Lịch sử tìm kiếm
Tìm trong góc của mẹ
Tìm kiếm phổ biến

Những điều cần lưu ý khi bà bầu bị trĩ trong thời kì mang thai

Những trường hợp bà bầu bị trĩ khi mang thai không hiếm gặp. Tuy nhiên, cảm giác không hề dễ chịu mỗi lần đi vệ sinh sẽ khiến nhiều mẹ cảm thấy lo lắng. Thậm chí với những ai lần đầu mang thai càng không thể lường trước được và dễ chủ quan ngay khi có những khả năng bị trĩ. Vậy thì làm gì để tránh bị trĩ khi mang thai? Khi bị trĩ nên làm gì, không nên làm gì? Đọc ngay bài viết này mẹ nhé.

1.Bệnh trĩ là gì?

Theo Wikipedia, bệnh trĩ, còn có tên gọi khác là bệnh lòi dom theo dân gian, là bệnh xảy ra do dãn quá mức các đám rối tĩnh mạch trĩ (hoặc sự phình tĩnh mạch) ở xung quanh hậu môn. Trong trạng thái bình thường, những mô này có chức năng kiểm soát phân ra ngoài. Khi chúng bị phồng lên do sưng hoặc viêm thì gọi là trĩ. 

Bệnh trĩ được chia thành trĩ nội và trĩ ngoại. Trĩ nội chịu lực nén bên trong nên thường sung huyết, chảy máu và đôi khi bị sa. Trĩ ngoại có thể có huyết khối phát triển, khiến người bị bệnh cảm thấy rất đau. 

2.Tại sao bà bầu bị trĩ khi mang thai?

Lý do các mẹ bầu dễ bị trĩ khi mang thai bởi 3 yếu tố chính: sự phát triển của tử cung, táo bón và sự gia tăng hormone progesterone.

bà bầu bị trĩ
Mẹ bầu nên tập thể dục thường xuyên, vận động cơ thể để ngăn ngừa bị trĩ khi mang thai

Tử cung ngày một phát triển theo sự lớn lên của thai nhi gây áp lực lên các cơ quan bên trong của mẹ bầu. Điều này khiến làm chậm khả năng lưu thông máu từ nửa dưới cơ thể, làm tăng áp lực lên các tĩnh mạch bên dưới tử cung khiến những tĩnh mạch này giãn ra hoặc sưng lên.

Táo bón – một vấn đề cực kỳ phổ biến ở mẹ bầu khi mang thai cũng có thể góp phần hoặc làm nặng thêm bệnh trĩ. Vì khi bị táo, mẹ có xu hướng đi vệ sinh khó hơn bình thường, dễ dẫn đến trĩ. 

Khi mang thai, hormone progesterone khiến các thành tĩnh mạch “lỏng lẻo” hơn bình thường. Chúng có xu hướng sưng lên dễ dàng hơn. Chính vì vậy nội tiết tố này cũng góp phần vào việc gây nên tình trạng táo bón và trĩ. 

2.1.Bệnh trĩ ở mẹ bầu khi mang thai

Mẹ bầu bị trĩ khi mang thai thường diễn ra trong tam cá nguyệt thứ ba hoặc trong quá trình rặn khi sinh thường. Khi đó búi trĩ phát triển thành một “huyết khối” – cục máu đông hình thành bên trong búi trĩ, trở nên sưng và phình to. Loại trĩ này có thể gây đau đớn cho mẹ bầu, khiến việc đi lại, ngồi hoặc đi vệ sinh khó khăn hơn.

Như đã đề cập ở trên, trĩ được chia thành hai loại trĩ nội và trĩ ngoại. Nếu bị trĩ trong, mẹ có thể thấy chút máu ra giấy vệ sinh khi đi vệ sinh. Trĩ ngoài thì ngược lại, mẹ sẽ dễ nhận thấy hơn. Mẹ sẽ có cảm giác như có một vật gì đó sưng to ở phía ngoài hậu môn. Cảm giác không tránh khỏi khi bị trĩ, dù là trĩ nội hay trĩ ngoại đó chính là khó chịu, thậm chí là đau đớn. Vì vậy, nếu mẹ thấy hiện tượng chảy máu nhiều hơn, khó chịu, đau nhiều thì có thể gặp bác sĩ hoặc tới cơ sở y tế để được thăm khám.

2.2.Làm thế nào để tránh bị trĩ khi mang thai?

Mẹ hãy tham khảo ngay 5 cách phổ biến để ngăn ngừa bệnh trĩ khi mang thai nhé:

Tránh bị táo bón

Như các mẹ đã biết, táo bón là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến bệnh trĩ. Vì vậy, ngay trong quá trình mang thai, các mẹ hãy hạn chế việc để cơ thể bị táo bón. Bằng một chế độ ăn uống lành mạnh như sau:

  • Ăn thật nhiều chất xơ với những thực phẩm như ngũ cốc nguyên hạt, đậu, trái cây và rau quả
  • Uống nước đúng và đủ
  • Tập thể dục thường xuyên (theo sự hướng dẫn của người có chuyên môn)
  • Nếu mẹ bị táo bón, có thể bổ sung thêm chất xơ hoặc sử dụng chất làm mềm phân theo sự tư vấn của bác sĩ
  • Không ngồi quá lâu
bà bầu bị trĩ
Thay đổi tư thế, đi lại thường xuyên nếu phải ngồi quá lâu khi làm việc

Mẹ hãy đi vệ sinh ngay khi cảm thấy muốn đi. Không nên nhịn đi vệ sinh. Không những vậy, việc ngồi quá lâu có thể gây áp lực lên khu vực trực tràng. Đặc biệt là tránh ngồi xổm để đi vệ sinh trong một thời gian dài. 

Bên cạnh đó, nếu công việc của mẹ cần phải đứng/ ngồi trong một thời gian dài, mẹ hãy liên tục đứng dậy và đi lại một vài phút mỗi giờ. 

Bài tập Kegel giúp tăng sự lưu thông máu ở khu vực trực tràng và tăng cường các cơ xung quanh hậu môn, giảm nguy cơ mắc bệnh trĩ. Kegel cũng giúp tăng cường và làm săn chắc các cơ xung quanh âm đạo và niệu đạo.

3.Biện pháp điều trị bệnh trĩ khi mang thai

Khi nhận biết và phát hiện bị trĩ, mẹ có thể tham khảo một số biện pháp sau. Thường thì những triệu chứng của trĩ chưa thể loại bỏ hoàn toàn trong thời kỳ mang thai. Mà tình trạng này có thể giảm hẳn sau khi sinh con. Vì vậy, ngay từ khi mang thai, mẹ hãy có duy trì những thói quen ăn uống, sinh hoạt thật lành mạnh nhé. Biện pháp ngăn ngừa hàng đầu đó là tránh bị táo bón. 

Góc của mẹ cũng đã tổng hợp 32 loại thực phẩm tốt nhất cho mẹ trong giai đoạn mang thai, mẹ tham khảo tại đây nhé!

bà bầu bị trĩ
Ăn nhiều chất xơ, thực phẩm xanh để hạn chế táo bón khi mang thai

Bên cạnh đó là những biện pháp khác để mẹ tham khảo:

  • Sử dụng một số loại thuốc theo sự hướng dẫn và chỉ định của bác sĩ. Trong đó bao gồm thuốc uống nhuận tràng, giúp làm mềm phân. Kem/ thuốc bôi để thoa vào vùng bị trĩ, giúp giảm đau tức thời. Kem bôi trơn tại hậu môn để giúp thải phân dễ hơn,…
  • Chườm lạnh, vệ sinh bằng nước mát
  • Ngâm mông trong bồn/ chậu nước ấm từ 10 đến 15 phút. 
  • Tránh các hoạt động nặng: bưng bê các vật nặng
  • Giữ vùng hậu môn sạch sẽ. Sử dụng khăn giấy vệ sinh mềm, không mùi, ít gây kích ứng sau khi đi vệ sinh
  • Tránh các loại thực phẩm có quá nhiều muối hoặc quá mặn
  • Nằm nghiêng sang bên trái để giảm bớt tình trạng ứ máu tại vùng chậu/ hậu môn
  • Tập thể dục thường xuyên, hàng ngày

4. Khi nào mẹ nên gặp bác sĩ hoặc đến cơ sở y tế?

Tình trạng bà bầu bị trĩ khi mang thai là điều không thể tránh khỏi. Theo thống kê, khoảng 20 – 50% phụ nữ mang thai có thể bị trĩ, tuỳ theo mức độ khác nhau. Do đó, ngay khi bị táo bón, mẹ hãy điều chỉnh ngay thực phẩm ăn vào. Đồng thời thường xuyên luyện tập, uống nhiều nước. 

Trong trường hợp có những triệu chứng của bệnh trĩ, mẹ có thể tham khảo ý kiến bác sĩ để phòng ngừa hay điều trị tại nhà. Nếu bị chảy máu khi đi vệ sinh hoặc thấy quá đau thì có thể đến cơ sở y tế để được tư vấn và điều trị phù hợp. Trong một số trường hợp, sau khi sinh xong, mẹ cần thu nhỏ búi trĩ, tuỳ thuộc vào mức độ nặng nhẹ lúc đó. Vì vậy, tóm lại, mẹ không nên quá hoang mang, lo lắng. Hãy lắng nghe cơ thể, điều chỉnh chế độ ăn uống kịp thời cùng với thói quen sinh hoạt lành mạnh, khoa học. Đồng thời đến gặp hoặc nói chuyện với bác sĩ trong trường hợp cần thiết.

Bà bầu bị trĩ cũng có thể gặp tình trạng đau lưng hoặc đau bụng khi mang thai. Mẹ cũng nên lưu ý nữa nhé!

Mẹ Bình luận tại đây nhé

Hãy là người đầu tiên nhận xét “Những điều cần lưu ý khi bà bầu bị trĩ trong thời kì mang thai”

Mẹ ghi lại email để Mamamy gửi những ưu đãi đặc biệt và các tips hữu ích nhé. Email của mẹ sẽ không hiển thị công khai đâu

Bài viết cùng chủ đề

Bà bầu 3 tháng đầu ăn cóc được không?
Bà bầu 3 tháng đầu ăn cóc được không?
Trong thời gian mang thai, nhiều mẹ bầu băn khoăn không biết liệu có nên ăn cóc trong ba tháng đầu thai kỳ hay không, đặc biệt vì cóc là một loại quả chua. Bài viết này Góc của mẹ sẽ phân tích và giải đáp Bà bầu 3 tháng đầu ăn cóc được không? […]
Tìm hiểu: Bà bầu ăn củ sắn được không?
Tìm hiểu: Bà bầu ăn củ sắn được không?
“Bà bầu ăn củ sắn được không?” hay “bầu 3 tháng đầu ăn củ sắn được không” là băn khoăn được nhiều mẹ rất thắc mắc và quan tâm thời gian qua. Hiểu được điều này, Góc của mẹ sẽ giải đáp câu hỏi này ngay dưới đây.  1. Bà bầu ăn củ sắn được […]
Bà bầu ăn na được không? 4 Lợi ích và 3 lưu ý
Bà bầu ăn na được không? 4 Lợi ích và 3 lưu ý
Quả na là loại quả nhiệt đới phổ biến, được nhiều người yêu thích, liệu có phù hợp cho bà bầu sử dụng? Ở bài biết này, hãy cùng Góc của mẹ giải đáp bà bầu ăn na được không ngay dưới đây. 1. Bầu ăn na được không? Bà bầu ăn na được không? […]
Bà bầu bị tiêu chảy nên ăn gì? Thực đơn mẹ khỏe, bé an toàn
Bà bầu bị tiêu chảy nên ăn gì? Thực đơn mẹ khỏe, bé an toàn
Mang thai là một quá trình diệu kỳ, mang lại nhiều niềm vui nhưng cũng không tránh khỏi một số rắc rối sức khỏe, trong đó có tình trạng tiêu chảy. Tiêu chảy ở bà bầu gây mất nước, mất chất điện giải, mệt mỏi, ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và sự phát […]
Bà bầu ăn ốc được không? 3 lưu ý quan trọng
Bà bầu ăn ốc được không? 3 lưu ý quan trọng
Bầu ăn ốc được không? hay bầu 3 tháng đầu ăn ốc được không là băn khoăn của nhiều mẹ bầu trong thời kỳ mang thai. Hiểu được trăn trở này, Góc của mẹ hôm nay sẽ giải đáp bầu ăn ốc có sao không, các loại ốc bà bầu nên ăn, các loại ốc bà […]
[Giải đáp] Bầu bị tiểu đường thai kỳ nên ăn gì?
[Giải đáp] Bầu bị tiểu đường thai kỳ nên ăn gì?
Khi mang thai, sức khỏe của cả mẹ và bé là ưu tiên hàng đầu. Đối với bà bầu bị tiểu đường thai kỳ, việc lựa chọn một chế độ ăn uống lành mạnh và cân bằng là rất quan trọng. Bởi, việc này giúp kiểm soát lượng đường huyết của mẹ và đảm bảo […]
Giỏ hàng 0