Bé mới 2 tuổi mẹ đã bị vàng răng nên mẹ rất lo lắng. Tại sao bé 2 tuổi răng bị vàng? Làm thế nào để chăm sóc răng miệng đúng cách cho bé 2 tuổi là vấn đề được rất niều mẹ quan tâm. Cùng Góc của mẹ tìm hiểu trong bài viết này nhé!
Mục lục
1. Dấu hiệu vàng răng ở trẻ 2 tuổi
Dấu hiệu mẹ dễ nhận biết nhất cho thấy bé 2 tuổi răng bị vàng là màu sắc răng. Răng bé đang từ màu trắng của răng sữa chuyển dần thành trắng ngà, nâu vàng hay màu đen. Tuy nhiên, mẹ đứng quá lo lắng nhé. Tình trạng này chỉ là tạm thời mà thôi. Mẹ chỉ cần tìm ra nguyên nhân, trị tận gốc và chăm sóc răng miệng đúng cách. Thế là bé yêu sẽ lại có hàm răng trắng sáng, khỏe mạnh ngay.
Một số dấu hiệu cho thấy răng bé bị vàng, xỉn màu mẹ cần lưu ý như sau:
- Bé ăn hoặc uống nhiều loại thực phẩm, đồ uống có màu. Chúng bám lại trên răng khiến răng bé dần ngả vàng hoặc nâu.
- Nếu mẹ thấy răng bé xuất hiện các đốm nhỏ màu trắng, đây là dấu hiệu của bệnh sâu răng.
- Răng bé sẽ chuyển dần sang màu cam là do mẹ vệ sinh răng miệng cho bé không đúng cách. Các mảng bám không được làm sạch, lâu ngày tạo thành lớp màng bao quanh răng bé.
2. 7 nguyên nhân khiến bé 2 tuổi bị vàng răng
Tình trạng bé 2 tuổi răng bị vàng có thể bắt nguồn từ nguyên nhân bên ngoài. Do bé sử dụng thực phẩm, nước uống có màu, uống thuốc. Hoặc nguyên nhân bên trong do bé bị bệnh, chấn thương răng. Muốn khắc phục răng vàng cho bé yêu, mẹ nên nắm rõ 2 nhóm nguyên nhân này như sau:
- Bé 2 tuổi răng bị vàng do nguyên nhân bên ngoài: Nguyên nhân này bắt nguồn từ việc bé sử dụng các loại thực phẩm, nước uống, thuốc… có màu đậm dễ bám lại trên răng. Lâu ngày chúng tích tụ lại sẽ làm răng bé bị vàng. Tình trạng này chỉ là tạm thời, rất dễ khắc phục.
- Bé 2 tuổi răng bị vàng do nguyên nhân bên trong: Nếu bé mắc các bệnh như rối loạn chuyển hóa, giảm sản men răng… sẽ khiến răng bé bị vàng. Tình trạng này cũng có thể khắc phục được. Nhưng mẹ sẽ tốn nhiều công sức và thời gian hơn.
Trong đó, bé 2 tuổi răng bị vàng phần lớn do 7 nguyên nhân như. Như là thiếu sản men răng bẩm sinh, sử dụng thuốc, chế độ ăn uống, sử dụng nhiều flour, vệ sinh răng miệng sai cách và một số bệnh lý khác. Cụ thể như sau:
2.1. Nguyên nhân 1: Do bẩm sinh thiếu sản men răng
Bé 2 tuổi răng bị vàng do thiếu men răng bẩm sinh là bệnh di truyền. Nếu bố hoặc mẹ cũng trải qua tình trạng răng bị vàng, bé con cũng có khả năng cao bị vàng răng. Thiếu sản men răng bẩm sinh là tình trạng các thành phần trong men răng bị thiếu hụt (chủ yếu là canxi flour) hoặc bị xáo trộn. Thiếu hụt men răng bảo vệ khiến răng bé dễ bị vàng và ê buốt ngay từ khi còn nhỏ.
2.2. Nguyên nhân 2: Do sử dụng một số loại thuốc
Nếu khi đang mang thai, mẹ sử dụng các loại thuốc kháng sinh có thành phần tetracycline. Chất này làm biến đổi màu men răng thai nhi. Khi bé chào đời, mọc răng sẽ có màu vàng. Mức độ bé 2 tuổi răng bị vàng nhiều hay ít phụ thuộc vào lượng thuốc mẹ sử dụng.
2.3. Nguyên nhân 3: Do chế độ ăn uống
Bé 2 tuổi đã bắt đầu thích ăn các loại bánh kẹo ngọt, uống nước ngọt có ga. Chúng là nguyên nhân khá lớn khiến răng bé bị vàng. Các loại thực phẩm này chứa nhiều đường, tạo cơ hội cho vi khuẩn phát triển phá hủy men răng của bé. Điều này sẽ không chỉ làm vàng răng mà có thể khiến bé bị sâu răng, thừa cân, béo phì. Do đó, mẹ hãy cho bé ăn lượng vừa phải mẹ nhé!
2.4. Nguyên nhân 4: Do vệ sinh răng miệng sai cách
2 tuổi là thời gian hàm răng của bé phát triển và có xu hướng tiếp nhận nhiều loại thực phẩm khác nhau. Thức ăn có thể từ dạng lỏng đến rắn, từ dễ ăn đến khó ăn. Vậy nên việc vệ sinh răng miệng cho bé trở nên quan trọng hơn. Nếu không vệ sinh răng miệng cho bé thường xuyên và đúng cách, các mảng bám và vi khuẩn tích tụ ngày càng nhiều trên răng cũng khiến bị vàng răng. Không chỉ vậy, vi khuẩn nhiều sẽ gây sâu răng và một số bệnh răng miệng khác. Vậy nên, hãy chú ý vệ sinh răng miệng hàng ngày cho bé ngay từ khi bé được 2 tuổi mẹ nhé!
2.5. Nguyên nhân 5: Do sử dụng nhiều fluor
Flour là chất không thể thiếu giúp răng chắc khỏe, ngừa sâu răng. Nó thường có trong các đồ ăn hải sản. Tuy nhiên, sử dụng nhiều flour cũng làm tăng mảng bám men răng. Đây là nguyên nhân khiến bé bị vàng răng mà mẹ ít để ý đến. Muốn tránh cho bé con sử dụng nhiều flour, mẹ nên hạn chế cho bé ăn một số loại thực phẩm như khoai tây, nho khô, nước giải khát vị trái cây, các loại soda và các loại hải sản…
2.6. Nguyên nhân 6: Do các một số bệnh lý cơ thể
Nếu bé đang gặp một số bệnh lý liên quan đến gan, thận sẽ có khả năng bị vàng răng. Khi phát hiện bé 2 tuổi răng bị vàng không rõ nguyên nhân, mẹ nên đưa bé đi khám. Các bác sĩ xác định rõ tình trạng bệnh để có biện pháp điều trị kịp thời.
2.7. Nguyên nhân 7: Do chấn thương răng
Khi bé vận động quá mạnh nên bị chấn thương răng, tổn thương các mạch máu xung quanh răng như gãy răng, mẻ răng, chảy máu chân răng… Điều này cũng kéo theo tổn thương men răng gây ra tình trạng răng bị vàng. Ở độ tuổi 2 tuổi, bé bắt đầu đi thành thạo và thích vận động nhanh, mạnh. Vậy nên để giảm tình trạng chấn thương, mẹ cần quan sát bé khi bé vận động vui đùa và chơi những trò chơi an toàn mẹ nhé!
3. Cách chăm sóc khi bé 2 tuổi răng bị vàng
3.1. Đánh răng cho trẻ
Bé 2 tuổi răng bị vàng do các nguyên nhân bên ngoài như do thực phẩm, sử dụng thuốc, sử dụng nhiều flour, vệ sinh răng miệng sai cách… Mẹ có thể khắc phục bằng cách đánh răng cho bé hàng ngày. Tuy nhiên mẹ cần chú ý cách đánh răng đúng cách như sau:
- Vì răng bé 2 tuổi mới tương đối hoàn thiện và là răng sữa. Mẹ nên sử dụng các loại bàn chải nhỏ, đầu tròn, lông bàn chải mềm đánh răng cho bé, tránh làm tổn thương răng và lợi. Hiện nay các hãng đã sản xuất riêng bàn chải theo từng độ tuổi, mẹ có thể chọn mua dễ dàng.
- Lúc bắt đầu đầu, mẹ đừng vội sử dụng kem đánh răng mà hãy thay bằng nước ấm. Bé chưa quen với việc đánh răng rất dễ nuốt kem đánh răng thay vì nhổ ra ngoài.
- Khi bé đã quen với việc đánh răng, mẹ hãy mua cho bé tuýp kem đánh răng riêng dành cho trẻ em. Đừng cho bé dùng chung kem với cả nhà. Kem đánh răng dành riêng cho trẻ em không hoặc chứa ít flour, sẽ không làm hại men răng của bé, không làm răng bị vàng.
- Mẹ hãy hướng dẫn bé chà nhẹ bàn chải lên toàn bộ bề mặt răng để làm sạch mảng bám. Sau đó, đừng quên nhắc nhở bé nhổ kem đánh răng ra ngoài và súc miệng thật sạch nhé.
- Mẹ nên thực hiện đánh răng cho bé ít nhất 2 lần mỗi ngày. Buổi sáng sau khi ngủ dậy và buổi tối trước khi đi ngủ.
Tham khảo thêm:
4 điều mẹ nên biết khi vệ sinh miệng cho trẻ sơ sinh
Dụng cụ vệ sinh răng miệng cho bé: Bàn chải nào tốt cho con?
Hướng dẫn vệ sinh răng cho bé mới mọc răng
3.2. Đưa bé khi khám nha sĩ
Các nguyên nhân khiến bé 2 tuổi răng bị vàng có thể là do bệnh lý. Chấn thương răng hay không xác định rõ nguyên nhân. Mẹ hãy đưa bé đến nha sĩ khám để được tư vấn cách điều trị tốt nhất. Các nha sĩ với trình độ chuyên môn cao sẽ xác định rõ nguyên nhân vì sao bé bị vàng răng. Từ đó đưa ra biện pháp khắc phục phù hợp.
Nếu nguyên nhân bắt nguồn từ men răng, các nha sĩ sẽ tiến hành cạo men răng để răng sáng trở lại. Nếu nguyên nhân do mẻ hoặc gãy răng, nha sĩ sẽ đánh giá mức độ tổn thương là tạm thời hay vĩnh viễn. Sau đó tiến hành hàn răng và đưa ra các biện pháp khắc phục tốt nhất.
Lưu ý, trong trường hợp này mẹ không nên chần chừ việc đưa bé đi khám. Thời gian khám và điều trị càng sớm càng có lợi cho việc cải thiện tình trạng răng bị vàng ở bé 2 tuổi. Đồng thời tránh bệnh nặng thêm, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe răng miệng bé sau này.
4. Lưu ý khi bé 2 tuổi răng bị vàng
Để chăm sóc răng bé tốt hơn, phòng tránh tình trạng bé 2 tuổi răng bị vàng, mẹ cần lưu ý một số điều như sau:
- Hạn chế thực phẩm bám màu: Các thực phẩm bám màu sẽ bám lại trên men răng của bé, lâu ngày khiến răng bé bị xỉn màu, vàng hoặc đốm đen. Hạn chế cho bé sử dụng các thực phẩm này là cách đơn giản nhất để phòng tránh răng bị vàng.
- Vệ sinh răng miệng đúng cách: Mỗi ngày khi bé ăn uống, các vi khuẩn và thức ăn bám lại trên răng. Mẹ hãy hướng dẫn bé vệ sinh răng miệng đúng cách. 2 lần mỗi ngày để loại bỏ vi khuẩn và mảng bám, tránh bé bị vàng răng. Bên cạnh đó, việc này còn giúp phòng ngừa sâu răng và các bệnh răng miệng khác. Như viêm răng, mòn men răng, viêm nướu, viêm nha chu…
- Không tự ý tẩy trắng răng tại nhà: Các sản phẩm làm trắng răng chứa nhiều thành phần tẩy trắng không phù hợp với tình trạng răng còn yếu của bé 2 tuổi. Hơn nữa, không dùng dụng cụ làm trắng răng tại nhà không đảm bảo vệ sinh. Điều này không những không khắc phục được việc bé 2 tuổi răng bị vàng. Mà còn khiến bé mắc các bệnh nhiễm trùng khác như viêm lợi, viêm nướu, viêm chân răng…
- Kiểm tra, khám sức khỏe răng miệng cho bé định kỳ: Việc này không chỉ giúp sớm phát hiện và điều trị tình trạng bé 2 tuổi răng bị vàng mà còn phòng tránh các bệnh về răng miệng khác cho bé.
Trên đây là toàn bộ nguyên nhân, cách khắc phục và lưu ý mẹ cần nắm rõ khi bé 2 tuổi răng bị vàng. Mẹ thông thái không nên quá lo lắng. Hãy tập trung xác định rõ nguyên nhân sẽ có cách khắc phục phù hợp cho bé. Hy vọng những thông tin trên đây có thể giúp mẹ chăm sóc răng miệng cho bé con tốt nhất. Ở độ tuổi nhạy cảm này, giúp răng bé luôn chắc khỏe, trắng sáng sẽ là giúp cho bé sau ngày rất nhiều!