Lịch sử tìm kiếm
Tìm trong góc của mẹ
Tìm kiếm phổ biến

Vỡ ối sớm nguy hiểm như thế nào và các biến chứng đi kèm?

Quá trình mang thai và sinh con chị em phải đối diện với rất nhiều rủi ro có thể xảy ra. Một trong số đó là hiện tượng vỡ ối sớm. Vậy nguyên nhân dẫn đến hiện tượng trên là gì? Những biến chứng nguy hiểm kèm theo sau mẹ cần đề phòng là gì?

1. Vỡ ối sớm là gì?

Túi ối là môi trường cung cấp chất dinh dưỡng để nuôi bào thai đồng thời bảo vệ thai khỏi các tác động bên ngoài. Thông thường, ối sẽ vỡ từ tuần 37 trở đi. Hiện tượng vỡ ối sớm là hiện tượng vỡ ối trước lúc mẹ bầu chuyển dạ. Tuy nhiên cần phân biệt vỡ ối sớm và vỡ ối non.

Vỡ ối sớm là vỡ ối kéo theo dấu hiệu chuyển dạ sớm nhưng cổ tử cung của mẹ chưa mở. Hiện tượng này dẫn đến việc mẹ sẽ phải sinh non.

Vỡ ối sớm là gì?
Vỡ ối sớm là gì?

Vỡ ối non là vỡ ối khi chưa có bất kì một dấu hiệu chuyển dạ nào. Hiện tượng vỡ ối non sẽ nguy hiểm hơn và thời điểm vỡ ối non càng cách xa ngày sinh thì rủi ro càng cao.

2. Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng vỡ ối sớm

Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến hiện tượng nước ối rỉ sớm. Đa phần là do ngôi thai bất thường hoặc đa thai chèn ép lên màng ối gây rách, vỡ.

  • Do dị hình ngôi thai. Ngôi ngang, ngôi mông, ngôi đầu cao.
  • Do khung chậu sản phụ hẹp, hở eo tử cung.
  • Do nhau tiền đạo.
  • Do đa thai. Đa thai gia tăng sức ép của nước ối lên màng ối, gây rách màng và vỡ ối.
  • Do viêm màng ối, nhiễm trùng âm đạo.
  • Do bị thương từ bên ngoài hoặc sinh hoat vợ chồng.
  • Do mẹ bầu lớn tuổi, thiếu vitamin C.
Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng vỡ ối sớm
Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng vỡ ối sớm

3. Những rủi ro của việc vỡ ối sớm và vỡ ối non

Màng ối bị vỡ nghĩa là thai nhi đang mất đi môi trường sống tự nhiên của nó. Vì vậy vỡ ối sớm kéo theo rất nhiều biến chứng nguy hiểm mẹ cần đặc biệt nắm rõ. Thời điểm vỡ ối sẽ quyết định các mức độ nguy hiểm khác nhau:

Vỡ ối non có thể kéo theo:

  • Nhiễm khuẩn ối, nhiễm khuẩn bào thai. Bởi bọc ối có chức năng bảo vệ thai nhi khỏi các tác nhân gây hại bên ngoài. Màng ối rách nghĩa là khả năng bị nhiễm khuẩn của bọc ối và bào thai sẽ rất cao.
  • Rau bong non. Trường hợp nguy hiểm này có thể dẫn đến tử vong.
  • Nước ối chảy ra hết khiến màng tử cung bóp chặt thai nhi dẫn đến hiện tượng tuần hoàn khó khăn, biến dạng chi.
  • Cuốn rốn bị rụng cản trở quá trình hô hấp và hấp thụ chất dinh dưỡng của thai nhi. Trong trường hợp này, em bé không lấy được dưỡng khi cũng như chất dinh dưỡng, rất có khả năng thai nhi sẽ tử vong trong bụng mẹ.
Những rủi ro của việc vỡ ối sớm và vỡ ối non
Những rủi ro của việc vỡ ối sớm và vỡ ối non

4. Các dấu hiệu nguy hiểm đi kèm

Mẹ cần đến ngay bác sĩ để kiểm tra kh thấy các dấu hiệu nguy hiểm sau.

  • Nước ối rò rỉ. Nước ối rỉ ít hay ồ ạt đều là dấu hiệu cho thấy bầu ối đang rách. Nước ối sẽ ra chậm hơn nên cần phân biệt với khả năng bị són tiểu.
  • Chảy máu âm đạo. Nước ối chảy kèm với xuất huyết là dấu hiệu lạ. Mẹ cần đến ngay bệnh viện để kiểm tra.
  • Nước ối có mùi và màu lạ. Thông thường nước ối không có màu và mùi. Khi thấy nước ối chảy ra có màu xanh, vàng, mẹ có khả năng bị nhiễm trùng ối hoặc ối lẫn phân su

5. Xử lý hiện tượng vỡ ối sớm

Trước hết, mẹ bầu phải được đưa đến bác sĩ để khám thai kịp thời. Ở đây, mẹ sẽ được kiểm tra nước bị rỉ có phải nước ối hay không, màu sắc nước ối có dấu hiệu nhiễm trùng hay không, có bất kì triệu chứng báo chuyển dạ nào hay không.

Xử lý hiện tượng vỡ ối sớm
Xử lý hiện tượng vỡ ối sớm

5.1. Ối vỡ trước tuần 31.

Mẹ hãy cố gắng giữ em bé trong bụng càng lâu càng tốt. Bác sĩ sẽ tiến hành tiêm thuốc giúp kích thích sự trưởng thành của phôi thai. Ngoài ra, các biện pháp cấy dịch và sử dụng kháng sinh hợp lý sẽ được sử dụng để ngăn ngừa nhiễm khuẩn cho cả mẹ và bé.

5.2. Ối vỡ từ tuần 32 – 33.

Bác sĩ sẽ có các biện pháp theo dõi thai, quản lý nhiễm trùng và các phương pháp khởi phát chuyện dạ cần thiết.

5.3. Ối vỡ từ tuần 34 – 36.

Đa số các mẹ bầu sẽ chuyện dạ trong vòng 24h sau khi rỉ ối. Khi đủ các bằng chứng trưởng thành phổi nhưng vẫn chưa chuyển dạ tự nhiên, bác sĩ sẽ tiến hành khởi phát chuyển dạ tùy vào tình trạng thai nhi.

5.4. Thai sau 37 tuần.

Mẹ cần chuẩn bị cho ca sinh sớm. Bác sĩ sẽ theo dõi và kiểm tra tình trạng thai nhi để đưa ra các chỉ định sinh thường hoặc sinh mổ phù hợp. Em bé sau khi được đưa ra ngoài sẽ được chuyển sang chăm sóc đặc biệt dành cho trẻ sinh non.

Xem thêm:

4 điều quan trọng để chăm sóc bà bầu sau sinh tốt hơn

Dinh dưỡng sau khi mổ để nhanh lại sức

Thai sau 37 tuần.
Thai sau 37 tuần.

Nếu mẹ vỡ ối sớm mà không có ai bên cạnh:

  • Hãy thật bình tình, dùng băng vệ sinh hoặc khăn sạch để kiểm soát.
  • Gọi ngay cho bạn bè và người thân đến hỗ trợ.
  • Uống thật nhiều nước hoặc ăn trái cây để tránh tình trạng thiếu hụt nước.
  • Chuẩn bị đồ đạc để nhập viện sinh sớm.
  • Hít thở thật sâu, tự trấn an bản thân và bé bằng cách nói chuyện hoặc nghe nhạc.

Hiện tượng vỡ ối sớm tùy theo thời điểm sẽ mang những mức độ nguy hiểm khác nhau. Hiện tượng có thể gây nguy hiểm đến tính mạng của cả sản phụ lẫn trẻ sơ sinh. Vì vậy, để phòng tránh trường hợp xấu nhất có thể xảy ra, mẹ bầu cần cẩn thận chú ý và nắm rõ các phương pháp cơ bản xử lý kịp thời.

Nguồn tham khảo:

https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/thong-tin-suc-khoe/vo-oi-non-la-gi-va-gay-nguy-hiem-nhu-nao/

Vỡ ối sớm, mẹ bầu phải làm gì?

https://avisure.vn/dang-mang-thai/hien-tuong-vo-oi-som-co-nguy-hiem-khong.html

Mẹ Bình luận tại đây nhé

Hãy là người đầu tiên nhận xét “Vỡ ối sớm nguy hiểm như thế nào và các biến chứng đi kèm?”

Mẹ ghi lại email để Mamamy gửi những ưu đãi đặc biệt và các tips hữu ích nhé. Email của mẹ sẽ không hiển thị công khai đâu

Bài viết cùng chủ đề

Bà đẻ có ăn được tim lợn không? Đọc ngay 4 điều quan trọng mẹ ơi! 
Bà đẻ có ăn được tim lợn không? Đọc ngay 4 điều quan trọng mẹ ơi! 
Nhiều người mách mẹ bỉm nên thêm tim lợn vào thực đơn để bổ sung dồi dào dinh dưỡng, nào thịt gà, thịt bò, cá hồi, chân giò…. Nhà đang có sẵn món tim lợn nhưng cơ thể sau sinh còn nhạy cảm nên mẹ băn khoăn không biết bà đẻ có được ăn tim […]
3 cách làm xẹp bụng sau sinh mổ hiệu quả chỉ sau 1 tuần áp dụng  
3 cách làm xẹp bụng sau sinh mổ hiệu quả chỉ sau 1 tuần áp dụng  
Mẹ mới sinh mổ xong, bụng vẫn to như lúc mang thai, vết mổ lớn cũng làm mẹ gặp khó khăn trong việc tìm kiếm phương pháp lấy lại vóc dáng phù hợp. Hiểu được điều đó, bài viết dưới đây sẽ chia sẻ 3 cách làm xẹp bụng sau sinh mổ an toàn, hiệu […]
7 cách hạ sốt cho mẹ đang cho con bú an toàn – dễ thực hiện 
7 cách hạ sốt cho mẹ đang cho con bú an toàn – dễ thực hiện 
Mẹ bị sốt ảnh hưởng đến quá trình tiết sữa và giảm chất lượng nguồn sữa nên muốn tìm cách hạ sốt cho mẹ đang cho con bú khoa học để mau chóng khỏe lại, con yêu được ti thỏa thích mà không lo ngại gì. Đừng lo vì bài viết dưới đây sẽ cung […]
Sau sinh ăn rau má được không? Rất tốt cho sức khỏe mẹ ơi!
Sau sinh ăn rau má được không? Rất tốt cho sức khỏe mẹ ơi!
Nghe nhiều người “mách nước” ăn rau má giúp thanh lọc cơ thể, dưỡng da tốt nhưng không biết sau sinh ăn rau má được không, muốn tìm hiểu kỹ càng rồi mới ăn để đảm bảo sức khỏe cho cả 2 mẹ con. Hiểu được nỗi lo lắng đó, bài viết dưới đây sẽ […]
Sử dụng viên đặt hậu môn hỗ trợ giảm đau sau sinh mổ: nên hay không?
Sử dụng viên đặt hậu môn hỗ trợ giảm đau sau sinh mổ: nên hay không?
Vậy là sau những tháng ngày đợi chờ mẹ cũng đã được bồng bế con yêu trên tay, nhưng chưa cảm nhận hết được sự thiêng liêng đó thì cơn đau đã kéo đến tìm mẹ. Tuy nhiên, trong quá trình hồi phục sau quá trình sinh mổ, phụ nữ thường phải đối mặt với […]
Phụ nữ sau sinh uống nước dừa được không? Tùy trường hợp mẹ ơi!
Phụ nữ sau sinh uống nước dừa được không? Tùy trường hợp mẹ ơi!
Mẹ vừa sinh em bé, nghe mọi người “mách” uống nước dừa tươi giúp thanh lọc cơ thể, đẹp da và về dáng nhanh nên muốn bổ sung vào thực đơn của mình. Thế nhưng mẹ vẫn băn khoăn, muốn tìm hiểu rõ phụ nữ sau sinh uống nước dừa được không và cách uống […]
Giỏ hàng 0