Nếu chỉ vừa mới lâm bồn cách đây mấy ngày, hẳn mẹ đã bắt đầu bận tâm đến việc chăm sóc bé sơ sinh tại nhà. Nhưng đầu tiên, mẹ hãy thật thư giãn đã nhé! Mới sinh xong, mẹ luôn cần hồi phục thật tốt. Đừng quá lo lắng đến việc làm thế nào mới là đúng và tốt nhất. Mỗi bé có một thể trạng khác nhau. Vậy nên, dưới đây sẽ chỉ là những chia sẻ để mẹ tham khảo. Quan trọng mẹ cần cảm nhận được em bé của riêng mình mẹ nhé!
Mục lục
1. Chăm sóc bé sơ sinh tại nhà trong 7 ngày đầu đời
Nếu là lần đầu tiên làm mẹ, chắc chắn sự bỡ ngỡ là không thể tránh khỏi. Mẹ chỉ cần nhớ rằng, em bé vừa được chuyển từ một môi trường vô cùng ấm cúng và bao bọc để ra ngoài thế giới bao la. Chính vì thế, điều đầu tiên là giúp bé thích nghi dần. Mẹ hãy cùng bé cảm nhận từng chút một thế giới này qua 4 lưu ý dưới đây nhé!
1.1. Giữ ấm cho bé
Trong những ngày đầu đời, mẹ cần giữ ấm cho bé. Bởi nhiệt độ trong cơ thể mẹ cao hơn bên ngoài môi trường khoảng 7 – 8 độ C, bởi vậy, khi ra ngoài, bé dễ bị lạnh nếu không được che chắn cẩn thận. Thêm nữa, hệ miễn dịch non yếu của con dễ khiến con bị cảm lạnh, sổ mũi, viêm đường hô hấp, viêm phổi,…
Vậy mẹ sẽ giữ ấm cho bé như nào?
- Mẹ nên để bé nằm cạnh mình. Hơi ấm của mẹ là biện pháp giữ ấm tốt nhất, cũng là sợi dây gắn kết giữa mẹ và bé. Bé được ấm áp, an toàn, ngủ ngon bên cạnh mẹ. Mẹ còn dễ dàng quan sát và kịp thời xử lý sự cố không mong muốn nếu có.
Tuy nhiên, mẹ hạn chế khi nằm ngủ ôm bé quá chặt hay thở trực tiếp vào mặt bé. Quan niệm ngày xưa cho rằng, hà hơi ấm vào bé giúp bé ấm hơn. Điều này không đúng nếu mẹ hà hơi trực tiếp vào mặt bé. Như vậy làm giảm lượng oxy bé hít thở, sẽ không tốt cho bé.
- Mẹ cần mặc đủ ấm cho bé. Thân nhiệt trẻ sơ sinh thường cao nên mẹ không cần mặc quá 2 lớp vì có thể khiến bé nóng bức khó chịu. Mẹ chỉ cần 1 bộ đồ dài tay chất liệu mềm, không quá dày hay mỏng. Bên ngoài mẹ có thể dùng chũn hoặc tã vải để quấn kén gọn gàng tay chân bé. Điều này vừa giúp giữ ấm, vừa giúp bé ngủ ngon.
- Mẹ không cần thiết phải đắp chăn cho bé, nhất là nếu mẹ sinh bé vào mùa hè. Không chỉ gây nóng, đắp chăn còn tăng nguy cơ khiến bé ngạt thở khi ngủ. Vì thực sự sau sinh mẹ sẽ rất mệt, đôi khi sẽ ngủ thiếp đi mất. Mẹ cũng không thể thức canh con cả đêm. Vì vậy, mẹ hãy để không gian quanh bé thoáng nhất có thể nhé!
Mẹ lưu ý thêm nè:
- Dấu hiệu để biết bé quá nóng: mẹ có thể sờ lưng bé. Nếu thấy ra mồ hôi, mẹ cần cởi bớt cho bé.
- Mẹ nên giữ nhiệt độ phòng ổn định và duy trì từ 22-26 độ C.
Góc của mẹ gợi ý mẹ set quần áo cao cấp cho trẻ sơ sinh DESTINY BOX gồm 14 sản phẩm sơ sinh từ sự hợp tác của 2 thương hiệu Mamamy x CHAANG gồm quần áo, mũ, yếm, bao tay, bao chân, chăn ủ, khăn xô và 3 gói khăn ướt Tropical Mamamy. Chỉ với 1 lần mua, mẹ đã sắm được đầy đủ đồ dùng cần thiết cho bé cưng rồi!
Với kết cấu các sợi đồng đều, liên kết chặt chẽ, chất liệu cotton chải vô cùng an toàn cho làn da trẻ sinh non và sơ sinh. Độ thấm hút cực tốt của cotton chải sẽ đánh tan nỗi lo của mẹ về những vấn đề về sức khỏe của da như hăm, mẫn, ngứa,… Khi chạm tay vào sản phẩm của Mamamy x Chaang, mẹ và bé sẽ cảm nhận được một sự mềm mại đến mướt mịn và mát mẻ vô cùng, có thể nói là “chuẩn mềm mại”.
Đặc biệt, khi mua trong ngày hôm nay, mẹ sẽ được tặng miễn phí 3 gói khăn ướt nhiệt đới Mamamy Tropical và được giảm 200k đó ạ! Chỉ có 500 box cho các mẹ nhanh tay nhất thôi, đặt mua ngay TẠI ĐÂY mẹ ơi!
1.2. Cho bé bú đủ, không để bé đói
Trong những ngày đầu đời, bé chỉ ăn 10 – 30ml sữa/cữ. Dạ dày nhỏ nên mỗi bữa con chỉ ăn một xíu thôi. Một ngày sẽ chia thành nhiều cữ sữa. Mẹ có thể tham khảo bảng cữ bú của con dưới đây nhé!
LƯỢNG SỮA CHO BÉ SƠ SINH TRONG 7 NGÀY ĐẦU TIÊN | ||
Ngày tuổi của bé | Lượng sữa mỗi cữ | Cữ/ngày |
Ngày 1 (0 – 24 giờ) | 5 – 7 ml | 8 – 12 cữ |
Ngày 2 (24 – 28 giờ) | 14 ml | 8 – 12 cữ |
Ngày 3 (48 – 72 giờ) | 22 – 27 ml | 8 – 12 cữ |
Ngày 4,5,6 (72 – 96 giờ) | 30 ml | 8 – 12 cữ |
Ngày 7 (144 – 168 giờ) | 35 ml | 8 – 12 cữ |
Tuy nhiên, không phải bé nào cũng ti giống nhau, có nhiều bé ti nhiều hơn và các cữ sữa cũng gần nhau hơn. Vậy làm thế nào để mẹ biết bé đã no hay đang đói? Dấu hiệu cho mẹ đây ạ!
1 – Nếu bé đói, bé sẽ “ra dấu” cho mẹ bằng cách:
Trong vòng 07 ngày đầu tiên, dấu hiệu chủ yếu bé thể hiện “con đói rồi” là khóc. Nếu mẹ đã vệ sinh sạch sẽ cho bé mà bé vẫn khóc và lần ti gần nhất cũng cách ít nhất một tiếng rồi thì khả năng cao là bé đang thèm “măm măm” tiếp đấy! Cho con ti thôi nào!
2 – Còn nếu đã no rồi, bé sẽ:
- Ngủ thiếp đi trong lúc bú hoặc ngậm miệng lại
Nếu sữa mẹ đã về luôn từ những ngày đầu thì thật tuyệt vời. Mẹ hãy cho con bú ngay khi cơ thể mình cho phép. Nếu sinh mổ, ngồi dậy khó khăn, mẹ cũng có thể cho bé ti nằm. Những giọt sữa đầu cực kỳ quý giá. Đó là sữa non và thường có màu vàng. Cực kỳ nhiều chất dinh dưỡng và kháng thể để “tiếp sức” cho bé ở những ngày đầu tiên này.
Nhưng dù sữa chưa về, mẹ cũng đừng quá căng thẳng. Hãy giữ cho mình tinh thần thoải mái để con cảm nhận sự vui vẻ, tích cực từ mẹ, mẹ nhé!
1.3. Chăm sóc rốn bé đúng cách
Cuống rốn chưa rụng của bé sơ sinh là vết thương hở, nơi vi khuẩn dễ dàng xâm nhập. Nên mẹ cần chăm sóc cẩn thận để hạn chế nhiễm trùng cuống rốn mẹ nhé.
Chăm sóc cuống rốn không khó đâu mẹ ạ. Và rốn con sẽ rụng sau 8 – 10 ngày, đến ngày thứ 15 là lành hẳn rồi.
Mẹ vệ sinh sạch sẽ cuống rốn 1 – 2 lần/ngày đến khi cuống rốn rụng hẳn theo các bước sau:
- Bước 1: Chuẩn bị 4 – 5 miếng gòn, 1 chai nước muối sinh lý, 1 chai cồn 70 độ
- Bước 2: Mẹ rửa tay sạch sẽ, sau đó sát trùng tay bằng cồn 70 độ.
- Bước 3: Dùng 1 miếng gòn tẩm nước muối sinh lý, nhẹ nhàng lau dọc cuống rốn từ chân rốn đến đầu cuống rốn và xung quanh vùng chân rốn.
- Bước 4: Dùng 1 miếng gòn sạch lau khô vùng vừa vệ sinh, sau đó sát trùng khu vực da quanh rốn bằng cồn 70 độ
Hiện tại nhiều bệnh viện, sau khi vệ sinh cuống rốn, các y tá thường không dùng gạc hay băng rốn nữa mà để cho cuống rốn được thông thoáng. Ngoài ra, mẹ lưu ý quan sát cuống rốn của bé mỗi khi thay. Nếu thấy sưng đỏ, tiết dịch, chảy mủ, rỉ máu hay có mùi hôi,… mẹ cần liên lạc với bác sĩ ngay nhé.
1.4. Biểu hiện sinh lý bình thường và không bình thường của bé sơ sinh
Đầu tiên phải kể đến là “chuyện phân su”. Phân su là chất nhầy màu xanh đen mà bé thải ra ngoài. Phân su thường đặc quánh, không mùi. Trong những ngày đầu, bé đi ị ra phân su khoảng 5 – 6 lần là điều hết sức bình thường. Điều này cho thấy bé đang đào thải phân tích tụ ở ruột trong suốt quá trình nằm trong bụng mẹ! Thường sau khoảng 5-6 ngày, bé sẽ đi hết phân su. Sau đó, phân của bé sẽ chuyển sang màu vàng.
Tiếp theo là “chuyện vàng da”. Nếu mẹ thấy da bé hơi vàng ở vùng mặt, cổ, ngực, vùng bụng phía trên rốn thì đây là dấu hiệu của vàng da sinh lý. Thường bé sẽ hết hiện tượng này sau 1-2 tuần. Nhưng nếu vùng da ở bàn tay, bàn tay hay cả người bị vàng, lúc đó mẹ cần báo bác sỹ thăm khám cho bé ngay mẹ nhé!
Ngoài ra, mẹ cần lưu ý những biểu hiện bất thường dưới đây của bé:
- Hơn 2 ngày (kể từ lúc mới sinh) mà bé không đi ngoài phân su: Đây là biểu hiện của các rối loạn hệ tiêu hóa, tắc ruột, viêm phúc mạc…
- Bé bị giảm cân: Nếu cân nặng giảm quá 10%, bé sẽ gặp nguy hiểm do bị mất nước nặng, vàng da, chậm nhịp tim, thậm chí ngừng thở.
- Tím tái, khó thở: Đây là biểu hiện của các rối loạn hô hấp do phổi của bé chưa phát triển toàn diện sau khi chào đời.
- Co giật, cứng hàm: Đây là những biểu hiện của tình trạng viêm, nhiễm khuẩn mức độ nặng ở bé, đặc biệt là nhiễm khuẩn uốn ván qua cuống rốn.
- Ngủ li bì: Giống như mẹ khi ốm, thường mệt ngủ li bì và khó đánh thức, bé cũng vậy. Lúc này, mẹ hãy đưa bé tới bệnh viện để được thăm khám nhanh nhất.
Ngoài ra, mẹ không tự ý tác động nếu đầu của bé bị bướu huyết thanh với biểu hiện sưng, phù nề da đầu. Trong hầu hết các trường hợp, bé sẽ tự khỏi mà không để lại biến chứng gì. Nếu lo lắng, mẹ hãy hỏi ý kiến và làm theo chỉ dẫn của bác sĩ mẹ nhé!
2. Chăm sóc bé sơ sinh dưới 1 tháng tuổi tại nhà
Bé sơ sinh dưới 1 tháng tuổi chưa thể thích nghi hoàn toàn với môi trường bên ngoài. Vì thế, mẹ hãy dành phần lớn thời gian ở bên cạnh bé, chăm sóc và giúp đỡ bé những sinh hoạt cơ bản như: Ăn, ngủ, tắm rửa, vệ sinh trong giai đoạn này.
2.1. Chăm sóc bé khi bú
Dạ dày của bé sơ sinh chưa thể chứa nhiều thức ăn cùng một lúc, vì thế nhu cầu ăn của bé được chia thành nhiều lần trong ngày. Cứ cách 2- 3 giờ, bé đòi ăn một lần. Mỗi lần bé ăn 60 – 90 ml sữa trong vòng 20 – 45 phút.
Để hiểu rõ hơn về cữ bú của con, mẹ tham khảo bảng dưới đây nhé!
LƯỢNG SỮA CHO BÉ SƠ SINH TRONG 1 THÁNG ĐẦU TIÊN | ||
Ngày 1 | 5 – 7 ml | 8 – 12 cữ |
Ngày 2 | 14 ml | 8 – 12 cữ |
Ngày 3 | 22 – 27 ml | 8 – 12 cữ |
Ngày 4, 5, 6 | 30 ml | 8 – 12 cữ |
Ngày 7 | 35 ml | 8 – 12 cữ |
Ngày 8 – ngày 30 | 35 – 60ml | 6 – 8 cữ |
Cũng giống như 7 ngày đầu tiên, nếu con đói sẽ “ra dấu” cho mẹ chủ yếu bằng tiếng khóc. Dần dần bé cũng ngọ nguậy tay chân hơn, há miệng đôi chút khi đói nữa. Mẹ để ý để cho con ăn kịp thời mẹ nhé!
Lưu ý nhỏ cho mẹ:
- Chủ động cho bé bú sữa nếu bé ngủ quên: Bé sơ sinh ngủ rất nhiều. Đôi lúc, bé ham ngủ quên ăn. Nếu sau ăn 2 -3 giờ mà bé vẫn còn ngủ, mẹ để bé ngủ thêm một chút cũng được. Nếu bé ngủ quá 4 tiếng, mẹ nhẹ nhàng đánh thức bé dậy để ăn nhé!
- Giúp bé bú đủ lượng sữa mỗi lần ăn: Nếu mẹ thấy bé có dấu hiệu ngủ gật khi bú, mẹ nựng yêu, nói chuyện với bé để bé tỉnh táo cho đến khi bú no. Điều này giúp hạn chế tình trạng sặc sữa ở bé đó mẹ.
- Vỗ ợ hơi cho bé sau khi bú: Bé mới tập bú nên thường nuốt lượng lớn không khí vào dạ dày khi bú. Nếu không vỗ ợ hơi, bé dễ bị đầy hơi, khó chịu, trào ngược dạ dày, nôn trớ, ọc sữa. Vì thế, sau khi bé bú xong, mẹ bế vác bé trên vai, khum tay vỗ nhẹ lưng bé từ dưới lên trên. Không khí thừa được đẩy ra ngoài, bé sẽ cảm thấy thoải mái và tiêu hóa sữa tốt hơn.
2.2. Chăm sóc bé khi tắm
Khoảng 1 tuần sau sinh, mẹ còn đau và cổ tay yếu, mẹ hãy nhờ người thân có kinh nghiệm (bà nội, bà ngoại,…) hoặc hộ sinh tắm cho bé. Trong thời gian này, mẹ quan sát để biết cách làm trước. Trong trường hợp mẹ phải tự tắm cho bé, mẹ cũng đừng lo lắng quá nhé. Cách tắm cho bé không khó như mẹ nghĩ đâu ạ!
Đầu tiên, mẹ cần chuẩn bị:
- 1 chai nước muối sinh lý.
- Bông gòn, tăm bông, gạc y tế, băng quấn rốn vô trùng.
- 1 khăn tắm loại lớn, 3 khăn khô đa năng
- Quần áo, bao tay, tất, mũ, tã để thay cho bé.
- Dầu tắm gội an toàn cho bé.
Trước khi tắm cho bé, mẹ thực hiện những thao tác sau:
- Mẹ rửa tay thật sạch.
- Tắt quạt và điều hòa, tránh để bé bị nhiễm lạnh sau khi tắm.
- Pha nước ấm tắm cho bé ở nhiệt độ 36 – 38 độ C. Mẹ có thể dùng nhiệt kế để đo, hoặc pha theo tỉ lệ 1 phần nước sôi – 4 phần nước thường.
- Cởi bỏ quần áo của bé, đặt bé nằm trên giường và massage cho bé bằng cách xoa và bóp nhẹ chân, tay, vai, thân bé trong khoảng 1 -2 phút.
Bé yêu khi ở trong bụng mẹ được mẹ bảo vệ, sửa ấm và bao bọc. Khi chào đời, bé chưa làm quen kịp với môi trường bên ngoài nên rất dễ bị nhiễm lạnh. Vì thế, mẹ hãy thao tác nhẹ nhàng, nhanh chóng; gội đầu và vệ sinh thân người cho bé trong vòng 4 – 5 phút lần lượt theo các bước sau:
- Rửa mặt: Dùng bông gòn thấm nước muối sinh lý nhẹ nhàng lau mắt bé. Sau đó dùng 1 khăn khô đa năng vắt ráo nước và lau nhẹ nhàng mặt bé theo thứ tự mặt, mũi, cằm và 2 tai.
- Gội đầu: Làm ướt tóc bé, sử dụng khăn nhúng vào nước tắm hoặc sữa tắm và nhẹ nhàng xoa đầu bé.
- Tắm toàn thân cho bé: Dùng 1 khăn khô đa năng nhúng vào nước tắm hoặc sữa tắm, lau nhẹ nhàng lau khắp người bé. Nếu cuống rốn con chưa rụng, mẹ vẫn có thể nhúng cả người con xuống nước nhưng hạn chế dùng tay động vào rốn bé. Tráng lại bằng nước thường.
- Lau khô người sau khi tắm: Dùng khăn lớn lau toàn bộ người để bé không bị cảm lạnh. Đặt bé nằm trên giường, nhỏ nước muối sinh lý vào mắt, mũi và dùng bông gòn lau từ trong ra ngoài.
- Mặc tã, quần áo, tất cho bé và cho bé bú sữa nếu bé có nhu cầu.
2.3. Chăm sóc giấc ngủ cho bé
Giấc ngủ của bé rất quan trọng. Đây là lúc thể chất, tinh thần, não bộ, các hormone tăng trưởng hoạt động mạnh mẽ. Để con phát triển tốt nhất, chăm sóc giấc ngủ là vấn đề mẹ cần đặc biệt lưu tâm,
2.3.1. Điều kiện giúp bé ngủ ngon
Trước khi cho bé ngủ, để bé ngủ ngon hơn, không bị giật mình tỉnh giấc, không bất chợt gào khóc quấy rầy mẹ, mẹ hãy giúp bé thực hiện những điều sau:
- Giữ phòng ngủ yên tĩnh, sạch sẽ: Ai cũng thích một không gian thoáng mát, sạch sẽ và yên tĩnh. Bé sơ sinh cũng thế! Ngoài ra, khi mới ra khỏi bụng mẹ, bé rất dễ giật mình, chỉ một tiếng động vọng từ xa, hay một cái chạm bất chợt cũng làm bé tỉnh giấc. Vì thế, mẹ cho bé ngủ ở nơi yên tĩnh, hạn chế tối đa tiếng ồn xung quanh.
- Nhiệt độ phòng phù hợp: Để con cảm thấy dễ chịu, mẹ nên duy trì nhiệt độ phòng khoảng 28 độ C. Nhiệt độ quá nóng hay quá lạnh sẽ làm bé thấy khó chịu, ngủ không yên giấc.
- Bé được no bụng trước khi ngủ: “Căng da bụng chùng da mắt”. Bé sẽ được ngủ ngon khi được mẹ cho bú sữa no bụng. Ngoài ra, cho bé bú no bụng trước khi ngủ sẽ giúp mẹ rảnh hơn một chút. Mẹ không cần phải lo lắng bé đang ngủ mà bất chợt bật khóc đòi bú mẹ nữa!
- Cơ thể bé sạch sẽ: Cơ thể sạch sẽ giúp bé cảm thấy thoải mái, ngủ sâu và ngon hơn. Bé sẽ không thể ngủ ngon nếu có bất kì yếu tố nào gây ngứa ngáy, khó chịu, quấy rầy giấc ngủ của con.
2.3.2. Hát ru bé ngủ
Hát ru là biện pháp được áp dụng từ xa xưa, truyền qua nhiều thế hệ. Lời ru có tác dụng xoa dịu bé, làm bé cảm thấy an toàn, dễ dàng chìm vào giấc ngủ. Không những thế, tiếng hát ru của mẹ là âm thanh đầu tiên con nghe được, dần dần giúp con phát triển thính giác.
Nếu bé không thích nghe hát ru, mẹ có thể thử các cách khác như:
- Đọc cho con nghe một câu chuyện: Mẹ chọn những câu chuyện đơn giản, chuyện dành riêng cho bé và đọc bằng giọng nhẹ nhàng. Điều này không chỉ giúp mẹ ru ngủ bé, mà còn hỗ trợ phát triển trí não của con.
- Bế con lên và đu đưa nhẹ nhàng: Bé luôn thích hơi ấm của mẹ và những chuyện động nhịp nhàng. Nếu mẹ thấy mỏi tay, mẹ hãy cho bé bú no và nhờ sự trợ giúp của những người thân khác trong gia đình.
- Cho bé ngậm núm vú giả: Nếu mẹ gặp khó khăn trong việc dỗ bé ngủ thì có thể sử dụng núm vú giả. Núm vú giả giúp bé dễ ngủ vì có hình dạng tương tự như núm vú mẹ, giúp bé cảm thấy an toàn như có mẹ bên cạnh.
Ngoài ra, khi cho bé ngủ, mẹ nhớ tắt đèn, tránh ánh sáng từ cửa sổ chiếu vào mắt bé. Ánh sáng làm gián đoạn giấc ngủ của bé do chúng khiến não ngừng sản xuất melatonin, một hormone giúp cơ thể chìm vào giấc ngủ.
2.3.3. Ngủ chung phòng với bé
Sự hiện diện của mẹ đem lại cho bé cảm giác an toàn và ấm áp trong giấc ngủ. Điều này không chỉ giúp bé ngủ ngon, không bị giật mình khi ngủ mà còn hỗ trợ phòng ngừa hội chứng đột tử ở trẻ nhỏ. Bé ngủ với mẹ cũng có cơ hội ti mẹ dễ dàng hơn. Bé được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng để phát triển khỏe mạnh nhất!
Khi cho bé ngủ chung phòng, mẹ lưu ý:
- Cho bé ngủ cũi riêng, không nằm chung giường với bố mẹ: Điều này hạn chế tối đa việc bố mẹ ngủ đè lên bé, hoặc bé bị kẹp tay/chân ở giường người lớn,..
- Không hút thuốc trong phòng con: Khói thuốc lá làm tăng nguy cơ viêm đường hô hấp, ung thư phổi, viêm màng não, chậm phát triển trí tuệ
- Bố mẹ đang bị ốm: Bé sơ sinh rất dễ bị lây bệnh từ người ốm do bé có hệ miễn dịch non yếu, chưa có khả năng tự bảo vệ bản thân toàn diện. Nếu mẹ bị ốm, mẹ cần tránh tiếp xúc với con đến khi mẹ hoàn toàn hồi phục.
2.4. Cách thay tã cho bé
Để việc chăm sóc bé sơ sinh được nhẹ nhàng hơn, sử dụng tã cho bé luôn là sự lựa chọn của mẹ. Loại tã nào phù hợp nhất với con mẹ nhỉ?
- Với bé dưới 2 tháng tuổi: Sử dụng tã giấy vào ban ngày (2h thay tã 1 lần) và tã dán đóng xuyên đêm sẽ phù hợp nhất.
- Với bé trên 2 tháng tuổi: Tã dán là lựa chọn tối ưu nhất (khoảng 3 – 4h thay tã 1 lần)
Để hiểu rõ hơn, mẹ có thể tham khảo: Tã giấy dùng để làm gì và khác gì so với tã dán, tã quần?
Về cách thay tã, mẹ theo dõi ở đây nhé:
- Cách thay tã giấy cho bé: Hướng dẫn mẹ sử dụng tã giấy đúng cách
- Cách thay tã dán: Hướng dẫn cách dùng tã dán.
2.5. Quấn tã (ủ kén) cho bé
Với bé dưới 2 tháng tuổi, việc quấn khăn sẽ giúp bé cảm thấy an toàn như ở trong bụng mẹ, bé ngủ ngon, hạn chế giật mình khi ngủ.
Chi tiết về cách ủ kén cho bé, mẹ tham khảo: Cách ủ kén cho bé ngủ ngon chuẩn khoa học
2.6. Chăm sóc da, mắt, mũi, lưỡi cho bé
Các giác quan của bé sơ sinh còn rất non nớt và nhạy cảm. Chỉ một tác động nhỏ do chất liệu quần áo, chất liệu khăn mặt, hay do các hóa chất tẩy rửa cũng là nguyên nhân khiến bé bị nổi mẩn đỏ, viêm mũi, viêm da, kích ứng niêm mạc.
Mẹ lưu ý những điều sau để bảo vệ con tốt nhất nhé!
- Sử dụng sản phẩm tắm gội chuyên biệt cho bé, thành phần an toàn, lành tính. Không sử dụng mỹ phẩm, xà phòng, sữa tắm của mẹ cho bé vì các sản phẩm của người lớn có tính tẩy rửa mạnh, có thể làm hại da con.
- Thay tã thường xuyên: Với bé dưới 2 tháng, thay tã 2h/lần, bé trên 2 tháng, thay tã 3 – 4 h/lần để tránh vi khuẩn, chất bẩn trong nước tiểu và phân tiếp xúc lâu với da bé gây hăm tã, rôm sảy,…
- Dùng khăn mặt riêng để lau mặt cho bé: Mẹ không dùng chung khăn mặt với con vì vi khuẩn từ bụi bẩn, các vết mụn, dầu thừa trên mặt người lớn sẽ làm kích ứng da bé đó ạ.
- Vệ sinh mắt, mũi, miệng cho bé: Mẹ vệ sinh mắt, mũi 2 lần/ngày vào buổi sáng và tối. Riêng vệ sinh miệng (tưa lưỡi), mẹ thực hiện ngay sau khi con bú để tránh nấm lưỡi, tưa lưỡi cho con. Chi tiết về cách thực hiện mẹ tham khảo: Cách vệ sinh mắt, mũi, miệng cho bé sơ sinh (chèn key 172)
3. Lưu ý khi chăm sóc bé sơ sinh tại nhà
Cơ thể bé sơ sinh rất non yếu, cấu tạo các cơ quan và xương khớp chưa cố định hoàn toàn. Vì thế, các thao tác của mẹ khi chăm sóc bé phải thật nhẹ nhàng.
3.1. Dỗ ngay khi bé khóc
Do bé chưa thể nói trực tiếp với mẹ rằng bé đang muốn gì, tiếng khóc chính là ngôn ngữ để bé giao tiếp với mẹ đó. Việc dỗ dành bé sẽ không khó như mẹ nghĩ nếu mẹ hiểu được nguyên nhân làm bé thấy khó chịu và gào khóc.
Khi thấy bé muốn khóc, mẹ hãy kiểm tra xem bé có đói hay không bằng việc thử cho bé ăn; bé có phải mới đi vệ sinh và muốn thay tã hay không; hay bé đang bức bối vì mẹ quấn chăn cho bé quá nóng, quá chật. Các nguyên nhân làm bé khóc cần mẹ thường chỉ đơn giản như thế! Nếu mẹ hiểu được bé cần gì; mẹ sẽ dễ dàng dỗ dành được bé ngay thôi.
Mẹ lưu ý: Con khóc chỉ vì cần mẹ giúp đỡ thôi. Mẹ đừng bỏ mặc những cơn khóc của con nhằm mục đích rèn giũa. Bé khóc kéo dài sẽ gây tổn hại hệ thần kinh; làm bé chậm phát triển và kém thông minh.
Tuy nhiên, mẹ cần đưa bé đến bác sĩ ngay để bảo vệ sức khỏe cho bé nếu bé khóc kéo dài kèm theo các triệu chứng: biếng ăn, co giật, vã mồ hôi, sốt…. vì bé có thể đang gặp vấn đề nghiêm trọng đến sức khỏe đó ạ!
3.2. Theo dõi nhiệt độ cơ thể bé thường xuyên
Mẹ theo dõi nhiệt độ cơ thể bé để phát hiện tình trạng bé bị sốt và xử trí kịp thời. Mẹ chuẩn bị sẵn một chiếc nhiệt kế để sử dụng bất cứ lúc nào. Nếu mẹ cảm thấy người bé đang nóng hoặc lạnh hơn bình thường, mẹ kiểm tra thân nhiệt cho bé tại các vị trí:
- Ở nách: Kẹp đầu nhiệt kế vào nách bé. Sau 2 phút, lấy nhiệt kế ra, đọc nhiệt độ trên nhiệt kế và cộng thêm 0,5 độ C sẽ biết được nhiệt độ thực tế của bé.
- Ở hậu môn: Đặt bé nằm ngửa, hay tay nâng hai chân bé lên cao. Sau đó, đưa nhẹ đầu nhiệt kế vào sâu trong hậu môn khoảng 0,6 – 1,3 cm. Giữ trong 1 phút, sau đó lấy ra và đọc kết quả.
Các mức nhiệt mà mà cần lưu ý khi chăm sóc bé sơ sinh tại nhà như sau:
- Thân nhiệt bé < 36,5 độ C: Bé đang bị lạnh. Mẹ mặc thêm quần áo cho bé, sử dụng thêm bao tay, bao chân,… tránh gió lùa. Nếu sau 30 phút bé không tăng nhiệt, hoặc xuất hiện triệu chứng: môi thâm, da nhợt nhạt, rùng mình, bé ngủ li bì; mẹ nên đưa bé tới thăm khám bác sĩ.
- Thân nhiệt bé từ 36, 6- 37,5 độ C: Đây là thân nhiệt bình thường của bé đó ạ!
- Thân thân nhiệt bé từ 37.5 – 38.5 độ C: Bé sốt nhẹ, mẹ hạ nhiệt cho con bằng cách dùng khăn mát lau toàn thân bé hoặc chườm ấm cho bé mẹ nha.
- Thân nhiệt bé > 38.5 độ C: Bé sốt cao. Mẹ nên đưa bé đến gặp bác sĩ để được hướng dẫn chăm sóc bé đúng cách.
Lưu ý cho mẹ: Không tự ý dùng thuốc hạ sốt cho bé sơ sinh, kể cả những thuốc đã được bác sĩ chỉ định sử dụng trước đó. Bé sẽ được chỉ định dùng thuốc tốt nhất khi được bác sĩ thăm khám trực tiếp và lựa chọn thuốc, liều dùng phù hợp cho từng trường hợp, từng nguyên nhân gây sốt khác nhau.
3.3. Tiêm phòng đầy đủ và đúng lịch cho bé
Do có sức đề kháng kém, bé có nguy cơ cao mắc các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm như: viêm gan B; bạch hầu; ho gà; uốn ván; bại liệt;….. Vắc xin là giải pháp tốt nhất để phòng tránh những bệnh truyền nhiễm này. Mẹ không chủ quan mà hãy nhớ tiêm phòng đầy đủ và đúng lịch cho bé sơ sinh mẹ nhé!
Lịch tiêm chủng vắc xin cho bé sơ sinh mẹ tham khảo tại đây
Việc chăm sóc bé sơ sinh tại nhà sẽ không quá khó nếu mẹ bình tĩnh tìm hiểu cẩn thận. Những năm đầu đời, tinh thần mẹ chính là yếu tố quan trọng nhất đó ạ. Nếu còn băn khoăn, mẹ hãy để lại bình luận bên dưới để được hỗ trợ nhanh nhất nhé!