Tết đến xuân về là dịp mẹ cũng các thành viên trong gia đình dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ đón Tết để xua đi những xui xẻo năm cũ, đón một năm mới an khang, thịnh vượng. Còn vào những ngày đầu năm mới theo quan niệm dân gian nên kiêng quét nhà để giữ lại tài lộc xuân. Vậy tại sao kiêng quét nhà ngày Tết và kiêng đến khi nào là băn khoăn của nhiều mẹ. Cùng Góc của mẹ tìm hiểu kỹ hơn về phong tục này mẹ nhé!
Mục lục
1. Tục kiêng quét nhà ngày Tết có ý nghĩa gì?
Tục kiêng quét nhà ngày Tết là một trong những phong tục được ông bà ta dặn dò con cái từ đời này qua đời khác. Nên tục lệ này cũng không quá xa lạ với các thành viên trong mỗi gia đình. Thông thường ở Việt Nam các gia đình thường kiêng quét nhà vào 3 ngày đầu năm mới với ý nghĩa để tránh quét đi may mắn, tiền tài trong năm mới. Chính vì vậy, dù những ngày cận Tết có bận rộn như thế nào đi nữa, mẹ đều cố gắng dọn dẹp sạch sẽ nhà cửa.
2. Quan điểm về việc quét nhà ngày Tết
2.1. Kiêng quét nhà ngày Tết theo quan điểm dân gian
Kiêng quét nhà ngày Tết xuất phát từ đâu? Theo quan niệm dân gian, việc quét nhà vào 3 ngày đầu năm mới là mang đi tài lộc, năm mới gia đình sẽ gặp khó khăn về mọi mặt. Vì vậy, mọi người thường giữ lại rác trong những ngày này, để gọn vào một chỗ, đồng thời chỉ quét sơ qua trong nhà để trông đỡ luộm thuộm, mà không quét quá kỹ hay quét ra tận ngoài cửa.
2.1.1. Điển tích “Sưu thần ký” Trung Quốc: Vì đâu kiêng quét nhà ngày Tết?
Tục kiêng quét nhà ngày Tết có thể được bắt nguồn từ điển tích Tập tục này bắt nguồn từ một điển tích “Sưu thần ký” Trung Quốc. Điển tích kể rằng, một người lái buôn tến là Âu Minh một hôm đi qua hồ Thanh Thảo được vị thủy thần tặng cho một người hầu gái tên là Như Nguyệt đem về nhà nuôi. Khi Như Nguyệt về nhà Âu Minh được vài năm thì bỗng nhiên Âu Minh ăn nên làm ra, trở nên giàu có, nhiều của cải.
Vào một ngày nọ, Âu Minh tự nhiên đánh Như Nguyệt, cô sợ quá chui vào đống rác nhà Âu Minh, vợ Âu Minh không biết nên đã quét bỏ đống rác, và bỏ luôn cả Như Nguyệt. Kể từ đó, hai vợ chồng Âu Minh bị nghèo đi, của cải đột nhiên không cánh mà bay. Theo đó, trong ba ngày đầu năm mới, dân gian truyền nhau không được đổ rác, tiền tài, may mắn cả năm sẽ theo rác mà đi.
2.1.2. “Sự tích cái chổi” Việt Nam – Phán quyết của Ngọc Hoàng
Xưa trên thiên đình có một người đàn bà nấu ăn rất ngon nên được Ngọc Hoàng cho phụ trách việc bếp núc trên thiên đình. Nhưng bà lại đem lòng yêu một lão chăn ngựa. Bà nhiều lần lấy thịt và rượu cho lão ăn. Theo phép tắc trên thiên đình, người hầu không được phép ăn đồ của Ngọc Hoàng, dù đó là đồ thừa.
Một hôm Ngọc Hoàng mở tiệc đãi quần thần, lúc tiệc đang diễn ra lão chăn ngựa liền đến tìm bà. Bà thấy thế hốt hoảng liền giấu lão vào xó chạn. Không may trên chạn đặt mâm cỗ chuẩn bị được dâng lên Ngọc Hoàng. Bụng đang đói, lão chăn bò liền ăn thức ăn trên mâm cỗ. Khi Ngọc Hoàng dùng bữa thì món nào món nấy đều như có người đã ăn.
Ngọc Hoàng vô cùng tức giận và gọi bà nấu bếp vào tra hỏi. Người đàn bà cúi đầu nhận tội và bị đày xuống trần gian làm chổi quét nhà phải làm việc ngày ngày mà không được nghỉ. Sau khi thấy chổi làm việc cực nhọc, Ngọc Hoàng đã ra lệnh cho nghỉ 3 ngày đó là 3 ngày Tết Nguyên Đán.
Đó chính là sự tích cái chổi theo dân gian Việt Nam. Và cũng là lời lý giải tại sao ngày nay mẹ kiêng quét nhà ngày Tết từ mùng 1 đến mùng 3.
2.2. Quét nhà ngày Tết theo quan điểm khoa học
Kiêng quét nhà ngày Tết theo quan điểm khoa học thì ra sao? Liệu phong tục này có còn đúng đến ngày hôm nay?
- Nhà cửa không sạch sẽ dễ gây bệnh cho cả gia đình
Nhà bẩn ẩn chứa nhiều tác nhân gây hại đến sức khỏe của các thành viên trong gia đình, đặc biệt những gia đình có bé nhỏ. Đây là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn, nấm mốc phát triển, dễ gây các bệnh về da, bệnh đường tiêu hóa, hô hấp.
- Trong ba ngày tết, mẹ có thể để rác gọn lại một chỗ, vừa giữ vệ sinh nhà cửa đảm bảo sức khỏe gia đình, vừa giữ được tục lệ dân gian
Ông bà ta có câu có thờ có thiêng, có kiêng có lành. Nhưng nếu để nhà bẩn quá cũng sẽ không tốt. Mẹ giải quyết bằng cách quét nhà ngày Tết sạch sẽ nhưng rác để gọn một chỗ không vứt đi ngay. Như vậy vừa không phạm điều kiêng kị, lại vừa đảm bảo vệ sinh sạch sẽ, đỡ ảnh hưởng sức khỏe của các thành viên trong gia đình.
3. Không quét nhà ngày Tết thì làm sao để giữ nhà sạch?
Góc của mẹ sẽ bật mí mẹo giúp mẹ không quét nhà ngày Tết mà nhà vẫn sạch tinh tươm.
3.1. Tận dụng tuần trước Tết để tổng vệ sinh nhà cửa
Làm sao để có một cái Tết vui vẻ vừa không vi phạm vào điều kiêng kị quét nhà ngày Tết, vừa có nhà sạch tươm tất để đón tết, đón tài lộc vào nhà? Đồng thời, mẹ lại có nhiều thời gian để cùng con đi gặp gỡ ông bà, cô dì, chú bác nội ngoại? Mẹ nên tập trung dọn dẹp nhà cửa vào những ngày cận tết.
Nếu công việc quá nhiều mẹ hãy san sẻ cùng những người thân trong gia đình. Cùng nhau tổng vệ sinh nhà cửa, tám chuyện phiếm năm cũ, chào đón năm mới là một điều cực kỳ thú vị, giúp gắn kết tình cảm các thành viên trong gia đình, đặc biệt những người đi xa Tết mới có dịp về quây quần.
Hiểu được nỗi lo của mẹ khi phải chuẩn bị cái Tết đủ đầy cho gia đình, Mamamy đã tạo nên nước rửa bình sữa và rau quả đạt tiêu chuẩn an toàn khắt khe của Nhật. Công thức độc quyền không chỉ mang lại khả năng tiêu diệt 283 loại khuẩn nhanh chóng mà còn đặc biệt lành tính, không hóa chất độc hại và tồn dư, hoàn toàn dùng được để rửa rau quả ăn trực tiếp. Với Mamamy, mẹ an tâm bảo vệ nhà mình tối đa trong mùa Tết.
Khi nhà mình có thiên thần nhỏ, mẹ đừng quên lựa chọn sản phẩm giặt lành tính, nâng niu làn da nhạy cảm của bé. Được Hội phụ sản Việt Nam khuyên dùng, nước giặt xả thiên nhiên Mamamy sẽ là trợ thủ đắc lực cho mẹ trong ngày Tết bận rộn. Thành phần hoàn toàn tự nhiên từ muối và dừa giúp làm sạch sâu mọi loại áo quần mà vẫn giữ được độ mềm của vải, đồng thời không để lại tồn dư độc hại sau giặt, hiệu quả và an toàn cho cả gia đình mình.
3.2. Kiêng quét nhà ngày Tết – Nhà mình có nên đổ rác đi ngay?
Kiêng quét nhà ngày tết là phong tục dân gian ông cha ta truyền lại, vì vậy mẹ nên thực hiện theo. Tuy nhiên không cần làm quá cứng nhắc. Mẹ vẫn quét sơ qua nhà để cho đỡ bẩn nhưng không bỏ rác đi ngay, mà nên gom rác lại bỏ vào túi kín hoặc thùng kín. Làm vậy vừa tránh ô nhiễm không khí, vừa đảm bảo vệ sinh lại không sợ bỏ mất lộc đầu năm.
Qua bài viết trên chắc mẹ cũng đã giải đáp được băn khoăn Tại sao kiêng quét nhà ngày Tết và kiêng đến mùng mấy rồi đúng không ạ? Đây có thể được coi là nét đẹp phong tục dân gian tuy nhiên mẹ cũng không cần áp dụng quá cứng nhắc. Mẹ hãy luôn đồng hành cùng Góc của mẹ để có thêm nhiều chia sẻ hữu ích giúp gia đình có một cái Tết tươm tất, đủ đầy mẹ nhé!