Ung thư tuyến giáp là một bệnh khá hiếm gặp có thể xảy ra ở mọi độ tuổi và giới tính. Trong đó, khả năng nữ mắc phải cao gấp từ 2 đến 3 lần so với nam giới. Không rõ nguyên nhân vì sao, có thể là do hormone ở người nữ khác với nam giới. Độ tuổi mắc bệnh cao ở nữ là dưới 45 tuổi. Đây cũng là độ tuổi mang thai của đa số phụ nữ. Điều đó dấy lên lo ngại, liệu ung thư tuyến giáp có sinh con được không? Những điều mẹ cần biết về căn bệnh này có thể tìm thấy được ở dưới.
Mục lục
1. Những điều mẹ cần biết về ung thư tuyến giáp
Ung thư tuyến giáp là một loại ung thư gây ảnh hưởng đến tuyến giáp. Một tuyến nhỏ ở đáy cổ có khả năng sản xuất hormone.
1.1. Có mấy loại ung thư tuyến giáp?
Có 4 loại ung thư tuyến giáp chính:
» Ung thư biểu mô nhú: Là loại phổ biến nhất, chiếm khoảng 8/10 số trường hợp. Nó ảnh hưởng đến những người dưới 40 tuổi, đặc biệt là phụ nữ.
» Ung thư biểu mô nang: Chiếm khoảng 1/10 số trường hợp. Nó có xu hướng ảnh hưởng đến những người nữ lớn tuổi.
» Ung thư tuyến giáp thể tủy: Chiếm ít hơn 1/10 số trường hợp, khác với các loại còn lại. Loại ung thư này có thể di truyền trong gia đình.
» Ung thư biểu mô tuyến giáp không sản sinh: Đây là loại hiếm gặp nhất, thường ảnh hưởng đến người trên 60 tuổi.
Ung thư biểu mô nhú và năng còn được gọi là ung thư tuyến giáp biệt hóa. Chúng có xu hướng dễ điều trị hơn các loại khác. Nếu mẹ đang trong giai đoạn sinh sản, đây là hai loại ung thư mẹ cần lưu tâm đến.
1.2. Những dấu hiệu của bệnh
Nếu lo lắng ung thư tuyến giáp có sinh con được không thì đây là những triệu chứng mẹ cần biết
- Một khối u hoặc sưng không đau, nằm ở phía trước cổ.
- Nổi một hoặc nhiều hạch ở cổ.
- Khàn giọng không rõ nguyên nhân và thuyên giảm sau khi bị vài tuần.
- Đau họng và không có dấu hiệu thuyên giảm.
- Khó nuốt.
Nếu mẹ đang lo ngại về các triệu chứng mình gặp phải. Hãy đến ngay bác sĩ chuyên khoa để được xét nghiệm và chẩn đoán. Có thể bạn đang mắc phải một căn bệnh ít nghiêm trọng hơn, như bướu cổ chẳng hạn. Nếu không chắc chắn về điều đó, tốt nhất mẹ vẫn nên đi kiểm tra.
2. Ung thư tuyến giáp có sinh con được không?
Thông tin này có thể khiến các mẹ nhẹ lòng phần nào, vì đa số các trường hợp ung thư tuyến giáp điều có thể trị khỏi. Và mẹ hoàn toàn có thể có con trở lại. Một số nghiên cứu mới còn khiến các bà mẹ đang mang thai cũng có chung niềm vui ấy. Khi xây dựng một phác đồ điều trị hiệu quả kèm theo quản lý và theo dõi nghiêm ngặt. Mẹ bị mắc bệnh ung thư tuyến giáp trong quá trình mang thai cũng có thể sinh nở an toàn.
Tuy nhiên, ung thư tuyến giáp có sinh con được không, phụ thuộc phần lớn vào việc tuân theo một phác đồ điều trị nghiêm ngặt. Bên cạnh đó, chế độ ăn hợp lý và những mốc thời gian kiêng khem sau khi điều trị thành công cũng là một vấn đề cần được đảm bảo.
2.1. Ung thư tuyến giáp có sinh con được không sau khi điều trị bằng phương pháp iốt phóng xạ?
Các mẹ được khuyên nên mang thai sau khi điều trị bằng iốt phóng xạ từ 6 đến 12 tháng. Vì các lo ngại về ảnh hưởng của bức xạ đối với thai nhi. Các nghiên cứu cũng cho thấy. Không có nguy cơ phá thai, sinh non hoặc dị tật bẩm sinh tăng nên nếu có thai ít nhất 6 tháng sau khi điều trị liệu pháp iốt phóng xạ. Các nghiên cứu cũng cho thấy, nguy cơ dị tật bẩm sinh cao hơn khi có thai trong vòng 6 tháng sau điều trị bằng liệu pháp này.
Thông qua phát hiện của các nghiên cứu, kết luận rằng có thể an toàn mang thai ít nhất 6 tháng sau khi điều trị bằng liệu pháp i-ốt phóng xạ, sau khi phẫu thuật cắt bỏ tuyến giáp.
2.2. Chế độ dinh dưỡng và tập luyện cho người ung thư tuyến giáp
Không có một chế độ dinh dưỡng chuẩn nào cho ung thư tuyến giáp hay bất cứ một loại ung thư nào khác. Tuy nhiên, trong khi nghiên cứu về ung thư tuyến giáp. Có một số yếu tố về dinh dưỡng và luyện tập có thể ảnh hưởng đến việc giảm thiểu các bệnh ung thư nói chung.
Chăm sóc COVID ở đâu:
Danh sách những cơ sở y tế có khả năng chăm sóc COVID cần lưu lại
Tăng chất béo dư thừa có liên quan đến việc tăng nguy cơ ung thư tuyến giáp. Theo đó, tăng khối lượng chất béo xung quanh tuyến giáp có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh này. Khối lượng cơ giảm đi có liên quan đến việc giảm khả năng phục hồi trong một số bệnh ung thư.
2.3. Khuyến nghị dinh dưỡng của chuyên gia
Quỹ nghiên cứu ung thư thế giới đưa ra các khuyến nghị chung về việc tiếp cận thực phẩm, để tránh nguy cơ phát triển nhiều loại ung thư như:
- Ăn nhiều rau xanh mỗi ngày.
- Bổ sung chủ yếu các loại ngũ cốc nguyên hạt
- Các loại đậu khô cung cấp protein như (đậu gà, đậu lăng, đậu edamame, đậu đen,…)
- Hạn chế thịt đã qua chế biến
- Bổ sung thêm đường và một chút rượu.
- Thường xuyên hoạt động thể chất và duy trì cân nặng hợp lý.
Các tuần thai và những điều dành cho mẹ:
Mẹ cần biết những gì ở tuần thai thứ 13
Tất cả những lưu ý cần quan tâm ở 40 tuần thai của mẹ
Phần kết
Những thông tin trong bài có thể giúp mẹ trả lời cho câu hỏi “ung thư tuyến giáp có sinh con được không” rồi nhỉ. Nếu mẹ đang có một cơ thể khỏe mạnh. Hãy giữ nó tránh xa bệnh tật bằng cách ăn nhiều rau, tập thể dục thường xuyên và suy nghĩ tích cực. Nếu không may mẹ đã từng trải qua căn bệnh ung thư tuyến giáp. Cứ tiếp tục sống với lòng yêu thương và sự từ ái. Theo cách vận động diệu kỳ của cuộc sống, những điều bất ngờ tốt đẹp sẽ đến với mẹ vào một ngày không xa.