Lịch sử tìm kiếm
Tìm trong góc của mẹ
Tìm kiếm phổ biến

Dư ối tuần 38 có nguy hiểm không? Có nếu chỉ số ối trên 15cm

Bước đến tuần 38 – giai đoạn cuối thai kỳ, lòng mẹ nôn nao, háo hức vì sắp được gặp con rồi. Tuy nhiên, mẹ đi siêu âm thấy chỉ số ối của mình nhiều hơn bình thường, thậm chí cao hơn các mẹ bầu nên thắc mắc dư ối tuần 38 có nguy hiểm không, muốn tìm hiểu để thăm khám kịp thời và có sự chuẩn bị chu đáo trước khi con ra đời. Tham khảo bài viết dưới đây để nghe chia sẻ chuẩn khoa học mẹ nhé!

Dư ối tuần 38 có nguy hiểm không?
Dư ối tuần 38 có nguy hiểm không? Có nếu chỉ số ối trên 15cm mẹ nhé

1. Dư ối tuần 38 có nguy hiểm không?

Câu trả lời là có nếu như lượng nước ối vượt quá mức quy định (chỉ số ối trên 15cm) nhé mẹ ơi. Theo đó, nước ối bắt đầu xuất hiện từ những tuần đầu thai kỳ, lượng ối tăng dần cho đến khi mẹ bắt đầu bước vào tam cá nguyệt thứ ba. 

Thông thường, thời điểm lượng nước ối ở mức cao nhất, rơi vào 34 đến 36 tuần, sau đó giảm dần cho đến khi mẹ sinh em bé. Do vậy, vào những tháng cuối thai kỳ, nhất là tuần thứ 38, mẹ bầu có thể gặp một vài vấn đề khác nhau, trong đó có dư ối đó ạ.

Dư ối tuần 38 có nguy hiểm không?
Nước ối bắt đầu xuất hiện từ những tuần đầu thai kỳ và tăng dần khi mẹ bắt đầu bước vào tam cá nguyệt thứ ba

Các bác sĩ sử dụng chỉ số nước ối (amnionic fluid index, ký hiệu là AFI) để làm đơn vị đo lường, thể hiện lượng nước ối của mẹ trong suốt thai kỳ. Cụ thể, chỉ số AFI dao động từ 8 – 25cm (tương đương 800 đến 1500ml nước ối), trong đó nếu AFI từ 12 – 25cm là dư ối và AFI > 25cm là đa ối (triệu chứng tích tụ gây dư thừa nước ối quá mức) mẹ nhé. Như vậy, nếu chỉ số ối của mẹ bầu lệch khỏi phạm vi này có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và thai nhi, làm tăng nguy cơ gây thiếu ối, dư ối hoặc đa ối đó mẹ.

Tuy nhiên, trên đây chỉ là thông tin chỉ số AFI tính trung bình cho toàn bộ thai kỳ, mẹ bầu cần lưu ý về lượng ối trung bình trong từng giai đoạn và thời điểm khác nhau để đảm bảo an toàn cho bé cưng nhé. Cụ thể, sau tuần 36, mức nước ối của mẹ bầu giảm dần để chuẩn bị cho quá trình chuyển dạ sinh nở và thường đạt chỉ số trung bình là 12,2cm ở tuần thứ 38, tức là khoảng 600ml. Trong trường hợp, chỉ số AFI của mẹ ở tuần 38 trên 15cm, mẹ bầu có thể bị dư ối rồi ạ.

Mức ối an toàn ở tuần thứ 38 thai kỳ
Mẹ bầu ở tuần thứ 38 thường đạt chỉ số AFI trung bình là 12,2cm, tức là khoảng 600ml

Lượng nước ối tích tụ quá nhiều ở tuần 38 có thể khiến mẹ bầu khó chịu, nguy cơ biến chứng nguy hiểm sẽ tăng lên, chẳng hạn như:

  • Mẹ dư ối gây vỡ ối sớm, nhau bong non, dễ sinh non
  • Thay đổi ngôi thai bất thường gây sa dây rốn (dây nhau)
  • Đờ tử cung, nguy cơ mẹ bị băng huyết quá nhiều sau sinh

2. 4 nguyên nhân dẫn đến tình trạng dư ối tuần 38

Có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến tình trạng dư ối, nhẹ là do việc tích tụ ối tự nhiên trong suốt thai kỳ của mẹ bầu, trong khi đó những trường hợp dư ối nặng hơn có thể xuất phát từ 4 nguyên nhân dưới đây. Mẹ bầu theo dõi để nắm được thông tin và chủ động phòng tránh nhé.

Nguyên nhân bà bầy dư ối tuần 38 thai kỳ
Tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến tình trạng dư ối tuần 38 mẹ nhé

2.1. Nguyên nhân xuất phát từ mẹ bầu

Bước vào tam cá nguyệt thứ ba, nếu mẹ bị tiểu đường thai kỳ có thể dẫn đến nguy cơ dư ối đó ạ. Mẹ biết không, nước ối được tạo thành từ 3 nguồn gốc là màng ối, máu của mẹ và thai nhi, trong đó chủ yếu là qua đường tiết niệu (việc bài tiết nước tiểu vào buồng ối) của em bé. 

Nguyên nhân bà bầy dư ối tuần 38 thai kỳ
Mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ, lượng đường glucose trong máu sẽ tăng cao làm tăng nguy cơ dư ối ở 3 tháng cuối đó ạ

Khi mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ, lượng đường glucose trong máu sẽ tăng cao, đồng thời, em bé nhận chất dinh dưỡng trực tiếp từ cơ thể mẹ cũng sẽ bị tăng lượng đường huyết. Lúc này, em bé có triệu chứng “khát nước” dẫn đến tiểu nhiều hơn, từ đó lượng nước ối tăng dần, đến mức không được kiểm soát tốt sẽ gây dư ối.                                                            

Bên cạnh đó, nếu mẹ bầu đang mang song thai cũng cần chú ý biến chứng dư ối ở tuần 38 nhé. Nguồn gốc của nước ối được hình thành qua máu của mẹ, cụ thể là sự trao đổi chất của nước ối và máu qua màng ối. Khi hai bào thai không nhận được quá trình trao đổi chất cân bằng, một bào thai sẽ lấy nhiều máu hơn và bào thai kia nhận được ít hơn dẫn đến tình trạng dư ối đó mẹ.                                                                                                           

Nguyên nhân bà bầy dư ối tuần 38 thai kỳ
Một nguyên nhân khác có thể làm tăng nguy cơ dư ối là do thiếu máu, chính xác là do nhóm máu của mẹ và bé không hợp

Ngoài ra, một yếu tố khác có thể làm tăng nguy cơ dư ối là do thiếu máu, chính xác là do nhóm máu của mẹ và bé không hợp. Tình trạng này tuy hiếm gặp nhưng vẫn có khả năng xảy ra, chẳng hạn nếu mẹ bầu mang nhóm máu Rh- trong khi em bé có nhóm máu RH+ thì nguy cơ cao thai nhi mắc bệnh Rhesus (bệnh tán huyết – một dạng thiếu máu). Căn bệnh này chính là nguyên nhân sâu xa khiến mẹ bầu bị dư ối.

Các bác sĩ sản nhi cho biết, dư ối thể nhẹ không gây biến chứng, tuy nhiên ở mức độ nghiêm trọng hơn (chỉ số ối trên 15cm) có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé, mẹ dễ gặp tình trạng sinh non hoặc xuất huyết sau sinh, thậm chí là dị tật ở thai nhi nữa. 

2.2. Nguyên nhân xuất phát từ thai nhi

Bước vào tam cá nguyệt thứ ba, ngoài việc thích quẫy đạp trong bụng, em bé của mẹ còn rất thích uống nước ối đó ạ. Bởi tử cung của mẹ là “ngôi nhà” nuôi dưỡng con, luôn ở trạng thái “đóng cửa” để bảo vệ thai nhi an toàn nhất, em bé chỉ có thể lọc ối bằng cách uống vào rồi tiểu ra qua đường tiết niệu. 

Nguyên nhân bà bầy dư ối tuần 38 thai kỳ
Em bé ngoài việc thích quẫy đạp trong bụng, em bé của mẹ còn rất thích uống nước ối đó mẹ

Do vậy, nếu mẹ bầu bị dư ối ở tuần 38 rất có thể  do em bé không uống nước ối nữa, em bé của mẹ có thể gặp phải một số trở ngại về sức khỏe, nhất là các dị tật như hẹp môn vị hoặc hở hàm ếch…khiến con khó khăn trong việc uống ối đó mẹ.

2.3. Nguyên nhân xuất phát từ nhau thai

Nhau thai giữ chức năng chính là đường truyền dinh dưỡng, oxy và thức ăn từ mẹ sang bé yêu đó ạ. Đồng thời nhau thai còn đóng vai trò như “lá chắn” giúp ngăn chặn virus, vi khuẩn xâm nhập đến thai nhi hiệu quả. 

Nguyên nhân bà bầy dư ối tuần 38 thai kỳ
Phù bánh rau cũng là nguyên nhân gây dư ối và dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm nếu mẹ không phát hiện kịp thời

Theo các bác sĩ, thông thường nhau thai có độ dày từ 2 – 4cm, nếu kích thước > 4cm được xem là phù bánh nhau, gây phù nề, ứ dịch, chèn ép lên tử cung khiến thai nhi gặp khó khăn trong việc uống ối và trao đổi chất, từ đó xảy ra hiện tượng dư ối. 

Có nhiều nguyên nhân gây phù bánh nhau, chẳng hạn như nhiễm trùng hoặc xuất hiện mạch máu màng đệm…Tuy nhiên tình trạng phù nề nhau thai dẫn đến dư ối ở tuần 38 có thể gây nên những biến chứng nặng nề, thai nhi có thể bị suy dinh dưỡng hoặc chết lưu nếu không nhận được oxy kịp thời. Trong khi đó mẹ bầu rất dễ băng huyết vì tử cung chịu sức ép quá lớn từ thai nhi, bánh nhau phù nề và lượng ối lớn.

Nguyên nhân bà bầy dư ối tuần 38 thai kỳ
Mẹ bầu rất dễ băng huyết vì tử cung chịu sức ép quá lớn từ thai nhi, bánh nhau phù nề và lượng ối lớn

2.4. Nguyên nhân xuất phát từ chế độ dinh dưỡng

Một phần nguồn gốc của nước ối được chuyển hóa từ hệ tuần hoàn của cơ thể mẹ vào trong buồng ối. Do đó, chế độ dinh dưỡng cũng tác động đến việc dư ối ở tuần 38 của mẹ đó ạ. Theo đó, mẹ bầu tuần 38 thường xuyên ăn các loại rau củ quả mọng nước như rau cần, cải xoong, ớt chuông, dưa, lê, cam, quýt, dưa hấu, thanh long… sẽ tăng nguy cơ dư ối. Ngoài ra, thực đơn ăn uống 3 tháng cuối gồm nhiều món canh, món nước hoặc đồ ngọt cũng có thể gây dư ối, không tốt đâu mẹ ạ.

Nguyên nhân bà bầy dư ối tuần 38 thai kỳ
Mẹ bầu 38 thường xuyên ăn các loại rau củ quả mọng nước làm tăng nguy cơ dư ối

3. 5 điều mẹ nên làm khi bị dư ối ở tuần 38 thai kỳ

Sau khi kiểm tra phát hiện dư ối ở tuần 38 thai kỳ, mẹ bình tĩnh tham khảo 5 lời khuyên sau đây để có biện pháp hỗ trợ cải thiện và bảo vệ an toàn cho sức khỏe của mẹ và bé nhé: 

3.1. Mẹ xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học

Để em bé phát triển toàn diện, mẹ bầu khỏe mạnh và hỗ trợ cải thiện dư ối ở tuần 38, mẹ cần xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học và đầy đủ các nhóm chất nhé! Cụ thể, mẹ cần đảm bảo hàm lượng protein trong khẩu phần ăn mỗi ngày, ưu tiên bổ sung thêm thịt lợn nạc, cá, thịt bò, cua, ghẹ, hải sản… Ngoài ra, mẹ chú ý bổ sung thêm hàm lượng sắt (qua các loại rau màu xanh đậm), canxi, Axit folic, chất xơ và vitamin C cùng nhiều chất dinh dưỡng thiết yếu khác để cân bằng dinh dưỡng và đảm bảo sức khỏe.

Thịt lợn tươi
Thịt lợn không thể thiếu trong thực đơn ăn uống khoa học của mẹ bầu 3 tháng cuối

Nếu vẫn còn băn khoăn hoặc muốn tìm hiểu thêm về chế độ dinh dưỡng chuẩn khoa học cho mẹ bầu trong giai đoạn này, tham khảo bài viết: Bầu 3 tháng cuối nên ăn gì để con phát triển toàn diện mẹ nhé! 

3.2. Kiêng các thực phẩm bổ sung nhiều nước

Mẹ bầu dư ối nên chọn thực phẩm phù hợp, tránh ăn các thực phẩm nhiều nước khiến triệu chứng tăng ối nghiêm trọng thêm. Theo đó, mẹ bầu nên:

  • Xây dựng chế độ ăn nhiều rau xanh để cung cấp chất xơ cho cơ thể, tuy nhiên cần nên hạn chế các loại rau nhiều nước. Mẹ cũng nên chọn cách chế biến hấp hoặc luộc thay vì nấu canh/súp. 
  • Hạn chế ăn các loại quả mọng nước như cam, quýt, dừa, dưa hấu,… Thay thế bằng các loại quả khác khác giàu vitamin khác như chuối, đu đủ,… và nên ăn trực tiếp thay vì ép lấy nước mẹ nhé.
Mẹ bầu dư ối có thể ăn đu đủ
Đu đủ chín vừa giàu dinh dưỡng, thơm ngon lại không lo ăn nhiều bị dư ối đâu ạ

3.3. Khám thai định kỳ để bảo vệ an toàn cho mẹ và bé

Khi gặp phải các dấu hiệu như khó thở, chân phù nề bất thường, ợ nóng, bụng thắt chặt, rất có thể mẹ đã gặp vấn đề dư ối lúc mang thai. Mẹ cân nhắc đến cơ sở y tế để được các bác sĩ thăm khám, chẩn đoán và xử lý kịp thời, tránh những ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của mẹ và bé.

Mẹ bầu thám thai định kỳ
Mẹ thường xuyên thăm khám thai định kỳ để bảo vệ an toàn cho mẹ và bé nha

Bên cạnh đó, trong suốt thai kỳ, đặc biệt là tam cá nguyệt thứ ba, mẹ kiểm tra sức khỏe khỏe định kỳ để được thăm khám tổng quan cũng như phát hiện sớm những dấu hiệu bất thường. Bởi những vấn đề về dị tật bẩm sinh của thai nhi cũng chính là một trong những nguyên nhân gây dư ối đó ạ. 

Mẹ bầu siêu âm định kỳ
Siêu âm định kỳ giúp mẹ dễ dàng phát hiện ra các vấn đề về dị tật bẩm sinh của thai nhi, phòng tránh dư ối từ sớm

3.4. Mẹ uống đủ 1,5 đến 2 lít nước/ngày

Như đã chia sẻ với mẹ, một phần nước ối là nguồn nước, chất dinh dưỡng được chuyển hóa từ hệ tuần hoàn của cơ thể mẹ vào trong buồng ối. Do vậy, nếu mẹ nạp vào cơ thể quá nhiều chất lỏng, hệ bài tiết không đào thải kịp thời sẽ khiến cho tình trạng dư nước ối chuyển biến nặng hơn.

Mẹ làm gì khi dư ối ở tuần thứ 38
Mẹ nhớ uống đủ 1,5 đến 2 lít nước mỗi ngày nhé

Vì vậy, mẹ bầu được chẩn đoán là dư nước ối ở tuần thứ 38 dù nhẹ hay nặng đều không nên uống quá nhiều nước mỗi ngày. Tuy nhiên vẫn cần đảm bảo lượng nước đủ để duy trì sức khỏe cũng như hoạt động sống của mẹ và em bé. Theo đó, các bác sĩ chuyên sản khoa khuyên mẹ bầu dư ối nên uống đủ từ 1.5 đến 2 lít nước mỗi ngày, mỗi lần uống cách nhau 1 – 2 tiếng và tuyệt đối không nên ăn mặn mẹ nhé. 

3.5. Nghỉ ngơi nhiều hơn

Mẹ bầu nên dành thời gian nghỉ ngơi, ngủ đúng giờ (đảm bảo 7 – 8 giờ/ ngày) và vận động điều độ bằng những bài tập yoga hoặc đi bộ chậm. Điều này giúp mẹ được thư giãn, cơ thể thoải mái hơn, từ đó giúp lấy lại mực nước ối cân bằng. Ngoài ra căng thẳng kéo dài hoặc tiếp xúc với môi trường ô nhiễm, độc hại cũng sẽ ảnh hưởng đến khả năng trao đổi chất và làm tình trạng dư ối thêm trầm trọng.

Mẹ làm gì khi dư ối ở tuần thứ 38
Mẹ bầu nên dành thời gian nghỉ ngơi và vận động điều độ bằng những bài tập yoga nhẹ nhàng nhé

Vậy là mẹ đã biết dư ối tuần 38 có nguy hiểm không rồi. Nếu chỉ số ối ở tuần 38 trên 15cm có thể khiến mẹ bầu khó chịu, và nguy cơ biến chứng nguy hiểm sẽ tăng lên đó ạ. Vì thế, mẹ đừng quên “nằm lòng” 5 điều quan trọng nên làm khi bị dư ối ở tuần 38 thai kỳ để cải thiện và tránh làm cho tình trạng dư ối nghiêm trọng hơn. Nếu vẫn còn điều gì băn khoăn, mẹ để lại bình luận bên dưới để được giải đáp nhanh chóng nhất!

Mẹ Bình luận tại đây nhé

Hãy là người đầu tiên nhận xét “Dư ối tuần 38 có nguy hiểm không? Có nếu chỉ số ối trên 15cm”

Mẹ ghi lại email để Mamamy gửi những ưu đãi đặc biệt và các tips hữu ích nhé. Email của mẹ sẽ không hiển thị công khai đâu

Bài viết cùng chủ đề

Germomvit là gì? Uống Germomvit có tốt không? Có mẹ nhé
Germomvit là gì? Uống Germomvit có tốt không? Có mẹ nhé
Germomvit là một sản phẩm vitamin tổng hợp dành riêng cho phụ nữ mang thai, cung cấp các vitamin và khoáng chất quan trọng, hỗ trợ cho một thai kỳ khỏe mạnh và sự phát triển toàn diện của thai nhi. Trong bài viết này, hãy cùng Góc của mẹ tìm hiểu về lợi ích, […]
Canxi Ostelin bầu: uống sao cho tốt? Mẹ cần lưu ý gì?
Canxi Ostelin bầu: uống sao cho tốt? Mẹ cần lưu ý gì?
Thời kỳ mang thai là giai đoạn đặc biệt quan trọng trong sự phát tri của thai nhi và sức khỏe của người mẹ. Nhu cầu dinh dưỡng tăng cao, đặc biệt là nhu cầu về canxi, vitamin và khoáng chất để hỗ trợ quá trình tăng trưởng của thai nhi và duy trì sức […]
Bổ sung axit folic cho bà bầu 3 tháng đầu sao cho đúng và đủ
Bổ sung axit folic cho bà bầu 3 tháng đầu sao cho đúng và đủ
Trong trong 3 tháng đầu, việc cung cấp đầy đủ axit folic là vô cùng quan trọng để tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển của thai nhi và đảm bảo một thai kỳ khỏe mạnh. Nếu mẹ đang chưa biết Bổ sung axit folic cho bà bầu 3 tháng đầu sao cho […]
Cách bổ sung axit folic cho bà bầu an toàn, hiệu quả
Cách bổ sung axit folic cho bà bầu an toàn, hiệu quả
Axit folic là một loại vitamin cực kỳ quan trọng cho sức khỏe của mẹ và sự phát triển của thai nhi. Khi mẹ bổ sung đủ lượng axit folic, vitamin này sẽ đóng vai trò thiết yếu trong hình thành và phát triển hệ thống thần kinh của em bé, đồng thời góp phần […]
Uống Prenatal có cần uống thêm sắt và canxi không? Có mẹ nhé
Uống Prenatal có cần uống thêm sắt và canxi không? Có mẹ nhé
Prenatal là loại vitamin tổng hợp, được thiết kế đặc biệt để bổ sung các dưỡng chất quan trọng cho mẹ bầu và thai nhi trong suốt thai kỳ. Nếu mẹ đang băn khoăn không biết uống Prenatal có cần uống thêm sắt và canxi không? thì hãy tham khảo chia sẻ từ Góc của […]
Mách mẹ cách chọn vitamin tổng hợp cho bà bầu 3 tháng cuối
Mách mẹ cách chọn vitamin tổng hợp cho bà bầu 3 tháng cuối
3 tháng cuối thai kỳ là khoảng thời gian cần đặc biệt chú trọng đến chế độ dinh dưỡng để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé. Bên cạnh thực phẩm, việc bổ sung vitamin tổng hợp là vô cùng cần thiết. Vitamin tổng hợp cho bà bầu 3 tháng cuối cung cấp […]
Giỏ hàng 0