Mang thai tuần thứ 13 của thai kỳ, đây sẽ là tuần cuối cùng trước khi mẹ bước vào tam cá nguyệt thứ 2, tỉ lệ sẩy thai cũng sẽ giảm đi đáng kể. Thời điểm này trẻ sẽ hình thành một đặc điểm sinh trắc học quan trọng, không bao giờ thay đổi – đó chính là vân tay. Các mẹ hãy cùng tìm hiểu tuần thứ 13 của thai kỳ nhé!
Sự phát triển của thai nhi tuần thứ 12
Sự phát triển của thai nhi tuần thứ 14
Mục lục
1. Những thay đổi của cơ thể người mẹ khi mang thai tuần 13?
Mang thai tuần thứ 13 được gọi là thời kỳ vàng của thai kỳ. Tuần thứ 13 của thai kỳ là tuần kết thúc ba tháng đầu thai kỳ. Các triệu chứng ốm nghén của mẹ cũng đã giảm bớt. Nguy cơ sảy thai cũng giảm đi nhiều. Khi bước qua tam cá nguyệt thứ 2 mẹ sẽ có những trải nghiệm mới. Ở thời điểm này, nồng độ hormone của mẹ tiếp tục tăng. Điều này góp phần đến sự tăng trưởng của em bé. Và ảnh hưởng đến mọi hệ thống cơ quan trong cơ thể mẹ.
1.1. Hệ thống tuần hoàn khi mang thai tuần thứ 13
Hệ thống tuần hoàn của mẹ lúc này tiếp tục mở rộng nhanh chóng góp phần làm giảm huyết áp của cơ thể. Huyết áp của mẹ có thể sẽ giảm từ 5 đến 10 mmHg so với bình thường. Mẹ lưu ý rằng mẹ có thể bị chóng mặt hoặc ngất xỉu khi thời tiết hoặc khi tắm nước nóng. Bởi vì nhiệt độ cao nên các mạch máu nhỏ trông da giãn ra làm giảm huyết áp và làm chậm máu quay trở lại tim.
Cơ thể Mẹ giảm lượng carbon dioxide (CO2) trong máu để CO2 được vận chuyển nhiều hơn ra khỏi bé. Thể tích không khí để hô hấp và tốc độ hô hấp được điều chỉnh phù hợp với sự thay đổi này khiến Mẹ hơi bị khó thở. Nhưng mẹ đừng quá lo lắng nhé. Nó sẽ dần ổn định hơn qua các tuần sau.
1.2. Hệ tiêu hóa của mẹ khi ở tuần thứ 13 của thai kỳ
Mang thai tuần thứ 13 của thai kỳ mẹ nhận thấy rằng nhịp thở của mẹ nhanh hơn. Hệ thống tiêu hóa của mẹ làm việc chậm hơn so với bình thường. Việc nuốt thức ăn từ thực quản xuống dạ dày chậm hơn. Làm giảm bớt nhu động ruột làm cho các chất dinh dưỡng có nhiều thời gian hơn để được hấp thụ vào máu và đến nuôi em bé. Tình trạng tiêu hóa thay đổi kết hợp với tử cung mỗi ngày một to ra. Làm chèn ép các cơ quan lân cận làm mẹ sẽ ợ nóng và táo bón. Đây là hai dấu hiệu phổ biến và khó chịu nhất của thai kỳ.
Đọc thêm: Chế độ dinh dưỡng trong 9 tháng thai kỳ cho mẹ bầu
1.3. Bầu ngực của mẹ
Ngực của mẹ sẽ trở nên lớn hơn, quầng vú thâm. Tam cá nguyệt thứ hai sữa non bắt đầu hình thành, sữa sẽ tiết ra một chút khi mẹ mát xa vú vào đầu vú. Cơ thể mẹ tăng cân an toàn làm giảm nguy cơ rạn da, đồng thời giúp tốt cho sức khỏe của cả mẹ và thai nhi.
2. Điều gì đang xảy ra với em bé khi mang thai tuần thứ 13?
Mang thai tuần thứ 13 của thai kỳ em bé có kích thước bằng một quả mận, đầu của em bé là bộ phận lớn nhất trên cơ thể, hệ thần kinh và các cơ của bé đã hình thành và làm việc với nhau. Bé đã có thể cử động thân mình như gập tay và đạp, mắt và tai bé đã định hình. Ngoài ra dây thanh âm của bé đã bắt đầu phát triển và bạn có thể nhìn thấy các xương sườn bé xíu của bé.
3. Những điều mẹ nên cân nhắc khi mang thai tuần thứ 13?
3.1. Một số điều mẹ nên lưu ý
Khi qua tuần thứ 13 của thai kỳ, mẹ đã thích nghi được mình có thai. Mẹ cảm thấy dễ chịu, quần áo cũng mặc rộng hơn. Khi các triệu chứng ốm nghén đã giảm đi mẹ bắt đầu có năng lượng hơn. Mẹ cần ăn uống các bữa ăn phong phú, đầy đủ chất dinh dưỡng. Mẹ đừng quên uống đủ nước để đảm bảo sức khỏe.
Trọng lượng tử cung ngày càng tăng làm giảm lượng máu đến tim. Điều này làm mẹ dễ thấy mệt, tức ngực và hụt hơi. Mẹ nên nghỉ ngơi, uống nước, điều chỉnh thời gian. Đồng thời lựa chọn phương pháp tập thể dục hợp lý với thể trạng của mẹ.
3.2. Lịch khám thai của mẹ ở tuần thứ 13 của thai kỳ
Đối với lịch khám thai định kỳ thông thường, bác sĩ sẽ hẹn bạn tái khám khi ở tuổi thai từ 11 – 14 tuần. Mẹ phải đặc biệt chú ý lịch khám thai vì trong tuần thai này sẽ làm một số xét nghiệm quan trọng. Bao gồm đo độ mờ da gáy, và douple test giúp phát hiện bé có nguy cơ cao mắc hội chứng Down, và các dị tật bấm sinh khác.Nếu bạn bỏ lỡ tái khám theo lịch bác sĩ ở tuần 11 và 12, mẹ cần đến khám thai trong tuần này. Mẹ nên thực hiện đầy đủ các xét nghiệm, tầm soát quan trọng cho sản phụ, tư vấn và can thiệp kịp thời khi phát hiện những bất thường trong sức khỏe của mẹ và bé. Để bảo đảm được sức khỏe của thai kỳ.
Mẹ hãy Tìm hiểu các tuần thai kỳ trong suốt quá trình mang thai để có thêm những thông tin bổ ích nhé!
Đọc tiếp: Tuần thai thứ 14