Mang song thai là món quà vô cùng may mắn mà mẹ được ban tặng, là niềm vui, là hạnh phúc nhân đôi. Sau những ngày mong ngóng, đâu là dấu hiệu để mẹ biết mình đã có tin vui. Góc của mẹ chia sẻ 9 dấu hiệu sinh đôi dễ nhận biết để mẹ dễ dàng nhận biết ngay tại nhà. Mẹ đọc ngay bài viết dưới đây nhé!
Mục lục
1. Cơ chế mang thai đôi
Mang thai đôi là trạng thái có 2 em bé hình thành và phát triển cùng một lúc trong tử cung của mẹ. Bụng mẹ sẽ phát triển lớn hơn bình thường và liên tục bị ốm nghén.
Mang thai đôi không chỉ đơn giản là mẹ mang thai cùng lúc 2 bé. Sinh đôi cũng có nhiều loại khác nhau
- Sinh đôi cùng trứng: hay còn gọi là cặp song sinh giống nhau hoàn toàn. Có cùng một hợp tử và bộ gen như nhau. Vậy nên, thành quả là hai bé yêu sẽ giống nhau hoàn toàn về giới tính, màu mắt, nhóm máu, ngoại hình…
- Sinh đôi khác trứng: hay còn gọi là cặp song sinh không giống nhau. Hai bé sẽ có bộ gen khác nhau. Chính vì thế, mà giới tính, màu mắt, nhóm máu, tính cách cũng khác nhau. Còn về ngoại hình của cặp sinh đôi này tương tự với hình thái bên ngoài của anh chị em trong gia đình.
Mẹ có thể xem thêm:
2. 9 Dấu hiệu sinh đôi dễ nhận biết
2.1. Nồng độ hCG
HCG là hormone giúp mẹ nhận biết có mang thai hay không. Đối với mẹ bình thường và không mang thai thì nồng độ hCG dưới 5 mIU/mL được coi là âm tính. Đối với phụ nữ mang thai thì nồng độ này đạt trên 25 mIU/mL.
Còn đối với mẹ mang thai đôi thì lượng HCG chính là một dấu hiệu sinh đôi dễ nhận biết nhất. Lượng HCG trong máu và nước tiểu của mẹ tăng cao gấp đôi sau mỗi 48 – 72 giờ. Đặc biệt, với mẹ bầu đang mang song thai thì nồng độ này sẽ tăng vọt khá đáng kể. Theo một số bác sĩ chuyên gia, mẹ bầu song thai hay cảm thấy chóng mặt, buồn nôn, đau lưng vào các sáng ngay sau khi tỉnh dậy. Ngoài ra, mất ngủ và ợ nóng cũng xảy ra thường xuyên trong thời kỳ ốm nghén của mẹ song thai.
Lưu ý: Tình trạng này xảy ra mạnh nhất trong 3 tháng đầu, có xu hướng giảm bớt từ tuần 12 đến 14 của thai kỳ.
2.2. Tình trạng ốm nghén nặng
Tình trạng ốm nghén nặng cũng là một dấu hiệu sinh đôi . Chính vì nồng độ HCG tăng cao, khiến cho mẹ ốm nghén “nặng”, mệt mỏi liên tục trong 2 tuần đầu tiên. Thông thường mẹ sẽ cảm thấy khó chịu nhất vào buổi sáng sớm khi vừa thức dậy. Với mẹ bầu mang thai đôi, thời gian nghén nặng có thể kéo dài đến vài tháng hoặc cảm giác căng tức vú nhiều hơn những thai phụ đơn thai bình thường khác.
Lưu ý: Tình trạng ốm nghén là triệu chứng thai kỳ, không phải bệnh lý nên hầu hết trường hợp không cần can thiệp điều trị. Chỉ khi mẹ bầu bị nghén nặng, ảnh hưởng đến sức khỏe, cuộc sống và cả sự phát triển của bé thì bác sĩ sẽ xem xét can thiệp vào thôi mẹ nhé.
2.3. Tăng cân quá nhanh
Đây là một dấu hiệu sinh đôi khá hiển nhiên. Bởi trong cơ thể mẹ có đến 2 mầm sống đang phát triển. Với những mẹ bầu mang thai song sinh, chỉ số cân nặng sẽ “vượt mặt” những người mang thai đơn. Chẳng hạn như mẹ mang thai đơn tăng 10 – 15 kg trong suốt 40 tuần của thai kỳ. Còn đối với mẹ mang thai đôi 16 – 20,5 kg trong thai kỳ. Sự tăng cân bất thường này, không chỉ là do cân nặng của 2 bé mà còn do cơ thể mẹ lúc này đang phải sản sinh thêm khối lượng mô, chất lỏng, máu để đáp ứng lượng dinh dưỡng cho 2 thiên thần đang ngự trị trong bụng.
Lưu ý: Mẹ mang thai đôi nên được bổ sung dinh dưỡng để được tăng cân nhiều hơn so với mẹ mang đơn thai. Nhu cầu năng lượng trung bình cần đạt là 300 calories/ ngày. Điều này có nghĩa nhu cầu năng lượng ở mẹ mang song thai là 600 calories/ ngày.
2.4. Bụng to hơn phụ nữ mang thai bình thường
Đây có thể dấu hiệu sinh đôi dễ nhận diện nhất. Tương tự cho việc tăng cân, 2 bào thai cùng phát triển khiến bụng bầu to hơn bình thường. Bụng mẹ bầu bắt đầu lộ rõ và có thể thấy rõ hình dạng vào tháng thứ 5, kích thước của hai bé khoảng 25 cm. Đến tháng thứ 9 bụng mẹ trông to hơn, kích thước của hai bé có thể đạt từ 45 – 73cm. Vì thế, mẹ đừng nên bất ngờ và lo lắng quá nhé sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của mình.
Lưu ý: Khi bụng mẹ đã quá to thì mẹ nên hạn chế hoạt động mạnh, vận động mạnh vì dễ ảnh hưởng đến động thai đấy.
2.5. Mệt mỏi cực độ
Mẹ nên bổ sung nhiều chất dinh dưỡng như: vitamin, sắt,… để cung cấp cho quá trình phát triển của bé và mẹ. Vừa tăng cân nhanh, vừa phát triển bào thai to. Điều này vất vả và mệt mỏi hơn gấp đôi, thậm chí gấp ba mang thai thông thường. Đây là một dấu hiệu sinh đôi mẹ nên nhớ nhé!
Lưu ý: Mẹ cần nghỉ ngơi nhiều hơn. Nếu quá mệt mỏi thì phải đến gặp ngay bác sĩ chuyên môn để kiểm tra tình hình nhé.
2.6. Thai nhi cử động sớm và thường xuyên hơn
Nhiều mẹ có kinh nghiệm đã mang thai đôi chỉ bảo rằng hai bé yêu sẽ cử động sớm hơn bình thường cụ thể là vào tuần thứ 14 – 22, số lần cử động là 16 – 45 lần. Chắc có thể là do có “bạn chơi cùng” nên hai thiên thần nhỏ đã cử động hoạt động thường xuyên và nhiều hơn mỗi ngày để nô đùa với nhau.
Lưu ý: Mẹ hãy cùng trò chuyện với con, để con cảm nhận được niềm vui và hạnh phúc này nhé.
2.7. Đau lưng
Mẹ mang thai đôi sẽ khiến lực của bào thai đặt lên cổ tử cung nặng hơn. Vì thế mà tử cung to ra nhanh hơn, mẹ sẽ bị đau lưng trong thời gian mang thai. Nhất là, mẹ mang song thai thì sẽ cảm nhận đau hơn những mẹ mang thai đơn khác.
Lưu ý: Đừng lên vận động, khom lưng và đi lại nhiều, đặc biệt là leo cầu thang mẹ nhé. Như thế sẽ khiến lưng mẹ sẽ đau hơn rất nhiều đấy.
2.8. Đau bụng dưới
Mẹ đang mang thai thì đây là triệu chứng thường gặp. Nhưng nếu mang thai đôi, mẹ sẽ bị đau bụng dưới và cảm thấy khó chịu gấp nhiều lần so với mang thai thường.
Lưu ý: Mẹ đừng quá lo lắng hãy xoa bụng và thư giãn, thì một khoảng thời gian sau sẽ hết thôi nhé
2.9. Tim đập nhanh
Một người phụ nữ có nhịp tim trung bình trước là 70 đến 80 lần/phút. Khi mang thai, nhịp tim có thể tăng lên 90 đến 100 lần/phút. Điều đó là hoàn toàn vô hại mà không phản ánh bất kỳ bệnh lý nào. Mẹ cần cung cấp đủ lượng dinh dưỡng cho cả 2 bé, việc trao đổi chất và lưu lượng máu khiến tim mẹ đập nhanh hơn. Là do sự thay đổi huyết áp và lưu lượng máu trong thời gian mang thai. Mẹ cảm nhận rõ ràng điều này khi so sánh thời điểm chưa mang thai và sau mang thai đôi.
Lưu ý: Điều này là sự bình thường khi mẹ mang song thai. Nên đừng quá lo lắng về điều này nhé. Hãy nghỉ ngơi đầy đủ, tránh thức khuya, tránh làm việc quá sức. Ngoài ra, cung cấp đủ chất dinh dưỡng và nghỉ ngơi hợp lý là được nhá.
3. Cách chăm sóc mẹ bầu sinh đôi
- Thiết lập chế độ dinh dưỡng đầy đủ: Thông thường, mẹ mang thai có nhiều cân sẽ tăng cân hơn so với phụ nữ mang thai một thai nhi. Vì vậy, mẹ mang thai đôi cần phải bổ sung dinh dưỡng (như rau xanh, trái cây, thịt và cá,…) gấp đôi để giúp cho bé yêu phát triển khỏe mạnh. Đặc biệt, mẹ không nên ăn kiêng hay ăn quá nhiều chất béo gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của mẹ và hai bé. Mẹ đừng quên bổ sung 1mg axit folic mỗi ngày nhé, giúp ngăn dị tật bẩm sinh cho bé nhé.
- Theo dõi thai chặt chẽ: Việc mang thai đôi khiến mẹ vất vả hơn, đồng thời tăng khả năng sinh non, tiểu đường thai kỳ, tiền sản giật, trầm cảm sau sinh… Do đó, mẹ bầu nên đi khám định kỳ 3 tháng/ 1 lần để kiểm soát tình trạng sức khỏe của mẹ và sự phát triển của bé. Việc siêu âm có thể giúp mẹ sớm phát hiện các dị tật thai nhi để có hướng can thiệp và giải quyết kịp thời.
- Khâu cổ tử cung: Việc này giúp tránh được tình trạng cổ tử cung mẹ mở sớm do sự phát triển 2 bé trong bụng mẹ cùng một lúc, giảm nguy cơ bé thiếu tháng nhất có thể. Vì thế, các bác sĩ thường chỉ định khâu cổ tử cung của mẹ. Làm như vậy để giữ bé lâu nhất trong bụng mẹ.
- Uống thuốc đúng chỉ định: Trong quá trình mang bầu thai đôi, mẹ được bác sĩ khuyến khích sử dụng các loại thuốc hỗ trợ dinh dưỡng để đảm bảo thai nhi luôn khỏe mạnh. Mẹ nên uống thuốc đẩy đủ theo chỉ dẫn của bác sĩ. Các loại thuốc bổ sung vitamin D, canxi, kẽm sẽ là lựa chọn hàng đầu không chỉ giúp mẹ phòng ngừa biến chứng của thai đôi mà còn đảm bảo sự phát triển toàn diện của bé, con sinh ra an toàn và khỏe mạnh.
4. Lưu ý cho mẹ có dấu hiệu sinh đôi
- Chế độ vận động và nghỉ ngơi hợp lý: Mẹ cần được nghỉ ngơi nhiều, thư giãn, tránh làm việc quá sức để hạn chế các nguy cơ biến chứng thai kỳ. Bên cạnh đó, mẹ nên đi lại nhẹ nhàng, tránh đi cầu thang. Ngoại trừ, một vài trường hợp đặc biệt, có chỉ định của bác sĩ cần nghỉ ngơi, hạn chế vận động.
- Thường xuyên kiểm tra sức khỏe định kỳ: Mẹ nên đến bệnh viện, phòng khám để kiểm tra sức khỏe cho mẹ và bé. Vì việc mang thai đôi có thể gây ra những biến đổi lớn với sức khỏe của mẹ. Mẹ có thể đi khám định kỳ 3 tháng/ 1 lần để bác sĩ dễ dàng theo dõi sức khỏe của mẹ và bé, có biện pháp xử lý kịp thời khi có vấn đề gì xảy ra.
- Sinh thiếu tháng: Mang thai đôi là tạo áp lực lớn lên tử cung, khiến cổ tử cung giãn rộng, dễ xảy thai và sinh non. Mẹ nên khám định kỳ để bác sĩ có biện pháp kịp thời như khâu cổ tử cung để phòng tránh việc sinh non này.
Mang thai đôi sẽ đặt lên vai bố mẹ gánh nặng gấp đôi bình thường, ngay từ việc đặt tên cho bé. Mời bố mẹ tham khảo gợi ý đặt tên cho bé từ Góc của mẹ nếu còn đang băn khoăn với những câu hỏi như bố họ Lê đặt tên con gái là gì? nhé.
Mang thai là một quá trình hạnh phúc và kì diệu. Niềm vui sướng ấy còn được nhân đôi khi mẹ biết mình lại sinh đôi. Bất kì người mẹ nào cũng sẽ hạnh phúc khi biết trong cơ thể mình có hai sinh linh nhỏ bé. Để chăm sóc và nuôi dưỡng hai bé một cách tốt nhất, mẹ cần có sức khỏe và tâm lý khỏe mạnh. Góc của mẹ mong được đồng hành cùng mẹ trên mọi lúc mẹ nhé.
Xem thêm: