Dấu hiệu tim thai ngừng phát triển là gì? Vì sao tim thai lại ngừng phát triển? Những câu hỏi này được rất nhiều mẹ quan tâm tìm hiểu. Vậy thì những cách xử lý cho mẹ bầu khi nhận thấy những dấu hiệu tim thai ngừng phát triển ở những tháng đầu thai kỳ sẽ giúp mẹ an tâm trong hành trình mang thai sắp tới.
Mục lục
1. Tim thai ngừng phát triển là gì?
Một trong những kiến thức mà mẹ cần biết trước khi bước vào quá trình mang thai là sự phát triển của tim thai. Trong đó, nhiều mẹ bỉm quan tâm đến việc tìm hiểu về hiện tượng tim thai ngừng phát triển.
Đây là hiện tượng tim thai không phát triển bình thường. Hiện tượng này có thể dẫn đến thai lưu và lúc này mẹ cần nhờ đến sự can thiệp của các bác sĩ để đưa thai ra khỏi cơ thể mẹ. Tử cung sẽ có cơ chế tự co rút và đẩy thai ra.
Tình trạng thai 7 tuần chậm phát triển, chưa có tim thai, thai ngừng phát triển ở tuần thứ 8 hoàn toàn có thể xảy ra ở bất kỳ phụ nữ mang thai nào. Tuy nhiên tình trạng này cũng có nguy cơ cao ở một số người khi mang thai. Những đặc điểm sau đây sẽ cho mẹ biết và những nhóm phụ nữ có nguy cơ cao gặp phải tình trạng tim thai đang ngừng phát triển hoặc có dấu hiệu thai không phát triển.
- Phụ nữ mang thai ở độ tuổi trên 35 tuổi. Các bác sĩ thường không khuyến khích mang thai vì ở độ tuổi này khả năng mang thai của thai phụ sẽ giảm sút rất nhiều. Tỷ lệ mẹ sinh con mang dị tật bẩm sinh hoặc sảy thai là khá cao.
- Phụ nữ gặp các bệnh lý liên quan đến tử cung như u xơ tử cung, niêm mạc tử cung quá dày hoặc quá mỏng…
- Những phụ nữ đã hoặc đang mắc bệnh lý nội khoa như cao huyết áp, đái tháo đường, bệnh cường giáp, nhược giáp hoặc các bệnh lý về thận…
Những phụ nữ có những đặc điểm trên thường có có nguy cơ mang thai với tim thai ngừng phát triển. Vì vậy để đảm bảo an toàn sức khỏe cho cả mẹ và bé, mẹ cần thăm khám bác sĩ thường xuyên để theo dõi và đồng thời đưa ra phương án phù hợp trong trường hợp cần thiết.
2. Nguyên nhân khiến tim thai ngừng phát triển
Có một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng tim thai ngừng phát triển. Những nguyên nhân này bắt nguồn từ cả mẹ và thai nhi. Mẹ cần sự tư vấn của bác sĩ chuyên khoa để tìm ra nguyên nhân chính xác của vấn đề để từ đó đưa ra những giải pháp cụ thể và hiệu quả.
- Nguyên nhân về phía mẹ: Trong bộ nhiễm sắc thể của mẹ có chứa những nhiễm sắc thể bất thường, mẹ bị nhiễm trùng trước khi sinh, mẹ khi mang thai có một số bệnh như cao huyết áp, bệnh tiểu đường, bệnh thận, bệnh tim… Đều là những nguyên nhân có thể dẫn đến hiện tượng phôi thai ngừng phát triển.
- Nguyên nhân từ phía thai nhi: Do một số dị tật bẩm sinh nghiêm trọng, nhiễm trùng bên trong tử cung, tan máu trong tử cung, nhau thai bất thường, cuống rốn bất thường,…
3. Dấu hiệu của tim thai ngừng phát triển mẹ cần biết
Tim thai ngừng phát triển có biểu hiện gì? Nếu mẹ cũng có chung thắc mắc này thì hãy ghi lại ngay những dấu hiệu của tim thai dưới đây mẹ nhé.
1- Tử cung không phát triển
Tử cung của mẹ sẽ tăng kích thước theo sự phát triển của thai nhi. Tim thai ngừng phát triển, tử cung của mẹ vì đó mà ngừng tăng kích thước. Các bác sĩ trong những lần khám thai định kỳ sẽ cho mẹ biết sự phát triển của tử cung có đang ổn định không. Việc theo dõi sự phát triển của tử cung có ý nghĩa quan trọng giúp xác định sức khỏe thai nhi.
2- Không kiểm tra được tim thai
Việc kiểm tra được tim thai đôi khi gặp khó khăn. Trên thực tế cũng có nhiều trường hợp tim thai khó nghe nên phải nghe nhiều lần. Tuy nhiên ngay cả khi nghe lại nhiều lần mà vẫn không nghe được tim thai thì bác sĩ có thể chẩn đoán được tình trạng thai lưu.
3- Chuyển động của thai yếu ớt
Mẹ cần cảm nhận về chuyển động của con bằng cách nằm nghiêng về một bên và thực hiện đến trong khoảng 1 tiếng đồng hồ. Thai nhi khỏe mạnh thường có 4 chuyển động trong vòng 1 giờ. Nếu mẹ thấy con chuyển động ít hơn 4 lần thì có thể nằm nghỉ ngơi 1 đến 2 giờ sau đó rồi lại tiếp tục đến. Trong khoảng thời gian đó, nếu thai chuyển động ít hơn 10 đợt mẹ cần đến các cơ sở y tế chuyên khoa để được bác sĩ thăm khám và có giải pháp kịp thời.
4- Giảm các triệu chứng mang thai
Các triệu chứng mang thai như căng tức ngực, ốm nghén,… sẽ dần giảm đi. Kích thước ngực không to thêm mà ngày càng nhỏ dần. Tâm trạng bồn chồn, lo lắng là tâm trạng dễ thấy lúc này. Ngoài ra, mẹ sẽ thấy vùng âm đạo xuất hiện xuất huyết bất thường, thậm chí tiết ra dịch nhầy màu nâu đen. Nếu có các biểu hiện trên, mẹ hãy nhớ đến gặp các bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn và chẩn đoán chính xác mẹ nhé.
4. Cách xử lý khi tim thai ngừng phát triển
Tim thai ngừng phát triển là một hiện tượng không hiếm gặp trong thực tế. Khi gặp hiện tượng này thường có một số dấu hiệu nhất định. Nếu mẹ phát hiện những dấu hiệu đó cần đến gặp bác sĩ để được thăm khám và có giải pháp phù hợp.
- Tim thai không phát triển trong thời gian dài dẫn đến thai bị chết lưu. Bác sĩ lúc này sẽ lấy thai ra khỏi cơ thể mẹ. Điều này giúp cơ thể mẹ không bị chịu tác động xấu trong những lần mang thai tiếp theo. Mẹ nên bình tĩnh và nghỉ ngơi điều độ để quá trình phục hồi cơ thể diễn ra nhanh chóng.
- Khi đã xác định được thai nhi có dấu hiệu của tim thai ngừng không phát triển, mẹ cần chú trọng vào chế độ dinh dưỡng cũng như sinh hoạt hàng ngày, tránh vận động nặng nhọc dẫn đến suy kiệt có thể tăng nguy cơ thai chết lưu.
Tim thai có dấu hiệu ngừng phát triển không phải là một hiện tượng hiếm gặp nhưng cần được phát hiện sớm để có giải pháp kịp thời. Mẹ nên đi khám thai định kỳ và kịp thời nhận ra những biến chuyển của cơ thể trong suốt quá trình mang thai. Hãy đón đọc các bài chia sẻ thú vị về sức khỏe mang thai tại Góc của mẹ để khám phá thêm nhiều kiến thức bổ ích mẹ nhé!