Mỗi quốc gia đều có cách riêng cho Ngày Quốc tế Thiếu nhi. Cực đa dạng và thú vị cả nhà ạ! Cùng xem các nước chào đón Quốc tế Thiếu nhi như thế nào nhé!
1 số fact vui vui về ngày này mẹ nhé!
Năm 1954, Liên Hợp Quốc quyết định 20/11 hằng năm là Ngày Thiếu nhi Thế giới (Universal Children). Tuy nhiên Liên Hợp Quốc cũng để các quốc gia thành viên quyết định Ngày Thiếu nhi cho riêng mình. Ngày Thiếu nhi được thành lập để thể hiện quan tâm của toàn thế giới với quyền lợi của trẻ em, thúc đẩy nỗ lực vì sự phát triển trẻ nhỏ.
Hiện nay, một số nước đã kỷ niệm chính ngày 20/11 ở chính quốc như: Canada, Úc, Parkistan, Ai Cập… Còn lại, đa số các nước phương Tây, Trung Đông, châu Phi và Nam bán cầu đều có Ngày Trẻ em, được tổ chức vào các thời điểm khác nhau trong năm.
Một số nước kỉ niệm ngày này vào 20/11 như: Canada, Úc, Ai Cập,… Các quốc gia thuộc Khối Xô Viết cũ tổ chức Ngày Thiếu nhi vào mùng 1 tháng 6 hằng năm. Đa số các nước phương Tây, Trung Đông, Châu Phi và Nam bán cầu chọn ngày khác để kỉ niệm.
Mục lục
1. Canada
Vào năm 1993, Quốc hội Canada chính thức công bố 20/11 hằng năm là Ngày Thiếu nhi. Dựa theo tuyên bố của Liên Hợp Quốc về Quyền trẻ em vào ngày 20/11/1959.
Ngày này tại Canada còn được gọi là “Ngày Hành động vì Trẻ em” (Child Day Act). Dựa trên tuyên bố trên, tất cả quyền của trẻ em từ 18 tuổi trở xuống đều được bảo vệ trước pháp luật.
2. CHLB Đức
Trong thời kỳ chiến tranh lạnh (1945-1991) tại Đức, ngày dành cho trẻ em được tổ chức ở Tây Đức và Đông Đức hoàn toàn khác nhau, mang những đặc điểm riêng biệt.
Tây Đức kỉ niệm ngày trẻ em vào 20/9, gọi là Ngày Thiếu nhi Thế giới. Tại Đông Đức là ngày 1/6 với tên gọi Ngày Quốc tế Thiếu nhi. Ngày này được áp dụng từ năm 1950. Trở thành sự kiện hàng năm trong tuổi thơ của mỗi trẻ em Đức.
3. Việt Nam
Trong giai đoạn kháng chiến chống thực dân Pháp, đất nước ta kỉ niệm Ngày Quốc tế Thiếu nhi đầu tiên vào ngày 1/6/1950.
Không chỉ là cơ hội để gia đình dành tặng những lời chúc và món quà cho con trẻ. Mùng 1/6 hàng năm đã trở thành ngày hội chăm sóc và bồi dưỡng thế hệ măng non. Cũng đã có Pháp lệnh về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em. Đây là trách nhiệm của mọi người dân trên đất nước.
4. Trung Quốc
Tại Trung Quốc, ngày Phụ nữ và ngày Trẻ em được đồng tổ chức vào ngày 4/4. Người Trung Quốc gọi là “Ngày lễ tổng hợp của Phụ nữ và Trẻ em”. Ở Hồng Kông và Đài Loan cũng dành riêng ngày 4/4 cho thiếu nhi. Đây thậm chí còn là ngày nghỉ lễ quốc gia nữa cơ.
5. Nhật Bản
Được tổ chức vào ngày 5/5 với tên gọi “Kodomo no Hi” (có nghĩa “Ngày của Trẻ em”). Quốc tế Thiếu nhi tại Nhật Bản là ngày tôn vinh trẻ em và cầu mong cho các em được hạnh phúc. “Kodomo no Hi” là một ngày trong lễ hội Tuần lễ Vàng của Nhật Bản.
Theo truyền thống, ngày Trẻ em được tổ chức mỗi năm 2 lần: Cho các bé gái ngày 3/3 và ngày 5/5 dành cho các bé trai. Ngày 3/3 còn được gọi là Lễ hội búp bê, là ngày người Nhật trang trí nhà với búp bế thời kỳ Heian truyền thống cùng hoa mận. Trong nghi lễ họ sẽ uống Amazake. Vào ngày 5/5, họ treo “cờ cá chép” Koinobori ở ngoài nhà, trưng bày búp bê Samurai, và ăn Chimaki.
6. Mỹ
Riêng Hoa Kỳ không có Ngày Thiếu nhi cố định mà được tổ chức chung với Ngày của Mẹ, Ngày của Cha hoặc sẽ thay đổi theo thời kỳ.
7. Thổ Nhĩ Kỳ
Khác với các quốc gia khác, Ngày Thiếu nhi tại Thổ Nhĩ Kỳ được tổ chức vào 23/4. Các hoạt động ngoạn mục như diễu hành, nghi lễ được kéo dài trong suốt một tuần.
Ngày 23/4 cũng đồng thời là Ngày lễ Chủ quyền quốc gia Thổ Nhĩ Kỳ. Các hoạt động ngoạn mục như diễu hành, nghi lễ được tổ chức kéo dài trong suốt một tuần.