Lịch sử tìm kiếm
Tìm trong góc của mẹ
Tìm kiếm phổ biến

Tuần thai thứ 35 và những vấn đề cần quan tâm

Vậy là chỉ còn vài tuần nữa là mẹ bầu sẽ được ẵm em bé trong tay rồi. Trong tuần mang thai thứ 35 này, mẹ cũng có những vấn đề cần lưu ý đấy nhé. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho mẹ những thông tin bổ ích cho tuần thai này. Tìm hiểu nè mẹ bầu ơi!

Sự phát triển của thai nhi tuần thứ 34

Sự phát triển của thai nhi tuần thứ 36

1. Những triệu chứng mà mẹ bầu sẽ gặp phải ở tuần thai thứ 35

Tuần thai thứ 35 thuộc giai đoạn Tam cá nguyệt thứ ba. Trong tuần thai này, mẹ bầu có thể sẽ gặp những triệu chứng sau:

1.1. Đi tiểu nhiều lần, són tiểu vào tuần thai thứ 35

Lúc này em bé đã quay đầu bên trong tử cung của mẹ. Phần đầu của bé sẽ tạo áp lực lên phần bàng quang của mẹ bầu. Khiến mẹ bầu đi tiểu nhiều lần hay gặp phải tình trạng són tiểu.

1.2. Nhức đầu, chóng mặt

Nhức đầu, chóng mặt
Nhức đầu, chóng mặt

Tuần thai thứ 35, bà bầu có thể sẽ gặp triệu chứng đau đầu, chóng mặt. Nguyên nhân chủ yếu là do căng thẳng, nóng trong cơ thể hoặc phòng ốc ngột ngạt. Để giảm bớt tình trạng này, mẹ bầu cần làm nên nghỉ ngơi nhiều hơn. Mở cửa sổ thông gió hoặc đến những nơi mát mẻ, nhiều cây xanh để thư giãn.

1.3. Suy giãn tĩnh mạch chân 

Suy giãn tĩnh mạch là tình trạng hay gặp ở nhiều mẹ bầu khi mang thai vào những tháng cuối cùng. Vào tuần thứ 35 của thai kỳ, lúc này bụng mẹ bầu đã khá to, cao hơn lỗ rốn khoảng 17cm. Mẹ bầu cũng đã nặng hơn khoảng từ 10-15kg. Do đó kích thước của thai nhi chèn ép lên các tĩnh mạch. Gây chứng suy giãn tĩnh mạch. Một nguyên nhân khác là khi mang thai, lưu lượng máu trong cơ thể mẹ tăng lên. Gây áp lực với các tĩnh mạch.

Suy giãn tĩnh mạch chân 
Suy giãn tĩnh mạch chân 

Suy giãn tĩnh mạch ở chân khiến cho bà bầu bị đau nhức dữ dội, cảm giác nặng nề ở chân. Khiến cho bà bầu đi lại bất tiện. Tuy nhiên tình trạng này chỉ kéo dài trong giai đoạn mang thai. Và chấm dứt khi mẹ bầu sinh xong em bé.

Đọc thêm: Bà bầu bị chuột rút – Nguyên nhân và cách phòng tránh

1.4. Đau và chảy máu nướu răng ở tuần thai thứ 35

Trong thời kỳ mang thai, răng và nướu răng của mẹ bầu cũng sẽ nhạy cảm không kém. Đa số các bà bầu thường hay bị chảy máu hoặc đau ở nướu răng. Nhất là khi các mẹ nào có thói quen chải răng mạnh hoặc dùng chỉ nha khoa, tình trạng này sẽ diễn ra thường xuyên hơn.

Giải pháp cho tình trạng này chính là bổ sung đầy đủ vitamin C bằng cái loại trái cây, loại quả mọng nước. Và quan trọng nhất là vệ sinh răng miệng đầy đủ mà đúng cách mẹ nhé!

Giải pháp cho tình trạng này chính là bổ sung đầy đủ vitamin C
Giải pháp cho tình trạng này chính là bổ sung đầy đủ vitamin C

1.5. Hay quên

Trong những giai đoạn gần sinh và ở tuần thai thứ 35, các mẹ bầu thường mắc chứng hay quên do nhiều yếu tố. Ví dụ như thay đổi tiết tố mang thai, tâm lý mang thai hay thể trạng. Tuy nhiên tình trạng này thường chỉ kéo dài trong giai đoạn mang thai. Và chấm dứt sau khi sinh em bé. Thế nên nếu mẹ bầu có lỡ hay đãng trí hay quên đây quên đó thì cũng đừng hoảng hốt nhé!

2. Sự phát triển của bé

35 tuần sau khi bắt đầu mang thai, kích thước của em bé lúc này khoảng 47 cm và nặng khoảng 2,7 kg. Em bé lúc này đã trở đầu và vào vị trí sẵn sàng “ra trận”. Nhờ vào sự di chuyển này mà hô hấp của mẹ cũng đã bình thường hơn thế nhưng lại tạo áp lực lên phần bàng quang của mẹ. Khiến mẹ bầu gặp khó khăn trong việc tiểu tiện.

Sự phát triển của bé
Sự phát triển của bé

Tham khảo thêm tại: HIỂU RÕ CÂN NẶNG THAI NHI, CÂN NẶNG CỦA BÉ GIÚP MẸ CHĂM BÉ TỐT HƠN

Vào giai đoạn này, các cơ quan nội tạng của em bé đã dần hoàn thiện. Phổi của bé lúc này đã sẵn sàng cho việc hô hấp và gan cũng đã phát triển tới mức hoàn thiện. Thận của em bé thì đã có thể xử lý một số chất thải. Trong tuần thứ 35 này bé có thể nuốt một số chất từ lớp sáp và lớp lông tơ trên cơ thể và đào thải phân su lần đầu tiên trong đời.

Vào giai đoạn này, các cơ quan nội tạng của em bé đã dần hoàn thiện
Vào giai đoạn này, các cơ quan nội tạng của em bé đã dần hoàn thiện

Ở tuần thứ 35 này, trí não của thai nhi vẫn đang tiếp tục phát triển. Và cứ thế cho đến khi 12 tuổi não của bé sẽ tăng gấp 3 lần so với trước lúc sinh. Thế nên đây là thời gian để mẹ bồi bổ cơ thể bằng những thực phẩm giàu DHA tốt cho trí não của trẻ đấy nhé!

3. Lời khuyên dành cho mẹ bầu ở tuần thai thứ 35

Bước vào giai đoạn tuần thai thứ 35, hiểu rõ mẹ bầu đã trải qua một giai đoạn vất vả thế nên chúng tôi dành tặng cho mẹ bầu một số lời khuyên hữu ích đây!

3.1. Luôn trong tư thế chuẩn bị

Trong tuần thai này, mẹ bầu và gia đình cần trang bị tâm lý chuẩn bị và kiến thức đầy đủ trong những tình huống chuyển dạ. Để kịp đưa mẹ bầu đến bệnh viện khẩn cấp. Bởi vì vào cuối tuần thai thứ 35, em bé đã chuẩn bị sẵn sàng để chào đời rồi đấy.

mẹ bầu và gia đình cần trang bị tâm lý chuẩn bị và kiến thức đầy đủ trong những tình huống chuyển dạ.
mẹ bầu và gia đình cần trang bị tâm lý chuẩn bị và kiến thức đầy đủ trong những tình huống chuyển dạ.

 Đọc thêm: Tất tần tật những đồ mang đi sinh mẹ cần chuẩn bị

3.2. Tập thể dục ở tuần thai thứ 35

Thể dục thể thao nhẹ nhàng ở tuần thứ 35 này khiến cho mẹ bầu giảm bớt tình trạng nhức mỏi và sưng phù cơ thể. Ngoài ra khi tập thể dục, thông qua nhịp tim, những âm thanh khi mẹ thực hiện các động tác bé yêu cũng sẽ được kích thích tích cực.

3.3. Tham gia huấn luyện cấp cứu trẻ sơ sinh

Em bé gần tới ngày ra đời rồi. Thế nhưng kể cả khi em bé được sinh ra vẫn có chứa rất nhiều rủi ro làm ảnh hưởng tới em bé. Do vậy các ông bố, bà mẹ khi tham gia các lớp huấn luyện cấp cứu trẻ sơ sinh sẽ được đào tạo cứu nguy cho con trong những tình huống khẩn cấp đấy.

3.4. Sử dụng băng dán thông mũi

Vào tuần thai thứ 35, mẹ bầu sẽ cảm thấy khó thở, ngột ngạt. Nguyên nhân là do hormone thai kỳ làm sưng các niêm mạc mũi. Thế nên sử dụng các miếng dán thông mũi sẽ khiến cho việc hô hấp của mẹ trở nên dễ dàng hơn. 

Tuần thứ 35 rồi! Chỉ còn vài tuần nữa là mẹ bầu sẽ đi đến hồi kết của chặng đường sinh nở bằng một cú “vượt cạn” thật ngoạn mục. Hy vọng với sự chia sẻ của chúng tôi mẹ bầu sẽ có được cho mình những kinh nghiệm và kiến thức bổ ích.

Đọc tiếp: Tuần thai thứ 36

Mẹ Bình luận tại đây nhé

Hãy là người đầu tiên nhận xét “Tuần thai thứ 35 và những vấn đề cần quan tâm”

Mẹ ghi lại email để Mamamy gửi những ưu đãi đặc biệt và các tips hữu ích nhé. Email của mẹ sẽ không hiển thị công khai đâu

Bài viết cùng chủ đề

15 lời khuyên cho bà bầu 3 tháng cuối bầu khỏe – bầu đẹp
15 lời khuyên cho bà bầu 3 tháng cuối bầu khỏe – bầu đẹp
Càng về những tháng cuối thai kỳ, mẹ càng quan tâm nhiều đến sức khỏe, chỉ còn khoảng thời gian ngắn ngủi nữa thôi mẹ đã được gặp mặt bé cưng, bồng bế con yêu trên tay rồi. Từ đây đến đó, mẹ nhớ quan tâm nhiều hơn đến chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt […]
Ngôi thai đầu hạ vị là gì? Cách nhận biết và 5 lưu ý cho mẹ bầu
Ngôi thai đầu hạ vị là gì? Cách nhận biết và 5 lưu ý cho mẹ bầu
Trong giai đoạn 3 tháng cuối đi khám thai được bác sĩ chẩn đoán ngôi thai đầu hạ vị khiến mẹ bầu băn khoăn, lo lắng không biết ngôi thai đầu hạ vị là gì? Liệu nó có gây ảnh hưởng xấu gì đến thiên thần nhỏ đang lớn lên trong bụng không? Câu trả […]
Tư thế nằm của thai nhi 24 tuần tuổi và lời khuyên cho mẹ bầu
Tư thế nằm của thai nhi 24 tuần tuổi và lời khuyên cho mẹ bầu
Bước sang 24 tuần tuổi, em bé trong bụng bắt đầu đạp mạnh thường xuyên hơn khiến mẹ tò mò không biết em bé đang nằm với tư thế nào đúng không ạ? Bài viết dưới đây chia sẻ đến mẹ tư thế nằm của thai nhi 24 tuần tuổi (hay tư thế nằm của […]
Tim thai tuần 8 – Các chỉ số mẹ bầu nên biết!
Tim thai tuần 8 – Các chỉ số mẹ bầu nên biết!
Vậy là bé yêu của mẹ đã được 8 tuần tuổi rồi đó, hạnh phúc quá phải không mẹ? Đây là thời điểm quan trọng đánh dấu những thay đổi, phát triển của thai nhi nên không khỏi khiến mẹ lo lắng. Trong số đó, lo lắng không biết tim thai tuần 8 của bé […]
6 tuần chưa có tim thai nên ăn gì để dưỡng thai hiệu quả?
6 tuần chưa có tim thai nên ăn gì để dưỡng thai hiệu quả?
Vậy là thiên thần nhỏ đã đồng hành cùng mẹ được 6 tuần rồi đấy! Thế nhưng, Góc của mẹ biết rằng vẫn còn nhiều mẹ băn khoăn liệu 6 tuần chưa có tim thai nên ăn gì? 6 tuần chưa có tim thai có sao không? Thấu hiểu được nỗi lo lắng của mẹ, […]
Mất tim thai rồi lại có: Điều kỳ diệu này có xảy ra không?
Mất tim thai rồi lại có: Điều kỳ diệu này có xảy ra không?
Vậy là bé đã đồng hành cùng mẹ được 8 tuần rồi, thời gian qua chắc hẳn mẹ vừa hạnh phúc nhưng cũng lo lắng nhiều về hiện tượng mất tim thai rồi lại có. Vậy dấu hiệu của hiện tượng này là gì? Mẹ hãy tham khảo qua bài viết dưới đây của Góc […]
Giỏ hàng 0