Lịch sử tìm kiếm
Tìm trong góc của mẹ
Tìm kiếm phổ biến

Thông liên thất – Dị tật tim bẩm sinh thường gặp ở trẻ sơ sinh

Thông liên thất – Ventricular Septal Defect (VSD) là một trong những dị tật bẩm sinh ở tim phổ biến nhất. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho cha mẹ những kiến thức tổng quan về bệnh thông liên thất ở trẻ sơ sinh.

1. Thông liên thất (VSD) là gì?

Thông liên thất (VSD) là khi có một lỗ hổng trên vách ngăn giữa hai tâm thất. Vì vậy máu ở cả hai bên trộn lẫn với nhau, khiến máu đi nuôi cơ thể mang ít oxy hơn. Thông liên thất ở trẻ sơ sinh có thể gây suy tim do tim không bơm đủ máu.

Thông liên thất (VSD) là khi có một lỗ hổng trên vách ngăn giữa hai tâm thất
Thông liên thất (VSD) là khi có một lỗ hổng trên vách ngăn giữa hai tâm thất

1.1. Nguyên nhân

Nguyên nhân gây VSD ở trẻ sơ sinh hầu như vẫn chưa được tìm ra. Một số bé bị dị tật tim do thay đổi gen hoặc nhiễm sắc thể. Những loại dị tật tim này cũng được cho là sự kết hợp của gen và các yếu tố khác. Như mẹ tiếp xúc trong môi trường độc hại, thực phẩm mẹ nạp vào cơ thể hoặc thuốc mẹ uống.

2. Chẩn đoán thông liên thất

Thông liên thất thường được chẩn đoán sau khi bé được sinh ra. Kích thước của thông liên thất ảnh hưởng đến triệu chứng. Triệu chứng có thể xuất khi sinh hoặc sau khi sinh. Nếu lỗ hổng nhỏ, nó thường tự động đóng lại và bé không có bất kỳ dấu hiệu dị tật. Nếu lỗ hổng lớn, bé có thể có các triệu chứng:

  • Khó thở
  • Thở nhanh hoặc nặng
  • Đồ mồ hôi
  • Mệt mỏi
  • Tăng cân kém
Siêu âm tim có thể cho thấy các vấn đề với cấu trúc của tim
Siêu âm tim có thể cho thấy các vấn đề với cấu trúc của tim

Khi khám cho bé, bác sĩ có thể nghe thấy tiếng thổi của tim. Khi đó, bác sĩ có thể yêu cầu một hoặc nhiều xét nghiệm để xác nhận chẩn đoán. Xét nghiệm phổ biến nhất là siêu âm tim. Siêu âm tim có thể cho thấy các vấn đề với cấu trúc của tim, cho thấy lỗ thủng lớn như thế nào và cho thấy lượng máu chảy qua lỗ hổng.

3. Phương pháp điều trị

Phương pháp điều trị cho một dị tật thông liên thất phụ thuộc vào kích thước của lỗ hổng và các vấn đề dị tật này có thể gây ra. Nhiều dị tật thông liên thất có lỗ hổng nhỏ và tự đóng. Khi đó, nếu lỗ hổng nhỏ và không gây ra bất kỳ triệu chứng nào, bác sĩ sẽ kiểm tra trẻ sơ sinh thường xuyên để đảm bảo không có dấu hiệu suy tim và lỗ hổng đó tự đóng lại.

Bác sĩ sẽ theo dõi và quyết định phương pháp điều trị cho trẻ mắc VSD
Bác sĩ sẽ theo dõi và quyết định phương pháp điều trị cho trẻ mắc VSD

3.1. Phẫu thuật

Nếu lỗ hổng không tự đóng hoặc có kích thước lớn, có thể cần thực hiện thêm các thủ tục khác. Tùy thuộc vào kích thước của lỗ hổng, triệu chứng và sức khỏe chung của trẻ, bác sĩ có thể đề nghị thông tim hoặc phẫu thuật tim mở để đóng lỗ và khôi phục lưu lượng máu bình thường. Sau phẫu thuật, bác sĩ sẽ thiết lập các lần tái khám định kỳ để đảm bảo rằng VSD đóng.

3.2. Thuốc

Một số trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ cần các loại thuốc để giúp tăng cường cơ tim, giảm huyết áp và giúp cơ thể khỏi tình trạng ứ dịch.

3.3. Dinh dưỡng

Một số bé bị VSD trở nên mệt mỏi khi bú mẹ, ăn không đủ để tăng cân. Do đó, để đảm bảo bé tăng cân lành mạnh, bé cần được bổ sung hàm lượng calo cao theo chỉ định của bác sĩ. Với những bé nào không thể bú mẹ, có thể cho bé ăn qua ống cho ăn.

Mẹ Bình luận tại đây nhé

Hãy là người đầu tiên nhận xét “Thông liên thất – Dị tật tim bẩm sinh thường gặp ở trẻ sơ sinh”

Mẹ ghi lại email để Mamamy gửi những ưu đãi đặc biệt và các tips hữu ích nhé. Email của mẹ sẽ không hiển thị công khai đâu

Bài viết cùng chủ đề

Mách mẹ top 5+ dấu hiệu đậu thai thường gặp nhất
Mách mẹ top 5+ dấu hiệu đậu thai thường gặp nhất
Mặc dù sẽ cần xét nghiệm hoặc siêu âm để xác định chính xác mẹ đã đậu thai hay chưa. Nhưng bên cạnh đó, cũng có rất nhiều dấu hiệu đậu thai mà mẹ có thể cảm nhận được khi bắt đầu thai kỳ. Cùng Góc của mẹ tìm hiểu về những dấu hiệu đậu […]
Bầu 3 tháng đầu ăn xà lách xoong được không? Hạn chế mẹ nhé!
Bầu 3 tháng đầu ăn xà lách xoong được không? Hạn chế mẹ nhé!
Với vị ngon và giòn đặc trưng, xà lách xoong là món ăn khoái khẩu của nhiều người. Tuy nhiên trong quá trình mang thai, mẹ thắc mắc bầu 3 tháng đầu ăn xà lách xoong được không? Cùng Góc của mẹ theo dõi bài viết dưới đây để có câu trả lời mẹ nhé! […]
Bầu 3 tháng đầu ăn rau đay được không? 6 lợi ích tuyệt vời của rau đay
Bầu 3 tháng đầu ăn rau đay được không? 6 lợi ích tuyệt vời của rau đay
Rau xanh là nguồn thực phẩm cung cấp rất nhiều dưỡng chất tốt cho cả mẹ và bé. Vậy đối với rau đay thì sao, bầu 3 tháng đầu ăn rau đay được không? Để có được câu trả lời chính xác, mẹ cùng theo dõi bài chia sẻ dưới đây của Góc của mẹ […]
Bà bầu 3 tháng đầu ăn cóc được không?
Bà bầu 3 tháng đầu ăn cóc được không?
Trong thời gian mang thai, nhiều mẹ bầu băn khoăn không biết liệu có nên ăn cóc trong ba tháng đầu thai kỳ hay không, đặc biệt vì cóc là một loại quả chua. Bài viết này Góc của mẹ sẽ phân tích và giải đáp Bà bầu 3 tháng đầu ăn cóc được không? […]
Tìm hiểu: Bà bầu ăn củ sắn được không?
Tìm hiểu: Bà bầu ăn củ sắn được không?
“Bà bầu ăn củ sắn được không?” hay “bầu 3 tháng đầu ăn củ sắn được không” là băn khoăn được nhiều mẹ rất thắc mắc và quan tâm thời gian qua. Hiểu được điều này, Góc của mẹ sẽ giải đáp câu hỏi này ngay dưới đây.  1. Bà bầu ăn củ sắn được […]
Bà bầu ăn na được không? 4 Lợi ích và 3 lưu ý
Bà bầu ăn na được không? 4 Lợi ích và 3 lưu ý
Quả na là loại quả nhiệt đới phổ biến, được nhiều người yêu thích, liệu có phù hợp cho bà bầu sử dụng? Ở bài biết này, hãy cùng Góc của mẹ giải đáp bà bầu ăn na được không ngay dưới đây. 1. Bầu ăn na được không? Bà bầu ăn na được không? […]
Giỏ hàng 0