Giai đoạn mọc răng sẽ gây cho bé cảm giác đau nhức khoang miệng, khó chịu,… dẫn tới tình trạng bé không chịu ăn. Vậy Mẹ phải làm gì khi bé mọc răng biếng ăn?
Mục lục
1. Thời điểm nào bé bắt đầu mọc răng?
Bé sẽ mất khoảng 2 năm để có thể mọc hết răng. Khi bé lên 6 tháng tuổi sẽ bắt đầu mọc chiếc răng đầu tiên. Khi bé bắt đầu mọc răng, thì 2 chiếc răng cửa ở hàm dưới sẽ mọc trước tiên. Sau đó, các răng khác sẽ mọc lần lượt và cuối cùng là răng hàm thứ hai của hàm trên. Mẹ có thể tham khảo lịch mọc răng dưới đây:
- 6 – 7 tháng tuổi: Bé sẽ mọc 2 răng cửa thứ nhất.
- 7 – 8 tháng tuổi: Bé sẽ mọc 2 răng cửa thứ hai.
- 12 – 16 tháng tuổi: Trẻ mọc 4 răng hàm thứ nhất (ở cả hàm dưới và hàm trên).
- 16 – 20 tháng: Mọc 4 răng nanh (ở cả hàm dưới và hàm trên).
- 20 – 30 tháng: mọc 4 răng hàm thứ hai (hàm dưới và hàm trên).
Thông thường, bé sẽ mọc răng sữa trong thời gian từ 6 đến 30 tháng tuổi. Nhưng tùy từng bé mà thời gian mọc chậm hoặc nhanh hơn.
Mẹ có thể đọc thêm:
Đến độ tuổi nào thì thay răng sữa ở bé?
2. Tại sao khi mọc răng bé lại biếng ăn?
Khi bước vào giai đoạn mọc răng, quá trình để răng nhô lên khỏi lợi khiến lợi bé bị nứt ra. Chính điều này sẽ khiến phần nướu sưng và viêm, làm bé bị đau. Vì vậy bé sẽ quấy khóc, không muốn ăn cũng là điều dễ hiểu.
Các bác sĩ cho biết việc bé mọc răng biếng ăn sẽ diễn ra trong một khoảng thời gian khác nhau tùy vào từng bé. Có bé sẽ lười ăn trong suốt quá trình răng nhú lợi cho tới khi răng mọc lên. Hoặc cũng có bé lại chỉ chán ăn trong vài ngày. Trong giai đoạn này việc chăm sóc bé sẽ khá khó khăn nhưng Mẹ hãy thật kiên nhẫn để hiểu được tình trạng của bé nhé!
3. Mẹ phải làm gì để khắc phục tình trạng bé mọc răng biếng ăn?
3.1. Cách giảm đau khi bé mọc răng
- Cho bé nhai một thứ gì đó mềm mại
Mẹ có thể dùng núm vú cao su, túi nhai tập ăn dặm hoặc bất cứ thứ gì mà bé thích nhưng phải đảm bảo sự sạch sẽ. Sau đó, Mẹ hãy để trong ngăn mát tủ lạnh từ 1 – 2 giờ hoặc lâu hơn để làm lạnh. Lưu ý, Mẹ không để trong ngăn đá, cũng như không cho trẻ nhai đá viên.
- Massage nướu lợi bằng ngón tay của Mẹ
Mẹ hãy rửa sạch tay rồi massage nhẹ nhàng lên vùng nướu lợi mà bé mọc răng. Điều này có thể giúp bé giảm đau tạm thời.
- Ăn một loại thực phẩm mát lạnh
Nếu các bé đã bắt đầu ăn được thức ăn rắn, Mẹ có thể cho bé ăn một miếng hoa quả lạnh như táo hoặc cho bé ăn sữa chua… để làm dịu cơn đau.
3.2. Chăm sóc bé trong thời kì mọc răng
- Các mẹ cần vệ sinh khoang miệng cho bé trẻ thường xuyên và sạch sẽ để tránh tình trạng viêm nướu khi mọc răng.
- Sốt mọc răng là tình trạng rất hay gặp ở các bé. Nếu bé sốt 38 – 38,5 độ thì các mẹ hãy lấy một chiếc khăn ấm để chườm trán cho bé hoặc vệ sinh lau người cho con. Nếu nếu bé vẫn không hạ sốt thì Mẹ nên đưa con tới bác sĩ để bé được khám và tư vấn kịp thời Mẹ nhé!
- Đối với những bé sơ sinh, mẹ hãy cho bé bú nhiều hơn. Nếu bé không bú, Mẹ hãy vắt sữa và cho con ăn bằng thìa.
- Mẹ cần hạn chế cho trẻ mút tay,… vì tay bé sẽ gây bẩn thậm chí là nhiễm khuẩn khoang miệng.
- Các mẹ cũng nên cho bé tắm nắng hàng ngày để bổ sung Vitamin D cho cơ thể. Vitamin D là chất dẫn truyền để cơ thể bé hấp thụ canxi tốt hơn.
Mẹ có thể tham khảo thêm:
Vệ sinh đúng cách cho con theo 4 giai đoạn mọc răng
Hướng dẫn vệ sinh răng cho bé mới mọc răng
3.3. Nên cho con ăn gì để cải thiện tình trạng bé mọc răng biếng ăn
Mẹ cần lưu ý giúp bé lấy lại nhịp ăn uống bình thường bởi việc bé mọc răng biếng ăn kéo dài dễ khiến trẻ bị suy dinh dưỡng và chậm phát triển. Mẹ có thể tham khảo những lời khuyên dưới đây:
- Chia nhỏ bữa của con chia thành 6 – 8 bữa thay vì 3 – 4 bữa như trước đây.
- Mẹ hãy hầm nhừ thức ăn cho nhuyễn hoặc tốt nhất là nấu dạng cháo ăn dặm như canh, súp,… để con hạn chế việc phải nhai.
- Mẹ cũng không nên để con ăn đồ ăn quá nóng hay quá lạnh. Vì những thức ăn quá nóng hay lạnh sẽ ảnh hưởng tới sự phát triển của răng trẻ.
- Giai đoạn mọc răng bé rất cần nhiều canxi. Vậy nên các mẹ cần lưu ý bổ sung những món ăn cho bé có chứa hàm lượng canxi cao. Một số thực phẩm giàu canxi tiêu biểu gồm có cá, tôm, đậu phụ,… Hoặc Mẹ cũng có thể cho con ăn các loại hoa quả như: quất vàng, cam, dâu, mít, kiwi,…
- Mẹ đừng quên cho bé uống sữa và các loại nước ép trái cây để bổ sung thêm những vitamin cần thiết cho cơ thể bé Mẹ nhé!
- Mẹ cũng cần phải lưu ý bổ sung thêm kẽm và selen cho con trong giai đoạn này. Đây là những chất giúp cải thiện vị giác giúp trẻ có cảm giác ngon miệng khi ăn, đồng thời có khả năng tăng cường sức đề kháng, chống oxy hóa cho bé.
Hy vọng, qua bài viết này Mẹ đã nắm được cách chăm sóc bé trong giai đoạn mọc răng. Vấn đề bé mọc răng biếng ăn không còn làm khó Mẹ được nữa đúng không các Mẹ?
Nguồn tham khảo:
https://hellobacsi.com/nuoi-day-con/be-0-1-tuoi/cham-soc-be/tre-moc-rang/
https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/thong-tin-suc-khoe/nhung-dieu-me-can-biet-khi-tre-moc-rang-ham/
Mẹ có thể tham khảo thêm:
Trẻ biếng ăn phải làm sao? Mách mẹ 8 bí quyết giúp trẻ hết biếng ăn
4 Loại vitamin và khoáng chất khắc phục chứng biếng ăn ở trẻ