Lịch sử tìm kiếm
Tìm trong góc của mẹ
Tìm kiếm phổ biến

Mẹ nên làm gì nếu bị tắc tia sữa?

Bầu ngực chứa các ống dẫn sữa từ tuyến vú đến núm vú. Khi ống dẫn bị tắc có thể gây cảm giác đau, sưng và ngứa cho mẹ. Đây là tình trạng tắc tia sữa mà không ít mẹ gặp phải. Mặc dù tắc tia sữa có thể gây cảm giác khó chịu cho mẹ, nhưng có thể điều trị bằng các biện pháp khắc phục tại nhà. Vậy đó là những cách nào? Đọc bài viết này ngay các mẹ nhé!

1. Triệu chứng tắc tia sữa

Những triệu chứng tắc sữa phổ biến nhất là:

  • Đau ở một vị trí nhất định trong vú
  • Có một khối sưng, mềm ở vú
  • Nóng và sưng ở vú
  • Sữa chảy chậm ở một bên vú
  • Vùng da ở bầu ngực trông sần sần 
  • Xuất hiện nốt mụn sữa: sữa bị đông thành giọt trắng, nhìn thấy rõ dưới da ở đầu ti và chặn đường thoát của tia sữa
tắc tia sữa
Tắc tia sữa có thể phòng ngừa tại nhà

2. Nguyên nhân tắc tia sữa

Các ống dẫn sữa bị tắc gặp phổ biến nhất ở phụ nữ đang cho con bú, mới sinh con và không cho con bú, hoặc gần đây đã ngừng cho con bú. Những mẹ gặp khó khăn khi cho bé bú như đầu ti bị đau, cản trở việc cho bé bú thường xuyên, hoặc quá nhiều sữa nhưng bé bú ít cũng có thể bị tắc sữa.

Bất kỳ mẹ nào đang cho con bú đều có thể bị tắc sữa. Nguyên nhân phổ biến gồm:

  • Mặc quần áo quá chật hoặc áo ngực quá chật, gây áp lực lên bầu ngực
  • Bé ngậm ti không đúng cách. Khi đó, bé có thể không ti được nhiều sữa
  • Không cho bé bú thường xuyên. Bầu ngực chứa đầy sữa nhưng bé không ti nhiều
  • Sản xuất quá nhiều sữa có thể khiến bầu ngực bị căng tức, tăng khả năng tắc sữa
  • Mất nước và mệt mỏi. Mẹ thiếu ngủ, không được nghỉ ngơi và không uống đủ nước có thể khiến mẹ có nguy cơ cao bị tắc sữa

3. Cách điều trị và biện pháp khắc phục tại nhà

tắc tia sữa
Mẹ có thể dùng máy hút sữa nếu sữa về nhiều, bé chưa kịp ti hết

Thông thường có thể điều trị các triệu chứng tắc tia sữa ở nhà. Cho con bú thường xuyên, đều đặn là cách nhanh nhất để giải quyết tình trạng tắc sữa. Điều cần thiết là các mẹ nhớ “làm trống bầu ngực” trong mỗi lần cho con bú. Sử dụng máy hút sữa để vắt sữa sau mỗi lần cho con bú cũng có thể giúp ích cho các mẹ. Nhất là nếu em bé mỗi lần ti ít sữa.

Một số cách giúp các mẹ hạn chế tình trạng tắc tia sữa:

  • Lấy một chiếc khăn ấm và áp vào bầu ngực mỗi lần 20 phút
  • Thay đổi tư thế cho bé bú sao cho cằm và mũi của bé hướng về phía ti
  • Sử dụng các tư thế cho bé ti đúng cách
  • Xoa bóp ngực, bắt đầu từ bầu ngực và đầy dần về phía núm ti
  • Tránh bóp hoặc làm đau ngực
  • Mặc quần áo rộng, áo ngực thoải mái

Đôi khi tắc tia sữa cho thể khiến mẹ đau đớn hoặc không đỡ với các biện pháp khắc phục tại nhà. Tắc tia sữa mà không giải quyết được có thể dẫn đến viêm vú do nhiễm trùng. Khi đó, thường thì mẹ sẽ được bác sĩ điều trị bằng kháng sinh. Các mẹ không nên tự điều trị viêm vú tại nhà. Gặp bác sĩ càng sớm càng tốt để điều trị sẽ giảm nguy cơ biến chứng, các mẹ nhé.

Góc của mẹ đã tổng hợp 9 lời khuyên cho bé bú đúng cách, mẹ nên tham khảo để làm giảm tình trạng tắc sữa nhé!

4. Cách phòng ngừa tắc tia sữa

Cách phòng ngừa quan trọng nhất để ngăn ngừa tắc sữa là để em bé ti thường xuyên, theo nhu cầu của bé. Trẻ sơ sinh có thể mất 15 đến 30 phút để ti và “làm rỗng” ngực cho mẹ. Vì vậy, các mẹ hãy thật kiên nhẫn nhé.

tắc tia sữa
Cho bé ti thường xuyên giúp mẹ ngăn được tình trạng tắc tia sữa

Một số dấu hiệu cho thấy bé đã ti hết sữa trong ngực mẹ:

  • Không nghe thấy tiếng nuốt khi bé bú
  • Mẹ cảm thấy một bên vú nhẹ hơn
  • Không còn cảm giác đầy hoặc ngứa ran trong vú

Một số cách khác có thể làm giảm nguy cơ tắc tia sữa như:

  • Mặc quần áo rộng rãi
  • Tránh các tư thế gây nhiều áp lực hoặc trọng lực lên bầu ngực
  • Cho bé bú theo nhu cầu hoặc theo lịch trình
  • Không ngủ nằm sấp, nó có thể gây áp lực lên ngực
  • Tránh chất béo bão hoà trong chế độ ăn uống
  • Bổ sung nước và nghỉ ngơi

5. Khi nào mẹ nên đi khám bác sĩ?

tắc tia sữa
Nếu thấy tình trạng tắc tia sữa trở nên nghiêm trọng, mẹ nên đến gặp bác sỹ nhé

Tắc tia sữa có thể khiến mẹ thấy đau đớn. Nếu có các triệu chứng sau, mẹ nên đến gặp bác sĩ ngay nhé:

  • Đau nhức
  • Tắc tia sữa không giảm sau 1-2 ngày
  • Sốt
  • Ngực sưng, đỏ
  • Tắc tia sữa liên tục

Tắc tia sữa có thể khắc phục ở nhà. Tuy nhiên, các mẹ cũng không nên chủ quan nhé. Nếu có những triệu chứng bất thường hãy đến gặp bác sĩ mẹ nhé. Hi vọng bài viết vừa rồi cung cấp cho mẹ những kiến thức hữu ích về tắc tia sữa. 

Nguồn tham khảo

Plugged ducts, mastitis, and thrush. WIC Breastfeeding Support. U.S. Department of Agriculture.

Management of breast conditions and other breastfeeding difficulties in Infant and Young Child Feeding: Model Chapter for Textbooks for Medical Students and Allied Health Professionals. World Health Organization. 2009.

Too much milk and oversupply. La Leche League GB. 2016.

Gaskin IM. Ina May’s Guide to Breastfeeding: From the Nation’s Leading Midwife. Bantam. 2009.

Blocked ducts. Australian Breastfeeding Association. 2016.

Clogged milk ducts. American Academy of Pediatrics.

Walker M. Breastfeeding management for the clinician. Jones & Bartlett Learning. 2016.

Lavigne V, Gleberzon BJ. Ultrasound as a treatment of mammary blocked duct among 25 postpartum lactating women: a retrospective case series. J Chiropr Med. 2012;11(3):170-8. doi:10.1016/j.jcm.2012.05.011

Plugged milk ducts. Children’s Hospital of Philadelphia.

Lecithin. Drugs and Lactation Database. U.S. National Library of Medicine. U.S. Department of Health and Human Services. 2018.

Mẹ Bình luận tại đây nhé

Hãy là người đầu tiên nhận xét “Mẹ nên làm gì nếu bị tắc tia sữa?”

Mẹ ghi lại email để Mamamy gửi những ưu đãi đặc biệt và các tips hữu ích nhé. Email của mẹ sẽ không hiển thị công khai đâu

Bài viết cùng chủ đề

Các nhóm dưỡng chất bổ sung cho bé ăn dặm mẹ nên biết?
Các nhóm dưỡng chất bổ sung cho bé ăn dặm mẹ nên biết?
Giai đoạn ăn dặm là thời điểm vàng giúp bé bứt phá phát triển chiều cao cân nặng. Tuy nhiên nhiều mẹ bỉm sữa lại thường hoang mang lo lắng. Không biết nên bổ sung cho bé ăn dặm những nhóm thực phẩm nào để bé hấp thu tốt mà lại đầy đủ dinh dưỡng. […]
Đồ ăn dặm cho bé: Mẹ cần sắm gì khi bé bước vào giai đoạn ăn dặm?
Đồ ăn dặm cho bé: Mẹ cần sắm gì khi bé bước vào giai đoạn ăn dặm?
Ăn dặm là giai đoạn vàng trong quá trình phát triển của con. Vì vậy để chuẩn bị tốt nhất cho thời kỳ này, mẹ cần chuẩn bị những món đồ phù hợp. Vậy có những đồ ăn dặm cho bé nào mà mẹ cần sắm sửa? Chúng có những lợi ích gì? Hãy cùng […]
Top 3+ tình huống “éo le” khi cho bé ăn dặm tự chỉ huy
Top 3+ tình huống “éo le” khi cho bé ăn dặm tự chỉ huy
Trong quá trình trở thành mẹ bỉm sữa, không thể không tránh khỏi giai đoạn cho bé ăn dặm. Đây được coi như bản lề mở ra bước ngoặt cho quá trình phát triển của con. Một trong những phương pháp được yêu thích áp dụng nhiều là ăn dặm tự chỉ huy (BLW). Không […]
Em bé tập ăn cơm như nào là đúng cách? Nằm lòng 3 bước dễ dàng
Em bé tập ăn cơm như nào là đúng cách? Nằm lòng 3 bước dễ dàng
Sau 6 tháng bú sữa, mẹ bắt đầu bước vào giai đoạn cho bé ăn dặm với cháo, súp,… Đến 19 tháng tuổi, khi bé có 16 chiếc răng sữa, lúc này mẹ có thể cho bé ăn cơm. Điều này đảm bảo cho bé phát triển khỏe mạnh cứng cáp hơn. Đồng thời tăng […]
4 Phương pháp ăn dặm cho bé phổ biến nhất hiện nay
4 Phương pháp ăn dặm cho bé phổ biến nhất hiện nay
Quá trình phát triển trưởng thành của con không thể thiếu giai đoạn ăn dặm. Đây không chỉ là cơ hội giúp bé hình thành thói quen, kỹ năng ăn uống sau này mà còn là thời điểm vàng bổ sung dưỡng chất cho sự phát triển toàn diện của trẻ. Tuy nhiên, nhiều mẹ […]
Bé ăn dặm: 7 thực phẩm giúp trẻ ăn ngon, phát triển toàn diện
Bé ăn dặm: 7 thực phẩm giúp trẻ ăn ngon, phát triển toàn diện
Để bé ăn dặm phát triển toàn diện cả thể chất lẫn tinh thần thì chế độ ăn uống khoa học là điều vô cùng quan trọng. Vậy mẹ cần bổ sung những thực phẩm nào vào khẩu phần ăn hàng ngày của con? Tham khảo ngay danh sách những nhóm thực phẩm tốt cho […]
Giỏ hàng 0