Lịch sử tìm kiếm
Tìm trong góc của mẹ
Tìm kiếm phổ biến

Bí quyết chăm sóc trẻ sơ sinh 4 tháng tuổi khỏe mạnh

Bí quyết chăm sóc trẻ sơ sinh 4 tháng tuổi khỏe mạnh được đúc kết từ các chỉ số têu chuẩn, lời khuyên đến từ các bác sĩ của các bệnh viện lớn. Hy vọng sẽ mang đến những thông tin bổ ích cho mẹ!

Học cách dưỡng da cho trẻ sơ sinh để bảo vệ con tuyệt đối

Tại sao bé ngủ nghiến răng- làm gì để hạn chế nghiến răng ở con

1. Theo dõi sự phát triển của trẻ sơ sinh 4 tháng tuổi

Theo dõi sự phát triển của trẻ sơ sinh 4 tháng tuổi
Theo dõi sự phát triển của trẻ sơ sinh 4 tháng tuổi

4 tháng tuổi là thời điểm đánh dấu những thay đổi của trẻ về thể chất. Trẻ có sự phát triển một cách nhanh chóng. Vì vậy, mẹ cần nắm các biểu hiện phát triển bình thường của trẻ 4 tuổi để biết cách chăm sóc con tốt hơn.

1.1. Chiều cao của con

  • Đối với bé trai 4 tháng, bé đạt chiều cao từ 59,7 – 69,6 cm là phát triển bình thường.
  • Bé gái cao từ 58,6 – 68,2cm. 

1.2. Cân nặng

  • Bé trai phát triển khỏe mạnh phải nặng từ 5,9kg – 9,1kg.
  • Bé gái nặng từ 5,5 – 8,5kg.

1.3. Vòng ngực 

  • Vòng ngực của bé trai nên là 38,3 – 46,3cm, trung bình 42,3cm.
  • Ở con gái, số đo là 37,3 – 44,9cm.

1.4. Vòng đầu

  • Số đo ở bé trai là 39,7 – 44,5cm, trung bình 42,1cm.
  • Số đo ở bé gái là 38,8 – 43,6cm, trung bình 41,2cm.

1.5. Thóp

  • Thóp sau và đường khớp đã khép lại nhưng thóp trước thì chưa.

2. Bí quyết chăm sóc trẻ sơ sinh 4 tháng tuổi

Giai đoạn 4 tháng, trẻ đã phát triển về nhiều mặt với những hành động, biểu hiện thấy rõ. Vì vậy, mẹ cần biết cách chăm sóc, phát triển những mặt này nhiều hơn. 

2.1. Quan tâm về mặt giao tiếp

Quan tâm về mặt giao tiếp cho trẻ sơ sinh 4 tháng
Quan tâm về mặt giao tiếp cho trẻ sơ sinh 4 tháng

Bé 4 tháng đã bắt đầu bắt chước âm thanh nghe được, phát âm theo cảm xúc. Chỉ cần một cái vỗ tay của bố mẹ, bé đã có thể phản ứng và vui vẻ lạ kì. Trẻ biết dùng tiếng cười khác nhau để biểu hiện sự hiếu kỳ, thích thú với các sự vật hoặc khi gặp gương mặt quen thuộc. Chăm sóc trẻ sơ sinh từ 4 tháng tuổi trở lên vì thế mà dễ hơn. Vì mẹ dễ chọc con cười hơn thông qua các hành động trò chuyện của mình. 

Khi bé có dấu hiệu đói, mệt hay đau, bé lớn nên khóc sẽ khỏe và dày hơn trước. 

Một vài câu ớ á của con trở nên có vần điệu, và vì thế mẹ dễ dàng nhận ra ý trong đó. Hãy dành thời gian nói chuyện cùng con mỗi ngày. Khi bé càng lớn, càng tăng cường các cách giao tiếp để khuyến khích trẻ phát triển bản thân. 

2.2. Chăm sóc trẻ sơ sinh 4 tháng tuổi về mặt cảm xúc 

Chăm sóc trẻ sơ sinh 4 tháng tuổi về mặt cảm xúc
Chăm sóc trẻ sơ sinh 4 tháng tuổi về mặt cảm xúc 

Hãy luôn duy trì cho con sự tích cực và vui vẻ. Cảm xúc tích cực giúp tạo niềm vui và động lực trong cuộc sống. Mẹ hãy để con cảm nhận được niềm vui vẻ, lạc quan ngay từ nhỏ. 

Khi con có dấu hiệu buồn, khóc, đừng để con như vậy quá lâu. Luồng cảm xúc này sẽ từ từ ở lại trong tâm trí trẻ, khiến trẻ dễ khó chịu, quấy khóc hơn trước.  Vì vậy, mẹ hãy cười khi bé cười đùa. Khi chơi cùng mọi người, bé đã biết bắt chước biểu cảm gương mặt hoặc vài chuyển động đơn giản như cười, cau mày, khóc nếu ngừng chơi,…

2.3. Chăm sóc bé con về mặt nhận thức

Chăm sóc bé con về mặt nhận thức
Chăm sóc bé con về mặt nhận thức

Trẻ 4 tháng tuổi đã biết thể hiện cảm xúc vui hoặc buồn với cha mẹ, biết kết hợp tốt giữa mắt ra tay, có thể nhìn và với đồ vật bằng 1 tay. Con có phản ứng lại với âm thanh, hình ảnh. Vậy nên, mẹ có thể bắt đầu cho bé các âm thanh để xem cách phản ứng của con. 

Trẻ sơ sinh 4 tháng lanh lợi đã có thể biết người quen và người lạ. Có bé bắt đầu từ thời điểm này đã không chịu để người lạ ẵm rồi. 

2.4. Chăm sóc trẻ sơ sinh 4 tháng tuổi về mặt vận động

Chăm sóc trẻ sơ sinh 4 tháng tuổi về mặt vận động
Chăm sóc trẻ sơ sinh 4 tháng tuổi về mặt vận động

Các trò vận động nhẹ có thể tập cho bé như:

  • Khuyến khích bé tự lật bằng cách đặt đồ chơi bên cạnh.
  • Cho bé nằm sấp, khuyến khích bé cầm nắm, trườn và với lấy các món đồ chơi có tiếng động, màu sắc kích thích trước mặt.
  • Khi nằm sấp, cánh tay bé đưa về phía trước, ngóc đầu lên nhìn người hoặc đồ vật một cách chắc chắn, không cần sự trợ giúp. Ở tư thế này, bé có khuynh hướng tự lật người, lăn về vị trí nằm ngửa.
  • Cho bé nằm ngửa, mẹ nhẹ nhàng dùng tay kéo bé ngồi dậy như thế gập bụng để xương sống của bé sớm cứng cáp.
  • Cho bé ngồi vào lòng, lưng tựa vào người mẹ. Đặt bé cách mẹ một chút, một tay mẹ giữ bé, một tay cầm đồ chơi để trước mặt trẻ. Lúc trẻ rướn người với lấy thì để trẻ chạm vào một chút rồi mẹ di chuyển đồ chơi sang hai bên để bé tập cử động cổ và quan sát.

2.5. Chăm sóc trẻ sơ sinh 4 tháng tuổi về dinh dưỡng 

Chăm sóc trẻ sơ sinh 4 tháng tuổi về dinh dưỡng 
Chăm sóc trẻ sơ sinh 4 tháng tuổi về dinh dưỡng

Tuỳ theo cân nặng của trẻ 4 tháng tuổi mà mẹ quyết định lượng sữa phù hợp. Vì mỗi bé có mức độ tiêu hoá thức ăn khác nhau. Số cữ ăn trung bình đối với bé 4 tháng tuổi là 6 lần/ngày, mỗi lần cách nhau 3 tiếng và lượng sữa dao động trong khoảng 120ml – 180ml. Các chuyên gia khuyến khích tổng lượng sữa một bé 4 tháng tuổi uống trong ngày nên nằm trong khoảng 900ml -1200ml và không nên vượt quá 150ml/một lần bú.

Em bé có đủ nước từ nguồn sữa mẹ hoặc sữa công thức. Do đó không cần cho thêm nước uống. Nói chung, bé thường có đủ dinh dưỡng từ nguồn sữa mẹ hoặc sữa công thức và không cần ăn dặm thêm thức ăn cứng cho đến khi 6 tháng tuổi.

2.6. Quan tâm đến giấc ngủ của bé 4 tháng tuổi 

Quan tâm đến giấc ngủ của bé 4 tháng tuổi 
Quan tâm đến giấc ngủ của bé 4 tháng tuổi

Trẻ 4 tháng tuổi đã có thể ngủ liên tục những giấc ngủ dài 7 – 8 tiếng ban đêm, thêm 2 giấc ngủ ngắn ban ngày. Như vậy tổng thời gian ngủ trong ngày khoảng 14 – 16 tiếng. Cha mẹ cũng không phải thức đêm trông mà có những giấc ngủ ngon cùng trẻ rồi.

Lưu ý:

  • Cho bé ngủ nằm ngửa để giảm nguy cơ của hội chứng SIDS, hay còn gọi là đột tử trong nôi. Không cho bé nằm trong giường có gối, mền lùng nhùng hoặc thú nhồi bông.
  • Cho bé ngủ trưa và ngủ tối theo giờ nhất định. Đặt bé nằm ngủ khi bé buồn ngủ, nhưng vẫn chưa hoàn toàn ngủ.
  • Khuyến khích bé ngủ trong nôi hoặc chỗ ngủ riêng.

2.7. Chú ý đến việc tiêm phòng cho trẻ sơ sinh 4 tháng tuổi

Tiêm phòng cho trẻ sơ sinh 4 tháng tuổi
Tiêm phòng cho trẻ sơ sinh 4 tháng tuổi

Chăm sóc trẻ sơ sinh 4 tháng tuổi mẹ cần biết đến tiêm phòng. Các loại vắc-xin như ho gà, bạch hầu, bại liệt, uốn ván, phế cầu, Hib, rotavirus,…cần được tiêm cho bé. 

2.8. Chăm sóc trẻ sơ sinh 4 tháng tuổi mọc răng

Trẻ 4 tháng tuổi là thời kỳ chuẩn bị mọc răng, bắt đầu chảy dãi. Lúc này, cha mẹ cần cần thận khi cho trẻ chơi các đồ vật nhỏ, tránh trẻ cho vào miệng gây nghẹn, nghẹt thở,…

Trẻ 4 tháng đã biết trò chuyện, vui đùa và phản ứng lại mọi người. Cảm tưởng mỗi bố mẹ có thể dành cả ngày nói chuyên với con mà không biết chán. Hãy nhớ tạo cho bé cảm giác sum vầy, vui vẻ và tích cực nhé cả nhà!

Mẹ Bình luận tại đây nhé

Hãy là người đầu tiên nhận xét “Bí quyết chăm sóc trẻ sơ sinh 4 tháng tuổi khỏe mạnh”

Mẹ ghi lại email để Mamamy gửi những ưu đãi đặc biệt và các tips hữu ích nhé. Email của mẹ sẽ không hiển thị công khai đâu

Bài viết cùng chủ đề

Các nhóm dưỡng chất bổ sung cho bé ăn dặm mẹ nên biết?
Các nhóm dưỡng chất bổ sung cho bé ăn dặm mẹ nên biết?
Giai đoạn ăn dặm là thời điểm vàng giúp bé bứt phá phát triển chiều cao cân nặng. Tuy nhiên nhiều mẹ bỉm sữa lại thường hoang mang lo lắng. Không biết nên bổ sung cho bé ăn dặm những nhóm thực phẩm nào để bé hấp thu tốt mà lại đầy đủ dinh dưỡng. […]
Đồ ăn dặm cho bé: Mẹ cần sắm gì khi bé bước vào giai đoạn ăn dặm?
Đồ ăn dặm cho bé: Mẹ cần sắm gì khi bé bước vào giai đoạn ăn dặm?
Ăn dặm là giai đoạn vàng trong quá trình phát triển của con. Vì vậy để chuẩn bị tốt nhất cho thời kỳ này, mẹ cần chuẩn bị những món đồ phù hợp. Vậy có những đồ ăn dặm cho bé nào mà mẹ cần sắm sửa? Chúng có những lợi ích gì? Hãy cùng […]
Top 3+ tình huống “éo le” khi cho bé ăn dặm tự chỉ huy
Top 3+ tình huống “éo le” khi cho bé ăn dặm tự chỉ huy
Trong quá trình trở thành mẹ bỉm sữa, không thể không tránh khỏi giai đoạn cho bé ăn dặm. Đây được coi như bản lề mở ra bước ngoặt cho quá trình phát triển của con. Một trong những phương pháp được yêu thích áp dụng nhiều là ăn dặm tự chỉ huy (BLW). Không […]
Em bé tập ăn cơm như nào là đúng cách? Nằm lòng 3 bước dễ dàng
Em bé tập ăn cơm như nào là đúng cách? Nằm lòng 3 bước dễ dàng
Sau 6 tháng bú sữa, mẹ bắt đầu bước vào giai đoạn cho bé ăn dặm với cháo, súp,… Đến 19 tháng tuổi, khi bé có 16 chiếc răng sữa, lúc này mẹ có thể cho bé ăn cơm. Điều này đảm bảo cho bé phát triển khỏe mạnh cứng cáp hơn. Đồng thời tăng […]
4 Phương pháp ăn dặm cho bé phổ biến nhất hiện nay
4 Phương pháp ăn dặm cho bé phổ biến nhất hiện nay
Quá trình phát triển trưởng thành của con không thể thiếu giai đoạn ăn dặm. Đây không chỉ là cơ hội giúp bé hình thành thói quen, kỹ năng ăn uống sau này mà còn là thời điểm vàng bổ sung dưỡng chất cho sự phát triển toàn diện của trẻ. Tuy nhiên, nhiều mẹ […]
Bé ăn dặm: 7 thực phẩm giúp trẻ ăn ngon, phát triển toàn diện
Bé ăn dặm: 7 thực phẩm giúp trẻ ăn ngon, phát triển toàn diện
Để bé ăn dặm phát triển toàn diện cả thể chất lẫn tinh thần thì chế độ ăn uống khoa học là điều vô cùng quan trọng. Vậy mẹ cần bổ sung những thực phẩm nào vào khẩu phần ăn hàng ngày của con? Tham khảo ngay danh sách những nhóm thực phẩm tốt cho […]
Giỏ hàng 0