Lịch sử tìm kiếm
Tìm trong góc của mẹ
Tìm kiếm phổ biến

Gợi ý mẹ trò chơi cho bé 10 tháng tuổi giúp bé phát triển toàn diện

Mẹ mong muốn thiên thần nhỏ của mẹ sẽ trải qua một tuổi thơ đầy ắp tiếng cười cùng những trò chơi bổ ích nhưng chưa biết trò chơi cho bé 10 tháng tuổi nào hay để chơi đùa cùng con yêu. Góc của mẹ sẽ gợi ý cho mẹ những trò chơi siêu hay dành cho bé phát triển toàn diện về tư duy trong giai đoạn này, mẹ tham khảo nhé!

Trò chơi cho bé 10 tháng tuổi 
Trò chơi cho bé 10 tháng tuổi

1. Sự phát triển của bé 10 tháng tuổi

10 tháng tuổi – giai đoạn mà bé sẽ phát triển về những chuyển động cơ thể, mắt và cả não bộ. Bé có thể đi xung quanh bằng cách nắm tay của mẹ hoặc vịn vào những đồ vật để bước những bước đi đầu tiên.

Đồng thời, bé còn phát triển khả năng phối hợp mắt và tay. Đối với những món đồ bắt mắt và có gam màu tươi sáng sẽ thu hút ngay ánh nhìn của tiểu thiên thần. Đặc biệt, bé sẽ cực kỳ yêu thích những đồ vật phát ra tiếng động như chuông, lục lạc, trống,… 

Một nhân tố cực kỳ quan trọng trong giai đoạn này của bé đó là sự phát triển vượt bậc về trí não. Bé sẽ phát triển về khả năng ghi nhớ rất tốt, những người mà bé đã từng gặp mặt một thời gian rất lâu, bé cũng có thể nhớ được người ấy. Đặc biệt hơn, những món đồ chơi mà con đã cất giữ, con cũng có thể nhớ ra được vị trí của những món đồ ấy. 

Mẹ hãy tạo cho bé một không gian rộng rãi để bé có thể thỏa sức chơi đùa mẹ nhé. Mẹ có thể tham gia chơi cùng con yêu và giúp con phát triển toàn diện qua những trò chơi cho bé 10 tháng tuổi dưới đây nhé!

Sự phát triển của bé 10 tháng tuổi
Sự phát triển của bé 10 tháng tuổi

2. Gợi ý mẹ trò chơi cho bé 10 tháng tuổi phát triển toàn diện

Góc của mẹ sẽ gợi ý cho mẹ những trò chơi cho bé 10 tháng tuổi giúp bé có thể phát triển một cách toàn diện cả về tư duy cũng như những chuyển động cơ thể. Mẹ tham khảo những trò chơi dưới đây nhé.

2.1. Trò chơi phát triển trí tuệ

Mẹ đã biết những trò chơi trí tuệ nào hay cho bé cưng 10 tháng tuổi chưa nè. Góc của mẹ gợi ý những trò chơi cực kỳ thú vị để mẹ chơi cùng con yêu nhé!

2.1.1. Xem album ảnh

  • Kỹ năng phát triển: kích thích thị giác và phát triển não bộ
  • Mẹ cần chuẩn bị: tranh ảnh nhiều màu sắc về những con vật, sự vật, những quyển album ảnh,…

Bé 10 tháng tuổi cực kỳ yêu thích những đồ vật có màu sắc rực rỡ, sinh động. Do đó, mẹ ưu tiên lựa chọn những tranh ảnh nhiều màu sắc và hình ảnh rõ ràng để con có thể dễ nhận biết. Mẹ cũng có thể dán chúng lên tường ở những vị trí mà gần với con nhất để bé cưng có thể dễ dàng bắt gặp được mẹ nhé!

Sau khi bé đã xem những tấm hình này, mẹ hãy chỉ ra từng chi tiết trong tấm ảnh và giải thích những hình ảnh đó là gì, cho con biết chính xác những gì mà con đang nhìn thấy. Ví dụ mẹ chỉ vào con cún kết hợp cùng tiếng kêu “gâu gâu” để bé có thể ghi nhớ dễ dàng hơn mẹ nhé.

Trò chơi này giúp bé phát triển về kỹ năng ghi nhớ rất tốt. Mẹ hãy thay những tấm ảnh mới nếu con thấy đã quá nhàm chán với những tấm ảnh cũ. Điều đó sẽ giúp cho việc học tập của con thêm thú vị cũng như mới mẻ hơn đó ạ.

cho bé xem album ảnh
Trò chơi xem album ảnh

2.1.2. Nhận biết các bộ phận trên cơ thể

Trò chơi cho bé 10 tháng tuổi tiếp theo mà Góc của mẹ muốn gợi ý cho mẹ thông thái đó là nhận biết các bộ phận trên cơ thể. Trò chơi này sẽ giúp bé phát triển khả năng nhận thức rất tốt cũng như góp phần tạo mối quan hệ khăng khít, gần gũi giữa hai mẹ con.

Mẹ có thể đặt con vào lòng mình và nhìn vào một tấm gương to hoặc có thể ngồi đối diện với nhau. Mẹ chỉ lên các bộ phận trên cơ thể mẹ và nói cho con biết “ Đây là mắt của mẹ. Vậy mắt của con đâu rồi?” Lúc này mẹ sẽ cầm tay bé và chỉ lên mắt của bé. Sau khi bé đã quen, mẹ giới thiệu nhiều bộ phận hơn và đẩy nhanh tốc độ hỏi để con có thể phản xạ nhanh hơn.

Bên cạnh đó, mẹ có thể bật những bài nhạc về các bộ phận trên cơ thể như: Ồ sao bé không lắc, Năm ngón tay ngoan, Chiếc bụng đói,… chắc chắn trò chơi sẽ thêm phần thú vị đó ạ, bé chắc hẳn sẽ rất thích đây.

trò chơi nhận biết các bộ phận trên cơ thể
Nhận biết các bộ phận trên cơ thể

2.1.3. Chơi cùng đồ chơi có âm thanh

Như mẹ đã biết, tiểu thiên thần nhỏ 10 tháng sẽ bị thu hút với những thứ có âm thanh sinh động, vui tai. Mẹ hãy sắm cho bé những con búp bê biết hát, những chiếc ô tô có âm thanh vui nhộn,… và chỉ cho bé biết đây là cái gì. Trò chơi này sẽ giúp tăng khả năng ghi nhớ và không bị nhàm chán.

cho bé chơi đồ chơi
Chơi cùng trò chơi có âm thanh

Sau khi cho bé chơi đồ chơi, mẹ nên vệ sinh sạch sẽ tay cho bé bằng khăn ướt Mamamy Tropical nha mẹ! Hiện tại đang có chương trình dùng thử Mua 1 tặng 1 Khăn ướt nhiệt đới Mamamy Tropical đến từ Nhà Mamamy. Chỉ với 52k mẹ đã có thể sở hữu cho mình 2 gói khăn ướt mềm nhẹ, thoáng khí. Chất liệu vải 100% sợi tự nhiên và Rayon giúp khăn êm mềm tựa như lòng bàn tay mẹ, dịu dàng chạm vào da con. Khăn còn được bổ sung thêm tinh dầu, tinh chất cao cấp của vùng nhiệt đới giúp kháng khuẩn, ngừa hăm và dưỡng ẩm rất tốt cho da bé đó mẹ. Số lượng có hạn, chỉ có 10.000 set trong tháng này thôi, nhanh tay mẹ ơi!

Set dùng thử MUA 1 TẶNG 1 Khăn ướt Mamamy Tropical với giá ưu đãi chỉ 52K

2.2. Top 5 trò chơi luyện phản xạ nhanh cho bé 1 tuổi

Chắc hẳn mẹ đang quan tâm về trò chơi cho bé 10 tháng tuổi nào có thể giúp bé rèn luyện được phản xạ nhanh đúng không ạ? Tham khảo những trò chơi dưới đây mẹ nhé!

2.2.1 Trò chơi kéo và đẩy

Trò chơi đầu tiên mà Góc của mẹ muốn giới thiệu đến mẹ là trò chơi kéo và đẩy. Trò chơi này cực kỳ phù hợp trong giai đoạn bé đang chập chững tập đi cũng như gắn kết tình cảm hai mẹ con. 

Mẹ chuẩn bị một vài đồ vật dễ di chuyển như cái ghế nhỏ hoặc thùng đồ chơi của bé. Lúc này mẹ sẽ đẩy thùng đồ chơi về phía bé và ra hiệu cho bé đẩy lại. Trò chơi này giúp luyện phản xạ cho bé đồng thời rèn cho bé tính cách biết chia sẻ và tin tưởng vào người khác.

mẹ chơi cùng bé 10 tháng tuổi
Trò chơi gắn kết mẹ và bé

2.2.2. Chơi bắt bóng

Trò chơi tiếp theo cũng không kém phần thú vị đâu ạ, đó là chơi bắt bóng. Bóng là một món đồ chơi không thể thiếu đối với tuổi thơ của bé cưng. Mẹ hãy chuẩn bị những quả bóng có thể cầm và ném được, tránh sử dụng những quả bóng quá mềm vì bé có thể cho vào miệng rất nguy hiểm đó ạ.

Mẹ cho bé ngồi đối diện mình, lăn quả bóng từ từ về phía con và kêu bé lăn quả banh lại. Sau khi đã nhuần nhuyễn, mẹ hãy ném quả bóng về phía con và cho con bắt bóng. Trò chơi này rèn luyện khả năng phản xạ cũng như giúp bé trở nên nhanh nhẹn, phản ứng linh hoạt hơn đó ạ.

trò chơi bắt bóng
Chơi bắt bóng cùng con

2.2. Trốn tìm

Trốn tìm là một trò chơi dân gian đã quá quen thuộc với mỗi người. Trò chơi này giúp đôi chân của bé cứng cáp hơn cũng như phản xạ nhanh nhẹn hơn khi nghĩ cách cho mẹ không tìm ra bé.

Mẹ và bé thay phiên làm người trốn và người tìm, mẹ lưu ý là không nên trốn ở những nơi khuất và tối khiến con khó tìm ra nhé. Khi mẹ tìm được vị trí của con rồi thì cũng đừng chỉ ra liền mà hãy hỏi con những câu hỏi: “Ủa tay xinh của ai đây”, “Cái chân nhỏ đó có phải của con không”, sẽ khiến cho bé thích thú hơn đó mẹ nha.

Chơi trốn tìm cùng con
Chơi trốn tìm cùng con

2.3. Phát triển ngôn ngữ

Để bé có thể phát triển toàn diện về khả năng ngôn ngữ, mẹ bỏ túi những trò chơi cho bé 10 tháng tuổi thú vị dưới đây để chơi cùng con yêu nhé!

2.3.1. Trò chuyện cùng con

Bố mẹ hãy dành thời gian để trò chuyện cùng con về những hoạt động xảy ra thường ngày xung quanh bé. Tuy bé chưa có thể nói thành thạo nhưng khả năng nhận biết thông tin sẽ được hình thành qua lời nói. Mẹ có thể nói với con những điều như: “Con đang ăn gì đấy? Con có thích ăn món này không?”, “ Nhìn xem con cá vàng trong bể xinh chưa này, con thấy con nào đẹp nhất nè”. Nhà mình hãy đồng hành cùng bé cưng trên chặng đường phát triển của bé nhé.

mẹ trò chuyện cùng con
Trò chuyện cùng con

2.3.2. Miêu tả hành động và sự kiện

Ba mẹ hãy miêu tả về những sự kiện và hành động mà bé đang trải nghiệm, điều này giúp bé chọn lọc được từ ngữ chính xác trong những tình huống mà bé đã gặp phải. Chẳng hạn như khi mẹ dẫn bé ra ngoài chơi mẹ có thể nói với bé: “Hôm nay cả nhà mình sẽ ra ngoài chơi nhé, con đến lấy quần áo để thay nhé! Cái nón của của đâu rồi, nhớ đội lên nhé, hôm nay ông mặt trời phát ra tia nắng nóng lắm đó”

Miêu tả hành động và sự kiện
Miêu tả hành động và sự kiện

2.3.3. Bắt đầu sử dụng nhiều từ ngữ phức tạp

Mẹ nghĩ rằng con yêu còn quá nhỏ nên thường dùng những từ ngữ đơn giản để giúp con dễ hiểu. Nhưng mẹ đừng ngần ngại khi sử dụng những câu chữ và cấu trúc câu phức tạp để giúp bé tăng khả năng tư duy hơn nhé. Não bộ của bé cưng 10 tháng tuổi đang trong giai đoạn phát triển mạnh mẽ nên mẹ có thể thử thách bé bằng những hoạt động khó hơn. Chẳng hạn như “Heo ơi, cái giỏ đi chợ của mẹ đâu rồi, con xách giỏ lại đây và lấy quả bí ngô ra cho mẹ nấu cho heo ăn nhé”.

trò chơi cho bé 10 tháng tuổi
Bắt đầu sử dụng những ngôn ngữ phức tạp

Qua bài viết trên, Góc của mẹ tin rằng mẹ đã bỏ túi cho mình những trò chơi cho bé 10 tháng tuổi để chơi cùng con rồi đúng không nào. Gia đình mình hãy đồng hành cùng bé và luôn bên cạnh tiểu thiên thần trong suốt thời gian trưởng thành của bé nhé!

Mẹ tham khảo một số bài viết liên quan về kinh nghiệm nuôi dạy trẻ dưới 1 tuổi:

Thực đơn ăn dặm truyền thống cho bé 10 tháng tuổi

 Bé 10 tháng tuổi ăn gì ngon miệng?

Lời khuyên cho mẹ về chăm sóc trẻ dưới 1 tuổi

Trò chơi cho bé 12 tháng tuổi mẹ không nên bỏ qua

Mẹ Bình luận tại đây nhé

Hãy là người đầu tiên nhận xét “Gợi ý mẹ trò chơi cho bé 10 tháng tuổi giúp bé phát triển toàn diện”

Mẹ ghi lại email để Mamamy gửi những ưu đãi đặc biệt và các tips hữu ích nhé. Email của mẹ sẽ không hiển thị công khai đâu

Bài viết cùng chủ đề

Các nhóm dưỡng chất bổ sung cho bé ăn dặm mẹ nên biết?
Các nhóm dưỡng chất bổ sung cho bé ăn dặm mẹ nên biết?
Giai đoạn ăn dặm là thời điểm vàng giúp bé bứt phá phát triển chiều cao cân nặng. Tuy nhiên nhiều mẹ bỉm sữa lại thường hoang mang lo lắng. Không biết nên bổ sung cho bé ăn dặm những nhóm thực phẩm nào để bé hấp thu tốt mà lại đầy đủ dinh dưỡng. […]
Đồ ăn dặm cho bé: Mẹ cần sắm gì khi bé bước vào giai đoạn ăn dặm?
Đồ ăn dặm cho bé: Mẹ cần sắm gì khi bé bước vào giai đoạn ăn dặm?
Ăn dặm là giai đoạn vàng trong quá trình phát triển của con. Vì vậy để chuẩn bị tốt nhất cho thời kỳ này, mẹ cần chuẩn bị những món đồ phù hợp. Vậy có những đồ ăn dặm cho bé nào mà mẹ cần sắm sửa? Chúng có những lợi ích gì? Hãy cùng […]
Top 3+ tình huống “éo le” khi cho bé ăn dặm tự chỉ huy
Top 3+ tình huống “éo le” khi cho bé ăn dặm tự chỉ huy
Trong quá trình trở thành mẹ bỉm sữa, không thể không tránh khỏi giai đoạn cho bé ăn dặm. Đây được coi như bản lề mở ra bước ngoặt cho quá trình phát triển của con. Một trong những phương pháp được yêu thích áp dụng nhiều là ăn dặm tự chỉ huy (BLW). Không […]
Em bé tập ăn cơm như nào là đúng cách? Nằm lòng 3 bước dễ dàng
Em bé tập ăn cơm như nào là đúng cách? Nằm lòng 3 bước dễ dàng
Sau 6 tháng bú sữa, mẹ bắt đầu bước vào giai đoạn cho bé ăn dặm với cháo, súp,… Đến 19 tháng tuổi, khi bé có 16 chiếc răng sữa, lúc này mẹ có thể cho bé ăn cơm. Điều này đảm bảo cho bé phát triển khỏe mạnh cứng cáp hơn. Đồng thời tăng […]
4 Phương pháp ăn dặm cho bé phổ biến nhất hiện nay
4 Phương pháp ăn dặm cho bé phổ biến nhất hiện nay
Quá trình phát triển trưởng thành của con không thể thiếu giai đoạn ăn dặm. Đây không chỉ là cơ hội giúp bé hình thành thói quen, kỹ năng ăn uống sau này mà còn là thời điểm vàng bổ sung dưỡng chất cho sự phát triển toàn diện của trẻ. Tuy nhiên, nhiều mẹ […]
Bé ăn dặm: 7 thực phẩm giúp trẻ ăn ngon, phát triển toàn diện
Bé ăn dặm: 7 thực phẩm giúp trẻ ăn ngon, phát triển toàn diện
Để bé ăn dặm phát triển toàn diện cả thể chất lẫn tinh thần thì chế độ ăn uống khoa học là điều vô cùng quan trọng. Vậy mẹ cần bổ sung những thực phẩm nào vào khẩu phần ăn hàng ngày của con? Tham khảo ngay danh sách những nhóm thực phẩm tốt cho […]
Giỏ hàng 0