Lịch sử tìm kiếm
Tìm trong góc của mẹ
Tìm kiếm phổ biến

Đau bụng khi mang thai – lí do thực sự là gì?

Đau bụng khi mang thai thường dễ gặp ở nhiều mẹ. Bởi cảm giác đau bụng liên quan đến tất cả mọi thứ. Từ táo bón, tăng lưu lượng máu đến tử cung trong ba tháng đầu đến các cơn gò Braxton-Hicks hoặc đau dây chằng tròn trong tam cá nguyệt thứ hai và thứ ba.

Đôi khi nó có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng đường tiết niệu, sẩy thai, tiền sản giật hoặc vấn đề khác cần được theo dõi. Để an toàn nhất, các mẹ hãy hỏi bác sĩ để được thăm khám và tư vấn kỹ càng nhất. Đồng thời, để yên tâm hơn, các mẹ cũng hãy hiểu rõ những lí do dẫn đến đau bụng khi mang thai nhé. Khi đó các mẹ sẽ chủ động hơn, lúc nào cần đến gặp bác sĩ, lúc nào không.

1. Đau bụng khi mang thai có thể xảy ra trong suốt thai kỳ

1.1. Đầy hơi, táo bón

Đầy hơi, chướng bụng thường xuất hiện trong thai kỳ do nồng độ progesterone tăng cao. Progesterone là một loại hormone làm thư giãn các cơ trong đường tiêu hóa. Nó làm quá trình tiêu hóa chậm lại, dẫn đến đầy hơi cũng như táo bón. Cả hai đều có thể khiến mẹ bầu thấy đau bụng.

Vì vậy, để hạn chế tình trạng đầy hơi, táo bón hay những vấn đề đường tiêu hoá nói chung, các mẹ có thể thực hiện một số cách. Chẳng hạn ăn thực phẩm giàu chất xơ, ăn nhiều bữa nhỏ mỗi ngày, ăn chậm, nhai kỹ, uống nhiều nước. Nếu những cách này không có sự thay đổi nào, mẹ có thể nói chuyện với bác sĩ nhé.

Ăn nhiều rau, quả để hạn chế táo bón, đầy hơi các mẹ nhé
Ăn nhiều rau, quả để hạn chế táo bón, đầy hơi các mẹ nhé

1.2. Đau bụng sau khi đạt cực khoái

Đau bụng trong và sau khi đạt cực khoái (đôi khi kết hợp với đau lưng dưới) là trạng thái phổ biến và vô hại trong thai kỳ. Vấn đề có thể là do tâm lý của nhiều phụ nữ mang thai. Có thể nhiều mẹ lo lắng về việc làm tổn thương em bé khi quan hệ. Đau bụng cũng có thể là do tăng lưu lượng máu đến vùng xương chậu hoặc co bóp tử cung khi đạt cực khoái.

1.3. Lưu lượng máu đến tử cung

Khi mang thai, tử cung cần nhiều máu để cung cấp chất dinh dưỡng,… cho em bé. Điều này có thể khiến vùng bụng có cảm giác áp lực. Vì vậy, mẹ nên nằm xuống để nghỉ ngơi nhé.

1.4. Nhiễm trùng đường tiết niệu – Urinary Tract Infection (UTI)

Nhiễm trùng đường tiết niệu có thể không có triệu chứng, hoặc cũng có thể gây đau hoặc áp lực ở vùng chậu. Có một số triệu chứng nặng hơn các mẹ bầu có thể nhận biết được. Bao gồm nước tiểu có mùi hôi, nhiều bọt hoặc có máu; đau và rát khi đi tiểu; sốt; đi tiểu thường xuyên hơn. Nhiễm trùng đường tiết niệu có thể trở nên nghiêm trọng nếu không được điều trị. Vì vậy, nếu có những dấu hiệu này hoặc thấy cơ thể bất thường, các mẹ nên gặp bác sĩ nhé.

2. Lý do đau bụng trong tam cá nguyệt thứ nhất đến thứ hai

2.1. Thụ thai

Khi thụ thai (ngay cả trước khi biết chắc chắn mình đã thụ thai), các mẹ có thể thấy đau bụng. Cảm giác đau bụng này giống như khi đến tháng. Cảm giác như có những cơn giật nhẹ và chảy máu nhẹ. Đây là khi trứng được thụ tinh ở thành tử cung, xảy ra khoảng 8 đến 10 ngày sau khi rụng trứng. Cảm giác này có thể chỉ kéo dài một ngày.

2.2. Mang thai ngoài tử cung

Mang thai ngoài tử cung có thể khiến mẹ bầu cảm thấy đau bụng liên tục và ngày một đau hơn khi thai lớn hơn. Mang thai ngoài tử cung cũng thường gây ra chảy máu âm đạo, chóng mặt, ngất xỉu,… Do đó, các mẹ nhớ khám và siêu âm thai ở những tuần đầu thai kỳ nhé. Khi đó bác sĩ sẽ chẩn đoán được có mang thai ngoài tử cung hay không để có hướng chăm sóc và điều trị tiếp theo.

Có nhiều lí do khiến các mẹ đau bụng khi mang thai
Có nhiều lí do khiến các mẹ đau bụng khi mang thai

2.3. Sẩy thai

Đau bụng khi mang thai cũng liên quan đến sẩy thai. Cơn đau thường xảy ra ở bụng, lưng dưới, hoặc vùng chậu và kèm theo chảy máu. Hầu hết các trường hợp sảy thai xảy ra trong tam cá nguyệt thứ nhất. Nhưng cũng có thể xảy ra trong tam cá nguyệt thứ hai.

Đôi khi các mẹ có thể khó biết được cơn đau là sảy thai hay do trứng được thụ tinh hoặc tử cung đang mở rộng. Vì vậy triệu chứng sảy thai quan trọng nhất cần chú ý là chảy máu. Không giống đau bụng khi trứng được thụ tinh, đau bụng khi sảy thai thường đi kèm với chảy máu kéo dài trong vài ngày và ngày một nhiều hơn. Thấy dấu hiệu chảy máu bất thường, các mẹ hãy gặp bác sĩ ngay nhé.

3. Lý do đau bụng ở tam cá nguyệt thứ hai đến thứ ba

3.1. Đau dây chằng tròn

Dây chằng tròn là các dải mô bao quanh tử cung và bụng. Khi tử cung phát triển, dây chằng này bị căng ra để thích nghi với sự phát triển thai nhi. Đôi khi chúng gây đau ở bên phải bụng, đau ở hông hoặc háng. Có nhiều mẹ thấy đau một bên, nhưng cũng có người lại đau cả hai bên.

Đau dây chằng tròn thường bắt đầu trong tam cá nguyệt thứ hai. Đau dây chằng tròn thường xảy ra khi:

  • Khi tập thể dục

  • Sau khi bạn ra khỏi giường

  • Hắt hơi

  • Ho

  • Cười

  • Khi thực hiện một động tác đột ngột

Cảm giác đau này có thể kéo dài bất cứ lúc nào, từ vài giây cho đến vài phút. Để giảm đau, các mẹ hãy nghỉ ngơi và cố gắng thay đổi vị trí từ từ.

Dây chằng tròn căng ra có thể làm các mẹ căng, tức bụng
Dây chằng tròn căng ra có thể làm các mẹ căng, tức bụng

3.2. Cơn gò Braxton Hicks

Những cơn gò Braxton Hicks này được ví như chuyển dạ giả, giúp cơ thể thực hành và quen với cảm giác chuyển dạ thực sự. Braxton Hicks thường bắt đầu vào khoảng tuần 20 của thai kỳ. Các cơn co thắt Braxton Hicks tương đối ngắn (chỉ vài giây đến vài phút) và không đều. Các mẹ sẽ thấy đau bụng và căng tức vùng bụng.

Các mẹ hãy chắc chắn đang uống đủ nước nhé. Đó là khi nước tiểu có màu vàng nhạt hoặc không màu. Vì mất nước có thể gây ra những cơn gò này. Để giảm cơn đau, các mẹ có thể thay đổi vị trí ngồi hoặc nằm nếu đang đứng, và ngược lại.

3.3. Bong nhau thai

Bong nhau thai là khi nhau thai tách (một phần hoặc hoàn toàn) khỏi tử cung trước khi em bé sinh ra. Nó có thể gây ra đau bụng dữ dội, dai dẳng cũng như đau lưng, chảy máu âm đạo. Nếu các mẹ gặp một trong những triệu chứng này hãy đến bệnh viện để bác sĩ thăm khám ngay lập tức nhé.

3.4. Tiền sản giật

Tiền sản giật là tình trạng thường xảy ra trong nửa sau của thai kỳ. Đó là khi mẹ bầu có triệu chứng huyết áp cao và có protein trong nước tiểu. Khi đó, các mẹ có thể thấy đau bụng trên. Nó thường đi kèm với các triệu chứng khác bao gồm đau đầu dữ dội, thay đổi thị lực, buồn nôn hoặc nôn, sưng ở mặt và tay và khó thở.

Tiền sản giật có thể ảnh hưởng đến lượng oxy và dinh dưỡng cho em bé. Và nó làm tăng nguy cơ bị vỡ nhau thai. Tuy nhiên, tiền sản giật có thể điều trị được. Vì vậy điều quan trọng là phải gặp bác sĩ ngay nếu gặp bất kỳ triệu chứng nào ở trên, các mẹ nhé.

3.5. Chuyển dạ

Chuyển dạ khiến các mẹ đau bụng khi mang thai
Chuyển dạ khiến các mẹ đau bụng khi mang thai

Chuyển dạ cũng có thể là lý do khiến mẹ bầu thấy đau bụng. Các cơn co thắt chuyển dạ diễn ra đều đặn, kéo dài từ 30 đến 70 giây và xảy ra liên tục và mạnh mẽ hơn theo thời gian.

Các mẹ có thể chuyển dạ nếu có những dấu hiệu sau:

  • Cơn co thắt đều đặn cứ sau 10 phút (hoặc sớm hơn) mà không biến mất khi thay đổi vị trí.

  • Cảm thấy áp lực ở vùng xương chậu(như em bé của bạn đang đẩy xuống)

  • Dịch tiết âm đạo thay đổi: rò rỉ dịch hoặc chảy máu.

Nếu các mẹ gặp những dấu hiệu này trước 37 tuần, đây có thể là chuyển dạ sinh non. Hãy liên hệ ngay với bác sĩ hoặc đến bệnh viện để được thăm khám và kiểm tra, các mẹ nhé.

Trên đây là những lí do khiến các mẹ cảm thấy đau bụng khi mang thai. Có những nguyên nhân các mẹ có thể khắc phục được: táo bón, đầy hơn. Nhưng cũng có những nguyên nhân cần đến sự tư vấn, hỗ trợ của bác sĩ. Đây là những thông tin tham khảo, giúp các mẹ chủ động chăm sóc sức khoẻ bản thân và em bé hơn. Để an toàn hơn hết, các mẹ hãy hỏi và đến gặp bác sĩ nếu có những dấu hiệu đau bụng bất thường nhé.

Nguồn tham khảo

What to Expect When You’re Expecting, 5th edition, Heidi Murkoff and Sharon Mazel.

WhatToExpect.com, Round Ligament Pain (Sore Stomach) During Pregnancy, July 2018.

WhatToExpect.com, What Happens If You Have an Ectopic Pregnancy, October 2017.

WhatToExpect.com, Cramps and Contractions After Sex During Pregnancy, June 2018.

WhatToExpect.com, Miscarriage and Pregnancy, July 2018. WhatToExpect.com, Braxton Hicks Contractions, December 2017.

March of Dimes,Preeclampsia, December 2017.

Mayo Clinic, Ectopic Pregnancy, May 2018.

Mayo Clinic, What Causes Round Ligament Pain During Pregnancy, April 2018.

Mayo Clinic, Placental Abruption, January 2018.

American College of Obstetricians and Gynecologists, Urinary Tract Infections, May 2015.

American College of Obstetricians and Gynecologists, Ectopic Pregnancy, February 2018.

American College of Obstetricians and Gynecologists, How to Tell When Labor Begins, May 2011.

Mẹ Bình luận tại đây nhé

Hãy là người đầu tiên nhận xét “Đau bụng khi mang thai – lí do thực sự là gì?”

Mẹ ghi lại email để Mamamy gửi những ưu đãi đặc biệt và các tips hữu ích nhé. Email của mẹ sẽ không hiển thị công khai đâu

Bài viết cùng chủ đề

Germomvit là gì? Uống Germomvit có tốt không? Có mẹ nhé
Germomvit là gì? Uống Germomvit có tốt không? Có mẹ nhé
Germomvit là một sản phẩm vitamin tổng hợp dành riêng cho phụ nữ mang thai, cung cấp các vitamin và khoáng chất quan trọng, hỗ trợ cho một thai kỳ khỏe mạnh và sự phát triển toàn diện của thai nhi. Trong bài viết này, hãy cùng Góc của mẹ tìm hiểu về lợi ích, […]
Canxi Ostelin bầu: uống sao cho tốt? Mẹ cần lưu ý gì?
Canxi Ostelin bầu: uống sao cho tốt? Mẹ cần lưu ý gì?
Thời kỳ mang thai là giai đoạn đặc biệt quan trọng trong sự phát tri của thai nhi và sức khỏe của người mẹ. Nhu cầu dinh dưỡng tăng cao, đặc biệt là nhu cầu về canxi, vitamin và khoáng chất để hỗ trợ quá trình tăng trưởng của thai nhi và duy trì sức […]
Bổ sung axit folic cho bà bầu 3 tháng đầu sao cho đúng và đủ
Bổ sung axit folic cho bà bầu 3 tháng đầu sao cho đúng và đủ
Trong trong 3 tháng đầu, việc cung cấp đầy đủ axit folic là vô cùng quan trọng để tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển của thai nhi và đảm bảo một thai kỳ khỏe mạnh. Nếu mẹ đang chưa biết Bổ sung axit folic cho bà bầu 3 tháng đầu sao cho […]
Cách bổ sung axit folic cho bà bầu an toàn, hiệu quả
Cách bổ sung axit folic cho bà bầu an toàn, hiệu quả
Axit folic là một loại vitamin cực kỳ quan trọng cho sức khỏe của mẹ và sự phát triển của thai nhi. Khi mẹ bổ sung đủ lượng axit folic, vitamin này sẽ đóng vai trò thiết yếu trong hình thành và phát triển hệ thống thần kinh của em bé, đồng thời góp phần […]
Uống Prenatal có cần uống thêm sắt và canxi không? Có mẹ nhé
Uống Prenatal có cần uống thêm sắt và canxi không? Có mẹ nhé
Prenatal là loại vitamin tổng hợp, được thiết kế đặc biệt để bổ sung các dưỡng chất quan trọng cho mẹ bầu và thai nhi trong suốt thai kỳ. Nếu mẹ đang băn khoăn không biết uống Prenatal có cần uống thêm sắt và canxi không? thì hãy tham khảo chia sẻ từ Góc của […]
Mách mẹ cách chọn vitamin tổng hợp cho bà bầu 3 tháng cuối
Mách mẹ cách chọn vitamin tổng hợp cho bà bầu 3 tháng cuối
3 tháng cuối thai kỳ là khoảng thời gian cần đặc biệt chú trọng đến chế độ dinh dưỡng để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé. Bên cạnh thực phẩm, việc bổ sung vitamin tổng hợp là vô cùng cần thiết. Vitamin tổng hợp cho bà bầu 3 tháng cuối cung cấp […]
Giỏ hàng 0