Lịch sử tìm kiếm
Tìm trong góc của mẹ
Tìm kiếm phổ biến

Biểu hiện sắp sinh mẹ nhất định phải biết

Gần cuối thai kì là khi mẹ bắt đầu có những biểu hiện sắp sinh. Đây cũng là giai đoạn mẹ nhạy cảm với mọi biểu hiện cơ thể mình. Mẹ lo lắng gì về sức khoẻ bé? Me không biết khi nào thì thực sự chuyển dạ? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho mẹ tất cả những dấu hiệu sắp sinh mà mẹ có thể sắp phải trải qua.

1.7 dấu hiệu sắp sinh thường gặp nhất ở mẹ

1.1. Bụng thấp xuống

Trong khoảng 1 tuần đến 1 tháng trước sinh, biểu hiện này khá rõ ràng đặc biệt ở mẹ mang thai con đầu lòng. Dấu hiệu này cho thấy sự đi xuống thấp của thai nhi và tử cung trước chuyển dạ. Thông thường vào tuần 35-37 em bé cũng bắt đầu quay đầu, thường là quay đầu về khung chậu mẹ chuẩn bị ra đời. Dấu hiệu này thường làm mẹ dễ chịu hơn do giảm áp lực của khối thai lên cơ hoành. Mẹ cảm thấy dễ thở hơn nhưng nặng bụng hơn.

1.2. Sự giãn nở cổ tử cung

Dấu hiệu này thực tế mẹ không nhận biết được. Khi thăm khám định kì, các bác sĩ sẽ nhận biết độ dài cổ tử cung qua siêu âm ngả âm đạo. Qua đó mẹ được tư vấn chuẩn bị cho ngày chuyển dạ sắp đến.

1.3. Chuột rút và đau lưng nhiều hơn

Đây là kết quả của sự giãn nở các cơ và khớp ở cuối thai kì chuẩn bị cho chuyển dạ. Có thể trong suốt thời kì mang thai mẹ đã bị đau lưng, tuy nhiên gần ngày chuyển dạ biểu hiện này tồi tệ hơn. Dấu hiệu sắp sinh này có thể gây rất nhiều mệt mỏi và tâm lý nặng nề cho mẹ. Hãy tập thở, thư giãn cơ thể và nhờ người thân hỗ trợ xoa bóp giảm đau.

Đây là kết quả của sự giãn nở các cơ và khớp ở cuối thai kì chuẩn bị cho chuyển dạ
Đây là kết quả của sự giãn nở các cơ và khớp ở cuối thai kì chuẩn bị cho chuyển dạ

1.4. Cảm thấy các khớp lỏng hơn

Hormone relaxin trong thai kì làm cho các khớp của mẹ lỏng ra và thư giãn hơn. Có thể đây là lí do thỉnh thoảng mẹ thấy mình hơi hậu đậu một chút. Về những ngày cuối gần sinh, mẹ thấy khớp được thả lỏng và thoải mái.

1.5. Bị tiêu chảy hoặc đi tiểu nhiều

Sự thúc xuống của khối thai vào trực tràng và cả bàng quang khiến hai cơ quan này bị kích thích. Do đó mẹ thường xuyên mót đi ngoài. Đôi khi do phân chưa được tái hấp thu hết nước mà mẹ đã mót rặn, phân thường bị lỏng nhưng không lẫn nhầy máu. Một khi mẹ thấy bất thường khác trong phân hoặc nước tiểu, cần đi khám ngay.

Sự thúc xuống của khối thai vào trực tràng và cả bàng quang khiến hai cơ quan này bị kích thích.
Sự thúc xuống của khối thai vào trực tràng và cả bàng quang khiến hai cơ quan này bị kích thích.

1.6. Ngừng tăng cân hoặc giảm cân

Nếu suốt 9 tháng mẹ đã liên tục tăng cân thì giai đoạn này thực sự chững lại. Nhưng mẹ đừng lo vì đó là biểu hiện sắp sinh cho thấy cả mẹ và bé đã sẵn sàng. Khi đó em bé không hề bị giảm cân mà chủ yếu do lượng nước ối của mẹ giảm một phần.

Nếu suốt 9 tháng mẹ đã liên tục tăng cân thì giai đoạn này thực sự chững lại
Nếu suốt 9 tháng mẹ đã liên tục tăng cân thì giai đoạn này thực sự chững lại

1.7. Cực kì mệt mỏi hoặc muốn sắp xếp thu dọn đồ đạc

Với những biểu hiện sắp sinh bên trên, hầu hết bà mẹ sẽ thấy mệt mỏi nhiều hơn. Tuy nhiên vào khoảng nửa tuần đến 1 tuần cuối, có những bà mẹ cảm thấy muốn được thu xếp chuẩn bị cho việc chuyển dạ và chăm sóc em bé. Dường như đây là bản năng “làm tổ” của người làm mẹ. Điều này là hoàn toàn bình thường, nhưng mẹ nhớ hoạt động nhẹ nhàng vừa phải để đảm bảo sức khoẻ nhé!

2.Những dấu hiệu chuyển dạ sắp sinh

Nếu như 7 dấu hiệu trên mang tính chất dự báo, nhắc nhở mẹ, thì những biểu hiện chuyển dạ dưới đây cho thấy mẹ phải đi sinh ngay thôi:

2.1.Ra nhầy hồng âm đạo

Sự thay đổi về độ quánh và màu sắc của nhầy âm đạo báo hiệu nút nhầy ở cổ tử cung đã rơi ra. Cổ tử cung đã bắt đầu thay đổi cho việc sinh em bé. Đây cũng là lí do thường gặp nhất khiến các bà mẹ nhận biết và đến cơ sở y tế để sinh con.

2.2.Đau bụng cơn tăng dần

Những cơn gò bụng không còn rời rạc trong ngày. Lúc này bụng mẹ đau rõ rệt do cơn co tử cung tăng về cường độ và tần số. Mẹ nên đặt ra một số câu hỏi sau để phân biệt với cơn gò thông thường:

  • Cơn đau bụng có đều hay không? Mẹ hãy chú ý khoảng cách giữa đầu cơn này cho đến đầu cơn sau. Nếu khoảng cách này bằng nhau hoặc liên tục ngắn lại không có khoảng nghỉ, đó là dấu hiệu của cơn co chuyển dạ thật sự
  • Mỗi cơn co/cơn đau kéo dài bao lâu? Cơn co chuyển dạ thật sự kéo dài khoảng từ 30 lên đến 70 giây. Một số cơn gò thông thường có thể gây đau nhưng không kéo dài như cơn co thực sự.
  • Đau có giảm đi hay biến mất không? Khi thay đổi tư thế hoặc nghỉ ngơi, mẹ có thể đỡ đau hoặc cơn biến mất. Cơn co chuyển dạ thực sự không đỡ đau mà còn xuất hiện dày lên, liên tục.
Những cơn gò bụng không còn rời rạc trong ngày. Lúc này bụng mẹ đau rõ rệt do cơn co tử cung tăng về cường độ và tần số
Những cơn gò bụng không còn rời rạc trong ngày. Lúc này bụng mẹ đau rõ rệt do cơn co tử cung tăng về cường độ và tần số

2.3.Rỉ ối – Vỡ ối

Khi mẹ phát hiện có rỉ nước hoặc ra nước âm đạo vào cuối thai kì, khả năng cao ối bị rỉ hoặc đã vỡ. Mẹ nhanh chóng đóng băng vệ sinh, chuẩn bị đồ đạc để nhập viện. Khi đã có vỡ ối, chuyển dạ không thể trì hoãn. Nếu nước rỉ ra từ âm đạo có màu xanh đen hoặc vẩn xanh đen, đây có thể là dấu hiệu nguy hiểm với em bé. Mẹ tuyệt đối không bỏ qua triệu chứng này.

Tìm hiểu thêm:

Thời gian chuyển dạ có lâu hay không?

Mẹ lưu ý gì về hiện tượng chuyển dạ

Dấu hiệu chuyển dạ mẹ không thể bỏ qua

3.Chuẩn bị gì vào tháng cuối thai kì hoặc khi có biểu hiện sắp sinh

Bước vào tháng thứ 9 của thai kì, khoảng tuần thứ 36, mẹ nên bắt đầu có những chuẩn bị nhất định để đi sinh bé. Thời gian này hầu hết các bà mẹ đã được nghỉ thai sản. Dưới đây là danh sách gợi ý để mẹ và gia đình chuẩn bị cho hành trình vượt cạn:

3.1.Chuẩn bị về sức khoẻ

Mẹ ăn chia nhiều bữa nhẹ trong ngày, ăn ngon; uống 2 lít nước/ngày. Nên ngủ tối thiếu 8 giờ/ngày. Mẹ có thể đi bộ thư giãn nhẹ nhàng, tập hít thở đều và sâu. Hãy duy trì lịch khám thai sản. Gia đình hãy luôn quan tâm đến mẹ bầu về tâm tư, nguyện vọng, chia sẻ lo lắng với mẹ. Áp lực cho mẹ là về cả tinh thần và thể chất, rất cần sự động viên của gia đình.

3.2.Chuẩn bị về thủ tục, hành trang nhập viện

Mẹ cần sắp xếp giấy tờ tuỳ thân, giấy tờ pháp lý của mẹ; quần áo cho mẹ bầu; quần áo sơ sinh cho em bé; bỉm cho mẹ; tã bỉm sơ sinh cho bé; mũ và tất giữ ấm cho hai mẹ con.Ngoài ra gia đình và mẹ chuẩn bị thêm về đồ dùng thiết yếu khi nằm viện: bàn chải, cốc uống nước, khăn mặt, chậu nhỏ,…

Mẹ cần sắp xếp giấy tờ tuỳ thân, giấy tờ pháp lý của mẹ; quần áo cho mẹ bầu; quần áo sơ sinh cho em bé; bỉm cho mẹ; tã bỉm sơ sinh cho bé;
Mẹ cần sắp xếp giấy tờ tuỳ thân, giấy tờ pháp lý của mẹ; quần áo cho mẹ bầu; quần áo sơ sinh cho em bé; bỉm cho mẹ; tã bỉm sơ sinh cho bé;

3.3.Chuẩn bị bệnh viện, cơ sở y tế phù hợp

Gia đình có thể lựa chọn cho mẹ địa chỉ bệnh viện có chuyên khoa sản. Đây là việc làm cần thiết để đảm bảo mẹ và em bé được chăm sóc khoa học nhất.

3.4.Luôn có mặt khi mẹ bầu cần sự hỗ trợ

Chuyển dạ có thể khởi phát đột ngột và mẹ không nên tự mình sinh hoặc đến viện một mình. Người thân có mặt giúp mẹ hoàn tất thủ tục pháp lý tại viện. Gia cũng là nguồn động viên to lớn cho mẹ.

Trên đây là những dấu hiệu sắp sinh hàng đầu cũng như những dấu hiệu chuyển dạ mà mẹ cần quan tâm. Mamamy luôn đồng hành cùng mẹ và bé. Chúc mẹ và bé có hành trình thuận lợi và nhiều sức khoẻ!

Nguồn tham khảo:

https://www.mayoclinic.org/healthy-lifestyle/labor-and-delivery/in-depth/signs-of-labor/art-20046184

https://www.whattoexpect.com/pregnancy/labor-sign

Mẹ Bình luận tại đây nhé

Hãy là người đầu tiên nhận xét “Biểu hiện sắp sinh mẹ nhất định phải biết”

Mẹ ghi lại email để Mamamy gửi những ưu đãi đặc biệt và các tips hữu ích nhé. Email của mẹ sẽ không hiển thị công khai đâu

Bài viết cùng chủ đề

TOP 6 thông tin mẹ nên biết về các cơn đau chuyển dạ giả
TOP 6 thông tin mẹ nên biết về các cơn đau chuyển dạ giả
Chuyển dạ giả là hiện tượng sinh lý khá phổ biến ở các mẹ bầu. Nhưng liệu mẹ đã hiểu rõ về hiện tượng chuyển dạ giả này chưa? Đặc điểm của chuyển dạ giả là gì? Sau đây là TOP 6 thông tin cơ bản về các cơn đau chuyển dạ giả mà bất […]
Chuyển dạ giả cách chuyển dạ thật bao lâu thì sinh?
Chuyển dạ giả cách chuyển dạ thật bao lâu thì sinh?
Chuyển dạ giả cách chuyển dạ thật bao lâu thì sinh là câu thắc mắc phổ biến của nhiều mẹ bầu. Sau khi trải qua loạt cơn chuyển dạ giả, mẹ bầu luôn lo lắng không biết bao giờ mình sẽ sinh thật. Làm thế nào để phân biệt đâu là chuyển dạ thật và […]
Ra máu báo bao lâu thì sinh con: Máu báo sắp sinh, mẹ có biết?
Ra máu báo bao lâu thì sinh con: Máu báo sắp sinh, mẹ có biết?
Hiện tượng ra máu báo sắp sinh, chuyển dạ là một hiện tượng thường gặp vào giai đoạn cuối của thai kì. Ra máu báo bao lâu thì sinh con, chuyển dạ? Những dấu hiệu báo chuyển dạ đi kèm khác là gì? Đó đều là những điều mẹ bầu đặc biệt quan tâm. Đọc […]
Chuyển dạ giả và những điều mẹ cần biết
Chuyển dạ giả và những điều mẹ cần biết
Gần đến ngày sinh hiện tượng chuyển dạ giả cũng thường xuyên diễn ra. Với các mẹ bầu cuối thai kỳ, chỉ cần có bất kỳ một dấu hiệu chuyển dạ nào cũng có thể làm mẹ bầu lo lắng, hoang mang. Vậy làm sao để hiểu được rằng mình đang chuyển dạ giả hay […]
Ăn gì để chuyển dạ nhanh hơn khi mẹ đến tháng cuối thai kỳ?
Ăn gì để chuyển dạ nhanh hơn khi mẹ đến tháng cuối thai kỳ?
Ăn gì để chuyển dạ nhanh là câu hỏi nhiều mẹ đặt ra khi bước vào những tuần cuối của thai kỳ – bước đầu quan trọng của hành trình vượt cạn.Thông thường, thời gian thai nghén của mẹ sẽ kéo dài trong 40 tuần. Khi thai kỳ bước vào tuần cuối, mẹ sẽ dần […]
6 dấu hiệu cổ tử cung mở và những lưu ý mẹ cần biết
6 dấu hiệu cổ tử cung mở và những lưu ý mẹ cần biết
Sự dãn nở của cổ tử cung là một phần quan trọng của quá trình chuyển dạ. Một giai đoạn cần thiết để cho phép em bé của chúng ta được sinh ra. Rất bình thường nếu mẹ bé đang thắc mắc: Làm thế nào biết được cổ tử cung có đang giãn nở hay […]
Giỏ hàng 0