ở trẻ nhỏ. Gạo lứt cũng nhiều chất xơ và có chỉ số đường huyết thấp, giúp ngăn ngừa hội chứng chuyển hóa ở trẻ thừa cân.
- Ngăn ngừa nguy cơ tiểu đường: Gạo lứt giàu axit phytic, chất xơ và các polyphenol thiết yếu. Carb phức tạp trong gạo lứt cũng làm chậm quá trình giải phóng đường, ngăn ngừa rủi ro tiểu đường ở trẻ.
- Cung cấp năng lượng: Gạo lứt chứa magie, giúp chuyển hóa carb và protein thành năng lượng. giúp trẻ luôn tràn đầy năng lượng và hoạt động thoải mái trong 1 ngày dài.
1.4. Lưu ý cách nấu cháo gạo lứt cho bé ăn dặm
- Chọn gạo lứt: Để có một bát cháo gạo lứt cho bé ăn dặm bổ dưỡng, bạn cần phải lựa chọn được loại gạo chất lượng, đó là loại gạo lứt giữ nguyên phần mầm gạo mang lại giá trị dinh dưỡng cao cho trẻ. Gạo lứt tốt nhất chính là loại hạt dài, mẩy và đều hạt, không phải là loại hạt bị vỡ, mẻ. Tuyệt đối không lựa chọn loại gạo lứt để quá lâu đã bị nấm, mốc gây ngộ độc cho trẻ. Gạo lứt phải có mùi hương rất tự nhiên, không có mùi hóa chất bảo quản. Các bà mẹ phải chú ý phải lựa chọn những cửa hàng bán gạo lứt uy tín và chất lượng.
- Nấu cháo gạo lứt ăn dặm: Gạo lứt không chứa nhiều sắt, vì vậy bạn nên bổ sung thực phẩm nhiều sắt cho bé, chẳng hạn thịt, lòng đỏ trứng, các loại đậu…Gạo lứt nấu lâu hơn gạo trắng, bạn nên ngâm gạo qua đêm và rang sơ trước khi nấu để gạo nhanh chín, thơm ngon.
- Không cho bé uống nước cơm gạo lứt thay sữa.
- Bảo quản: Gạo lứt rất dễ bị mốc. Đối với gạo lứt còn nguyên hạt bạn nên bảo quản trong lọ kín tránh để chuột và gián bò vào. Còn đối với gạo lứt đã được xay nhuyễn thành bột, bạn nên bảo quản trong tủ lạnh ở ngăn mát.
1.5. Cách cho bé ăn dặm cháo gạo lứt khoa học
Con bắt đầu ăn dặm từ tháng thứ 6. Trong giai đoạn đầu, cho trẻ ăn cháo gạo lứt nấu loãng với tỷ lệ 1/10. Sau khi bé đã quen, mẹ có thể nấu cháo gạo lứt cho bé ăn dặm cùng các loại thực phẩm dễ tiêu khác như bắp cải, mồng tơi,…Nếu bé có ăn ngon miệng, mẹ có thể nấu đa dạng các món cháo gạo lứt cùng trứng gà, thịt bằm, nghêu,…
Từ lúc trẻ bước qua tuổi thứ 1, mẹ nên tăng dần độ thô của thức ăn. Tuy nhiên vẫn ưu tiên lựa chọn các thức ăn được nấu mềm. Và bắt đầu cho trẻ tự lập trong việc ăn uống.
2. Cách nấu cháo gạo lứt cho bé ăn dặm
Lựa chọn món ăn và cách nấu ăn cho bé ăn dặm luôn là điều khó khăn của mẹ.Vì nếu không chọn đúng, bé sẽ chán ăn. Hay trường hợp bé ăn nhưng lại không tăng cân, đó có thể do việc cân bằng dinh dưỡng trong thực đơn ăn dặm cho con của mẹ.
Dưới đây là hướng dẫn các cách nấu cháo gạo lứt cho bé ăn dặm dinh dưỡng:
2.1. Cách nấu cháo gạo lứt với tôm và cà rốt
Nguyên liệu: Nửa bát gạo lứt, 200g tôm, 1 củ cà rốt
Cách làm:
- Vo gạo lứt rồi ngâm khoảng 1 tiếng. Sau đó bắc lên bếp, cho nước vào nấu cháo cho bung nở, chín nhừ. Gạo lứt mắt nhiều thời gian để mềm hơn gạo thường.
- Sơ chế tôm và cà rốt. Cho cả 2 vào xay nhuyễn.
- Nấu hỗn hợp tôm và cà rốt. Cho một ít cháo vào và khuấy đều. Như các bài trước, ăn dặm cho bé được lưu ý hạn chế thêm các loại gia vị. Mẹ nên ưu tiên mùi vị tự nhiên của món ăn.
- Múc cháo ra bát. Thêm một chút dầu cá vào món ăn cho bé.
2.2. Cách nấu cháo gạo lứt nấm rơm, củ cải trắng
Nguyên liệu: Nửa bát gạo lứt, 100g nấm rơm, 1 củ cà rốt, 1 củ cải trắng, 50g mè
Cách làm:
- Sơ chế và cắt hạt lựu cà rốt và củ cải trắng.
- Ngâm nấm rơm trong nước muối 20 phút để làm sạch. Rửa sạc và thái nhỏ.
- Rang mè cho chín.
- Cách nấu cháo gạo lứt cho bé ăn dặm bằng gạo lứt rang. Gạo lứt được rang khoảng 10 phút cho đến khi có mùi thơm. Sau đó cho vào nồi bắc lên bếp, đổ thêm 1 lít nước đun sôi vào hầm nhừ cháo. Gạo khi rang sẽ nở nhanh hơn.
- Cho cà rốt, củ cải và nấm rơm vào xào trong chảo dầu khoảng 5 phút. Thêm chút mè rang và đảo đều để tạo mùi thơm.
- Cho tất cả vào nồi cháo tiếp tục hầm khoảng 20 phút thì tắt bếp.
- Múc cháo ra bát cho bé ăn. Có thể thêm chút dầu cá.
2.3. Món cháo gạo lứt trứng gà
Nguyên liệu: nửa bát gạo lứt, lòng đỏ trứng gà, các loại rau xanh tùy chọn như cải bó xôi, bí non,…
Cách làm:
- Nấu cháo gạo lứt như trên.
- Sơ chế rau củ và cắt nhỏ. Cho vào nồi cháo đang sôi để cháo có vị ngọt của rau.
- Sau đó cho lòng đỏ trứng gà đã đánh tan vào, khuấy đều tay. Đối với 1 chén cháo chỉ cho ½ lòng đỏ trứng là đủ.
- Đợi cháo sôi lên lại thì tắt bếp.
- Mẹ múc cháo ra chén và thêm dầu ăn cho trẻ ăn dặm để tăng khả năng hấp thu chất dinh dưỡng.
Cách nấu cháo gạo lứt cho bé ăn dặm hy vọng giúp các con có những món ăn chất lượng và ngon miệng nhất. Đặc biệt khi con ốm và chán ăn hơn bình thường. Một tuần mẹ có thể cho bé ăn 2-3 bữa cháo gạo lứt để tăng cao sức đề kháng, luân phiên với cháo yến mạch và cháo gạo nếp, gạo tẻ. Chúc mẹ thành công với nhũng lưu ý và hướng dẫn nấu cháo gạo lứt ở trên.
Nguồn tham khảo: Tác dụng của gạo lứt đối với sức khỏe của bé