Lịch sử tìm kiếm
Tìm trong góc của mẹ
Tìm kiếm phổ biến

Trẻ bị sởi: nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa trị

Trẻ em là đối tượng dễ mắc các loại bệnh truyền nhiễm nhất do sức đề kháng còn yếu. Chính vì vậy nhiều mẹ rất lo lắng khi luôn sợ con mình sẽ mắc các bệnh nguy hiểm. Bệnh sởi là một trong những bệnh mà các bà mẹ không muốn con gặp phải nhất. Đây là một bệnh nguy hiểm, dễ dẫn đến các biến chứng nặng nề. Bởi thế nên mẹ phải chuẩn bị những kiến thức cần thiết về căn bệnh này. Mẹ hãy cùng Góc của mẹ tìm hiểu về nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa trị khi trẻ bị sởi nhé!

Tham khảo: Bệnh thủy đậu ở trẻ em: triệu chứng và cách chữa trị

1. Bệnh sởi là gì? Nguyên nhân mắc bệnh sởi

1.1. Mẹ cần biết gì về bệnh sởi?

Bệnh sởi là gì? Nguyên nhân mắc bệnh sởi
  • Sởi là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus gây ra. Bệnh sởi thường hay xảy ra vào mùa đông xuân, tuy nhiên gần đây bệnh xảy ra quanh năm.
  • Bệnh lây truyền qua đường hô hấp, qua đường không khí. Dễ lây lan ở khu vực đông người như nhà trẻ, trường học, bệnh viên, khu đông dân cư… Vì vậy nên bệnh rất dễ lây lan thành dịch sởi.
  • Trẻ nhỏ là đối tượng thường gặp nhất của bệnh sởi, bên cạnh đó là những người có hệ miễn dịch kém. Bệnh có thể dẫn tới biến chứng như viêm phổi, viêm não, viêm tai giữa, tiêu chảy… Nặng nề nhất là có thể gây nên tử vong.
  • Theo thống kê của WHO, chỉ trong 3 tháng đầu năm 2014, có tới 56.000 ca bệnh sởi. Tại Việt Nam, dịch sởi đầu năm 2014 có tới 8.500 ca mắc. Trong đó có tới khoảng 114 trẻ tử vong do bệnh sởi.
  • Hiện nay vẫn chưa có thuốc đặc trị bệnh cho trẻ em. Vì vậy mẹ nên chú ý chăm sóc con cẩn thận để tránh trẻ bị sởi.

1.2. Nguyên nhân gây nên bệnh sởi

Bệnh sởi là gì? Nguyên nhân mắc bệnh sởi

Tác nhân gây bệnh sởi là virus thuộc giống morbillivirus của họ Paramyxoviridae. Bệnh sởi là tình trạng nhiễm virus cấp tính. Bệnh lan truyền qua dịch tiết mũi họng của người bệnh theo không khí thoát ra khi ho, hắt hơi… Sự lây nhiễm xảy ra rất nhanh, chỉ trong vòng 2 tiếng đồng hồ nếu hít phải giọt không khí có virus.

Việc lây nhiễm chéo bệnh sởi ở bệnh viện rất đáng lo ngại. Chính vì vậy mẹ chỉ nên đưa trẻ đến bệnh viện khi thực sự cần thiết. Nếu trẻ mới chớm bị sởi, mẹ có thể chăm sóc bé tại nhà.

2. Triệu chứng khi trẻ bị sởi

Triệu chứng khi trẻ bị sởi

Trẻ bị sởi thường có thời gian ủ bệnh trong 7 – 21 ngày. Các triệu chứng trẻ có thể bị mắc sau đó là:

  • Sốt cao trên 39°C.
  • Viêm long đường hô hấp trên.
  • Ho khan, khản tiếng, chảy nước mũi, có hạt Koplik trong miệng.
  • Nổi ban sởi. Ban sởi nổi theo thứ tự từ đầu xuống chân. Khi ban mọc tới chân thì bé sẽ hết sốt và ban bắt đầu bay dần.

3. Chăm sóc trẻ bị sởi tại nhà

3.1. Cách chăm sóc bé tại nhà

Chăm sóc trẻ bị sởi tại nhà

Việc đầu tiên cần làm đó chính là thực hiện các biện pháp cách ly khi trẻ bị sởi. Mẹ cần áp dụng những điều sau:

  • Cách ly trẻ bệnh với trẻ lành.
  • Cho trẻ uống thuốc hạ sốt theo chỉ định của bác sĩ.
  • Khi chăm sóc trẻ, mẹ cần đeo khẩu trang, rửa tay sạch sẽ trước và sau khi tiếp xúc.
  • Vệ sinh thân thể sạch sẽ, giữ phòng thông thoáng.
  • Cắt móng tay cho bé tránh gãi làm xước khiến bệnh lây lan nặng hơn.
  • Nhỏ mắt cho trẻ hàng ngày.
  • Cho bé ăn thức ăn dễ tiêu, nấu chín kĩ, cho bé uống thêm nước ép hoa quả.
  • Nhiều mẹ cũng thắc mắc trẻ bị sởi cần kiêng ăn gì. Mẹ nên tránh cho bé ăn các thực phẩm chiên rán, thực phẩm kém vệ sinh và thức ăn khó tiêu hóa. Tránh ăn các loại thực phẩm cay nóng.

3.2. Nguyên tắc khi chăm sóc trẻ bị sởi tại nhà

Chăm sóc trẻ bị sởi tại nhà
  • Cung cấp dinh dưỡng cho bé đầy đủ. Với các bé còn nhỏ, nên tăng cường cho bé bú.
  • Bổ sung vitamin A cho bé.
  • Theo dõi các dấu hiệu nặng của bệnh: sốt, ho, nghẹt mũi, đỏ mắt, đau miệng.
  • Điều trị hỗ trợ các triệu chứng của bệnh.

4. Trẻ sơ sinh bị sởi

4.1. Dấu hiệu bệnh ở trẻ sơ sinh

Trẻ sơ sinh bị sởi

Biểu hiện lâm sàng của bệnh sởi ở bé sơ sinh thường không điển hình. Trẻ sơ sinh bị sởi có thể có các dấu hiện sau:

  • Sốt nhẹ, viêm họng nhẹ.
  • Ban sởi: ban dát hồng, hơi gờ lên mặt da, mọc không tuần tự từ sau tai, mặt đến thân mình mà ở lưng hay ngực trước. Ban mọc thưa.
  • Bé biếng ăn, bỏ bú,
  • Có thể bị tiêu chảy, nôn ói.

4.2. Trẻ sơ sinh bị sởi nên làm gì?

Trẻ sơ sinh bị sởi

Khi chăm sóc trẻ sơ sinh bị sởi, mẹ nên tắm rửa chân tay cho trẻ bằng nước đun sôi để nguội hoặc nước lá như kinh giới, trà xanh… Mẹ nên lưu ý dùng nguồn nước sạch, nguồn cấp lá sạch và rửa sạch các loại lá trước khi nấu nước tắm. Ngoài ra, mẹ cũng nên cho bé kiêng gió. Điều đó không có nghĩa là phải kiêng cả gió quạt trong phòng. Giữ cho không khí trong nhà luôn thoáng mát sẽ giúp bé khỏi bệnh nhanh hơn.

5. Phòng bệnh sởi cho bé

Cách 1: tiêm vaccine. Đây là phương pháp hiệu quả nhất để phòng bệnh sởi cho bé. Mẹ cần cho bé tiêm phòng 2 mũi đầy đủ: một mũi lúc 9 tháng tuổi và một mũi lúc 18 tháng tuổi.

Cách 2: phòng bệnh cá nhân.

  • Nâng cao sức đề kháng cho bé: bổ sung dinh dưỡng, vitamin và chất khoáng.
  • Đảm bảo vệ sinh cá nhân.
  • Thường xuyên vệ sinh mắt, mũi, họng.
  • Tránh chùi tay lên mắt, mũi, miệng.
  • Hạn chế tiếp xúc với người bệnh.
  • Không dùng chung vật dụng cá nhân.
  • Thường xuyên làm sạch đồ chơi và đồ dùng của bé.
  • Giữ vệ sinh sạch sẽ nơi ở.

Bệnh sởi là một bệnh rất nguy hiểm với trẻ em và dễ gây ra các biến chứng nặng nề. Vì vậy mẹ nên chú ý cẩn thận để tránh trẻ bị sởi và các bệnh nguy hiểm khác. Chúc mẹ và bé luôn mạnh khỏe và hạnh phúc!

Mẹ nên tìm hiểu: Điểm danh 05 bệnh mùa hè ở trẻ em thường gặp và cách phòng tránh

Mẹ Bình luận tại đây nhé

Hãy là người đầu tiên nhận xét “Trẻ bị sởi: nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa trị”

Mẹ ghi lại email để Mamamy gửi những ưu đãi đặc biệt và các tips hữu ích nhé. Email của mẹ sẽ không hiển thị công khai đâu

Bài viết cùng chủ đề

Các nhóm dưỡng chất bổ sung cho bé ăn dặm mẹ nên biết?
Các nhóm dưỡng chất bổ sung cho bé ăn dặm mẹ nên biết?
Giai đoạn ăn dặm là thời điểm vàng giúp bé bứt phá phát triển chiều cao cân nặng. Tuy nhiên nhiều mẹ bỉm sữa lại thường hoang mang lo lắng. Không biết nên bổ sung cho bé ăn dặm những nhóm thực phẩm nào để bé hấp thu tốt mà lại đầy đủ dinh dưỡng. […]
Đồ ăn dặm cho bé: Mẹ cần sắm gì khi bé bước vào giai đoạn ăn dặm?
Đồ ăn dặm cho bé: Mẹ cần sắm gì khi bé bước vào giai đoạn ăn dặm?
Ăn dặm là giai đoạn vàng trong quá trình phát triển của con. Vì vậy để chuẩn bị tốt nhất cho thời kỳ này, mẹ cần chuẩn bị những món đồ phù hợp. Vậy có những đồ ăn dặm cho bé nào mà mẹ cần sắm sửa? Chúng có những lợi ích gì? Hãy cùng […]
Top 3+ tình huống “éo le” khi cho bé ăn dặm tự chỉ huy
Top 3+ tình huống “éo le” khi cho bé ăn dặm tự chỉ huy
Trong quá trình trở thành mẹ bỉm sữa, không thể không tránh khỏi giai đoạn cho bé ăn dặm. Đây được coi như bản lề mở ra bước ngoặt cho quá trình phát triển của con. Một trong những phương pháp được yêu thích áp dụng nhiều là ăn dặm tự chỉ huy (BLW). Không […]
Em bé tập ăn cơm như nào là đúng cách? Nằm lòng 3 bước dễ dàng
Em bé tập ăn cơm như nào là đúng cách? Nằm lòng 3 bước dễ dàng
Sau 6 tháng bú sữa, mẹ bắt đầu bước vào giai đoạn cho bé ăn dặm với cháo, súp,… Đến 19 tháng tuổi, khi bé có 16 chiếc răng sữa, lúc này mẹ có thể cho bé ăn cơm. Điều này đảm bảo cho bé phát triển khỏe mạnh cứng cáp hơn. Đồng thời tăng […]
4 Phương pháp ăn dặm cho bé phổ biến nhất hiện nay
4 Phương pháp ăn dặm cho bé phổ biến nhất hiện nay
Quá trình phát triển trưởng thành của con không thể thiếu giai đoạn ăn dặm. Đây không chỉ là cơ hội giúp bé hình thành thói quen, kỹ năng ăn uống sau này mà còn là thời điểm vàng bổ sung dưỡng chất cho sự phát triển toàn diện của trẻ. Tuy nhiên, nhiều mẹ […]
Bé ăn dặm: 7 thực phẩm giúp trẻ ăn ngon, phát triển toàn diện
Bé ăn dặm: 7 thực phẩm giúp trẻ ăn ngon, phát triển toàn diện
Để bé ăn dặm phát triển toàn diện cả thể chất lẫn tinh thần thì chế độ ăn uống khoa học là điều vô cùng quan trọng. Vậy mẹ cần bổ sung những thực phẩm nào vào khẩu phần ăn hàng ngày của con? Tham khảo ngay danh sách những nhóm thực phẩm tốt cho […]
Giỏ hàng 0