Thai nhi tuần thứ 29, là quý cuối của thai kì. Ngày chuyển dạ đang đến dần vì thế mẹ bầu hãy chuẩn bị thật tốt. Bên cạnh đó hãy cùng tìm hiểu một số lời khuyên dành cho mẹ bầu tuần này nhé.
Mục lục
1. Cân nặng và chiều cao của thai nhi tuần thứ 29 ?
Thai nhi tuần thứ 29, em bé vẫn tiếp tục lớn nhanh trong bụng mẹ bầu. Cân nặng của bé vào khoảng 1,3 kg ước tính bằng một quả bưởi. Bé có chiều dài khoảng 36,8 cm.
Bé sẽ tiếp tục tích đủ số cân nặng đủ theo tiêu chuẩn là bằng một nửa sau khi bé được ra đời. Một số cơ quan chức năng của bé vẫn tiếp tục được phát triển như phổi và cơ bắp. Mẹ bầu lúc này sẽ luôn cảm thấy đói và muốn ăn nhiều. Do bé yêu cần thêm năng lượng để phát triển mỗi ngày.
2. Bé đạp rất nhiều lần trong bụng mẹ
Nếu mẹ bầu cảm thấy mẹ rất hay đạp thì đây là một dấu hiệu tốt. Bé đang phát triển khỏe mạnh bình thường. Theo như lời bác sĩ mẹ bầu hãy ghi nhớ và đến kĩ số lần bé đạp nhé. Thông thường bé sẽ đạp một lần vào buổi sáng và một lần vào buối tối.
Bước sang tuần thai 29 này tức là lúc mẹ bầu sắp được ôm trọn bé vào lòng. bé đang phát triển rất nhanh và cũng rất hiếu động nữa. Mẹ bầu sẽ cảm nhận được bé cử động rất nhiều trong bụng mẹ như liên tục đập và đạp trong ngày. Mẹ đừng lo là bé đang cảm thấy không vui nhé. Đây là dấu hiệu tốt để khẳng định bé vẫn đang phát triển rất tốt.
3. Thai nhi tuần thứ 29 phát triển thế nào?
3.1. Đầu
Đầu bé dần nặng hơn và chiếm một phần trọng lượng lớn trong cơ thể. Não của bé đang phát triển một cách nhanh chóng và dần hoàn thiện.
3.2. Tư thế
Tư thế tuần thứ 29 của bé là đầu hướng xuống phía tử cung mẹ. Bé sẽ nằm dọc cơ thể mẹ để chuẩn bị cho lúc chào đời.
3.3. Các cơ quan
Các cơ quan trong cơ thể bé tiếp tục hình thành và dần hoàn thiện hơn. Não bé tiếp tục phát triển nên đầu bé cũng sẽ to ra. Bé của bạn đã có thể nghe được tiếng nói của mẹ, âm thanh xe cộ, âm nhạc… Cảm nhận được ánh sáng hay bóng tối trong khoảng 10 cm.
Bé yêu của mẹ lúc này đã có thể tự điều chỉnh được nhiệt độ trong cơ thể bé rồi đấy. Bé đã có thể nhắm mắt và mở mắt một cách thành thục hơn. Cơ bắp, phổi cũng phát triển nhanh chóng và dần trở nên hoàn thiện hơn. Phần lông nhung trên da bé sẽ mất dần đi nên da bé sẽ trở nên mượt và mịn màng hơn.
Ở giai đoạn này, nhiều bố mẹ đã cân nhắc đến việc đặt tên cho con với mong muốn cái tên như một món quà từ bố mẹ, chúc cho bé luôn khỏe mạnh, may mắn. Mời bố mẹ tham khảo các tên hay cho bé trai họ Hoàng và tên hay cho bé trai họ Lê từ Góc của mẹ để chọn cho bé trai nhà mình một cái tên ưng ý nhé!
4. Cơ thể mẹ bầu tuần thai 29 có những thay đổi gì?
Thai nhi tuần thứ 29 cân nặng của mẹ sẽ tăng lên. Theo ước tính trung bình tăng khoảng 8,5 đến 11,4 kg.Theo bình thường mỗi ngày mẹ bầu sẽ nạp khoảng 500 kcal. Tuy nhiên giai đoạn này trung bình mỗi ngày mẹ bầu sẽ nạp khoảng 2.400 kcal . Mẹ bầu cảm thấy dễ tăng cân do hóc môn của mẹ trong giai đoạn này. Bên cạnh đó mẹ sẽ bị suy giãn tĩnh mạch và ngực mẹ cũng bị đau.
Bước vào giai đoạn thai kì này bụng mẹ sẽ ngày một lớn. Mẹ sẽ chẳng nhìn thấy bàn chân của mình. Bụng mẹ bầu giai đoạn này sẽ xuất hiện những vết rạn da ngày càng nhiều và lớn. Lượng nước ối trong bụng mẹ tăng thêm khoảng 9cm quanh rốn của mẹ. Tử cung của mẹ có bề cao là từ 26 đến khoảng 35 cm.
Mẹ hãy chọn áo ngực phù hợp để mặc thoải mái vì ngực mẹ sẽ ngày càng một lớn hơn. Đôi khi mẹ sẽ thấy sữa non bị rỉ ra, sữa có màu vàng nhạt và trong suốt. Mẹ bầu hãy đặt một tấm lót để thấm sữa trong áo nhé.
5. Một số triệu chứng của thai nhi tuần thứ 29
Chứng báo bón liên tục xuất hiện đi kèm với đau bụng, phân rắn và đầy hơi sẽ khiến mẹ bầu vô cùng khó chịu. Hai chân của mẹ sẽ xuất hiện chứng suy giãn tĩnh mạch. Mẹ nên đi tất chân y tế theo khuyến cáo của bác sĩ và để phòng trừ biến chứng của bệnh này.
Do kích thước tử cung ngày càng tăng lên nên mẹ sẽ hay cảm thấy khó thở. Mẹ bầu hãy nghỉ ngơi cho thật tốt. Hãy gọi bác sĩ để nhận được sự giúp đỡ nếu mẹ bầu liên tục bị khó thở nhiều lần trong ngày.
Bên cạnh đó mạ bầu cũng sẽ cảm thấy đau nửa đầu. Và đi tiểu nhiều lần hơn nhất là ban đêm do em bé của bạn đang lớn lên và áp lực lên bàng quang. Mẹ bầu cũng không nên đứng một chỗ khá lâu do trĩ có thể khiến mẹ đau và ngứa. Mẹ bầu cũng có thể bị chảy máu trực tràng trong giai đoạn này. Vì thế hãy đến tìm bác sĩ để được tư vấn và giúp đỡ nhé.
Thai nhi tuần thứ 29, mẹ bầu hãy hết sức cẩn trọng với chứng tiền sản giật. Biến chứng của chứng bệnh này là huyết áp sẽ tăng cao và gây ảnh hưởng rất xấu đến gan và thận của mẹ. Đi kèm với tiền sản giật là các biểu hiện : chân sưng, đau đầu kéo dài, có cảm giác buồn nôn.
Ngày sinh đang đến gần kèm thêm là những thay đổi cơ thể nên lúc này cảm xúc của mẹ bầu dễ thay đổI. Mẹ sẽ liên tục thấy khó ngủ và đôi khi còn vụng về nữa. Nhưng mẹ bầu cùng đừng buồn hay cáu giận vì đây là những biểu hiện bình thường của thai kì.
6. Lời khuyên dành cho mẹ bầu khi thai nhi tuần thứ 29
Để giảm cơn đau đầu mẹ có thể nằm nghỉ trong phòng yên tĩnh và hãy tắt hết đèn sáng. Và có cách khác là mẹ bầu hãy thử chườm lạnh lên cổ hoặc trán cơn đau sẽ giảm đáng kể.
Nếu trĩ đau không giảm, mẹ có thể hỏi ý kiến bác sĩ trước khi uống bất kì loại thuốc nào trong thai kì vì có thể ảnh hưởng đến bé.
Bên cạnh đó mẹ bầu hãy tập thể dục thường xuyên hơn. Hãy tập các bài thể dục nhẹ nhàng như yoga. Đi lại sau những lúc ngồi quá lâu. Hãy uống thật nhiều nước mỗi ngày và ăn các loại thức ăn giàu chất xơ để phòng táo bón do hormones . Bên cạnh đó hãy nhiều cá tươi như cá mòi cá hồi và cả tôm nữa nhé sẽ giúp bé phát triển não bộ và mắt.
Bước sang kì thai tuần 29, mẹ bầu hãy đi khám thai thường xuyên hơn. Hãy luôn để tinh thần được thoải mái lạc quan, mẹ bầu hãy nghỉ ngơi nhiều hơn nữa nhé.
Đọc tiếp: Thai nhi tuần thứ 30