Lịch sử tìm kiếm
Tìm trong góc của mẹ
Tìm kiếm phổ biến

Ghi nhớ các mốc siêu âm thai quan trọng để có thai kỳ khoẻ mạnh mẹ nhé

Siêu âm thai giúp bác sĩ phát hiện ra dị tật thai nhi, hội chứng Down, mang thai ngoài tử cung,… Đây là một trong lý do mẹ bầu cần siêu âm thai và nắm rõ các mốc siêu âm thai quan trọng. Hãy đọc ngay bài viết này để hiểu rõ hơn về chủ đề này, các mẹ nhé.

1.Tại sao mẹ bầu cần siêu âm thai?

Khi mang thai, bác sĩ yêu cầu các mẹ siêu âm thai. Bởi siêu âm thai giúp bác sĩ:

  • Xác nhận mẹ đang có thai 
  • Kiểm tra tuổi thai và sự tăng trưởng của bé. Điều này giúp bác sĩ xác định được ngày dự sinh
  • Kiểm tra nhịp tim, chuyển động và sự phát triển toàn diện của bé
  • Kiểm tra xem mẹ có mang thai song sinh, sinh ba hay nhiều hơn không
  • Sàng lọc các khuyết tật bẩm sinh. Sau khi siêu âm, bác sĩ có thể yêu cầu mẹ làm thêm các xét nghiệm, được gọi là xét nghiệm chẩn đoán. Mục đích để xem liệu thai nhi có bị dị tật bẩm sinh hay không
  • Hỗ trợ các xét nghiệm khác, như đo độ mờ da gáy hay da phía sau cổ – The nuchal translucency ultrasound (NT scan)
  • Kiểm tra buồng trứng và tử cung
  • Kiểm tra các biến chứng thai kỳ, bao gồm có thai ngoài tử cung, mang thai giả,…
Siêu âm thai giúp bác sĩ theo dõi sự phát triển của thai nhi
Siêu âm thai giúp bác sĩ theo dõi sự phát triển của thai nhi

2.Các kỹ thuật siêu âm

Tuỳ thuộc vào thời gian mang thai cũng như tình trạng sức khoẻ của mẹ và bé, bác sĩ thực hiện hình thức siêu âm thai khác nhau. Phổ biến nhất là:

2.1.Siêu âm 2D – tạo ra hình ảnh 2 chiều của thai nhi.

Siêu âm đầu dò – sử dụng sóng âm tần cao, tiếp xúc qua ngõ âm đạo để hiển thị hình ảnh. Phương pháp siêu âm này giúp bác sĩ xác định vị trí của thai nhi, phát hiện trường hợp mang thai ngoài tử cung. Vào tuần thai thứ 6 đến 8, siêu âm đầu dò còn có tác dụng đánh giá tim thai.

Trong trường hợp đặc biệt, bác sĩ cũng có thể sử dụng những phương pháp siêu âm khác để kiểm tra kỹ càng hơn về sức khoẻ và sự phát triển của bé.

2.2.Siêu âm Doppler

Loại siêu âm này được sử dụng để kiểm tra lưu lượng máu của bé nếu bé không phát triển bình thường. Bác sĩ sử dụng đầu dò để lắng nghe nhịp tim của thai nhi và đo lưu lượng máu trong dây rốn, trong một số mạch máu của thai. Các mẹ bầu cũng có thể được siêu âm Doppler nếu bị bệnh Rh. Siêu âm Doppler thường được sử dụng trong ba tháng cuối, nhưng cũng có thể được thực hiện sớm hơn.

Có nhiều phương pháp siêu âm hiện nay
Có nhiều phương pháp siêu âm hiện nay

2.3.Siêu âm 3D

Siêu âm 3D tạo ra hình ảnh 3 chiều rõ ràng. Phương pháp siêu âm này đảm bảo giúp các bác sĩ kiểm tra được cơ quan bé có đang phát triển bình thường hay không. Ngoài ra, bác sĩ cũng phát hiện được những vấn đề ở tử cung.

2.4.Siêu âm 4D

Giống như siêu âm 3 chiều nhưng phương pháp này cho thấy chuyển động của em bé dưới dạng video.

3.Siêu âm thai có rủi ro không?

Siêu âm thai an toàn cho mẹ bầu và thai nhi. Bởi siêu âm sử dụng sóng âm thay vì bức xạ, nó an toàn hơn tia X. Các bác sĩ đã sử dụng siêu âm trong hơn 30 năm và họ không tìm thấy bất kỳ rủi ro nguy hiểm nào.  

Nếu thai kỳ của bạn khỏe mạnh, siêu âm rất tốt trong việc loại trừ các vấn đề có thể gặp trong thai kỳ. Nhưng siêu âm có thể không phát hiện ra một số dị tật bẩm sinh. Vì vậy, ngoài siêu âm thai, các mẹ nên kết hợp với những phương pháp khác như xét nghiệm để đảm bảo mẹ và bé đều khoẻ mạnh.

Siêu âm thai an toàn cho mẹ và bé
Siêu âm thai an toàn cho mẹ và bé

4.Các mốc siêu âm thai quan trọng

4.1.Tam cá nguyệt thứ nhất

Siêu âm trong 3 tháng đầu thai kỳ, khoảng tuần 6 – 9, giúp bác sĩ:

  • Xác nhận mẹ có mang thai hay không
  • Xác nhận ngày dự sinh
  • Xác nhận nhịp tim thai nhi
  • Đảm bảo thai nằm trong tử cung (để loại trừ trường hợp mang thai ngoài tử cung)
  • Xác định số lượng thai nhi
  • Đánh giá bất thường trong thai kỳ

Mẹ thường đợi ít nhất 6 tuần để thực hiện lần siêu âm đầu tiên. Bào thai thì đã có thể được nhìn thấy sớm nhất là 4,5 tuần sau kỳ kinh nguyệt cuối cùng. Nhịp tim thai nhi có thể phát hiện sớm nhất sau 5 – 6 tuần.

Mẹ hãy nhớ các mốc siêu âm thai quan trọng nhé
Mẹ hãy nhớ các mốc siêu âm thai quan trọng nhé

Trong tam cá nguyệt thứ nhất (khoảng tuần 11 – 13), mẹ được yêu cầu làm xét nghiệm đo độ mờ da gáy (NT scan). Xét nghiệm này giúp đánh giá nguy cơ sinh con có mắc hội chứng Down, hội chứng Edward (hay còn gọi trisomy 18) hoặc một số dị tật khác hay không. 

Bác sĩ sẽ làm 2 phần xét nghiệm. Một là xét nghiệm máu đo mức độ hormone và protein trong cơ thể mẹ. Hai là siêu âm xác định độ dày sau gáy của bé. Độ dày tăng cho thấy bé có nguy cơ dị tật bẩm sinh hoặc hội chứng Down, Edward.

4.2.Tam cá nguyệt thứ hai

Mẹ có thể đi siêu âm lần thứ 2 vào khoảng tuần 13 – 22 của thai kỳ. Siêu âm lần này sẽ cho bức tranh rõ ràng về sức khoẻ tổng thể của bé và thai kỳ. Lần siêu âm này giúp bác sĩ:

Xem cách em bé phát triển và đảm bảo rằng mọi thứ diễn ra chính xác. Bác sĩ đo kích thước, cân nặng thai nhi, kiểm tra các cơ quan chính của bé. Đồng thời, đo mức nước ối, quan sát vị trí nhau thai.

  • Cho mẹ biết giới tính của em bé (nếu mẹ muốn biết)
  • Chẩn đoán dị tật thai nhi: Tuần 13-14: phát hiện hội chứng DownTuần 18-20: phát hiện dị tật bẩm sinh

Siêu âm ở tam cá nguyệt thứ 2 thường được thực hiện bởi phương pháp siêu âm 2D. Hầu như các mẹ cần siêu âm 3D hay 4D khi thực sự cần thiết. Mục đích là để kiểm tra chặt chẽ hơn, nhất là khi có những bất thường về sự phát triển của bé.

Siêu âm thai giúp bác sĩ chẩn đoán dị tật thai nhi
Siêu âm thai giúp bác sĩ chẩn đoán dị tật thai nhi

Từ tuần 14-20, các mẹ có thể được yêu cầu chọc ối để kiểm tra hội chứng Down, nhất là với những mẹ:

  • Khi làm xét nghiệm sàng lọc, thai nhi có khả năng cao bị dị tật/ mắc hội chứng Down
  • Các mẹ từ 35 tuổi trở lên
  • Có tiền sử gia đình bị dị tật bẩm sinh

4.3.Tam cá nguyệt thứ ba

Đối với nhiều mẹ bầu, lần siêu âm cuối cùng diễn ra khoảng tuần 20 của thai kỳ. Lần siêu âm này giúp bác sĩ:

  • Xác định vị trí nhau thai
  • Quan sát sự chuyển động của thai nhi
  • Xác định bất thường ở tử cung, xương chậu của người mẹ

Với những mẹ quá ngày dự sinh, bác sĩ sẽ theo dõi chặt chẽ em bé bằng cách theo dõi nhịp tim thai nhi, siêu âm để đánh giá mực nước ối. Ở 3 tháng cuối thai kỳ, sức khoẻ của thai nhi cực kỳ quan trọng. Nhất là với những mẹ trên 35 tuổi hoặc gặp những bất thường trong thai kỳ.

Những mẹ bị tiểu đường thai kỳ, bác sĩ có thể sử dụng siêu âm Doppler trong những tuần cuối thai kỳ. Siêu âm này giúp đo lưu lượng máu và huyết áp, xác định xem bé có nhận đủ máu hay không. 

Mẹ đang chuẩn bị mang bầu hay mới có tin vui thì điều quan trọng vẫn là tinh thần thoải mái. Con sẽ đến với mẹ theo những cách tự nhiên nhất! Mẹ hãy luôn vui vẻ để chào đón con nhé!

Nguồn tham khảo

William’s Obstetrics Twenty-Second Ed. Cunningham, F. Gary, et al, Ch. 16.

American Institute of Ultrasound in Medicine

Johns Hopkins Medicine, Chorionic Villus Sampling.

The American College of Obstetricians and Gynecologists, Ultrasound Exams, June 2017.

Mayo Clinic, Amniocentesis, March 2019.

Mayo Clinic, Nuchal translucency measure, 2019.

Johns Hopkins Medicine, Biophysical Profile, 2019.

U.S. Food & Drug Administration, Ultrasound Imaging, August 2018.

U.S. Food & Drug Administration, Avoid Fetal Keepsake Images, Heartbeat Monitors, December 2014

Mẹ Bình luận tại đây nhé

Hãy là người đầu tiên nhận xét “Ghi nhớ các mốc siêu âm thai quan trọng để có thai kỳ khoẻ mạnh mẹ nhé”

Mẹ ghi lại email để Mamamy gửi những ưu đãi đặc biệt và các tips hữu ích nhé. Email của mẹ sẽ không hiển thị công khai đâu

Bài viết cùng chủ đề

15 lời khuyên cho bà bầu 3 tháng cuối bầu khỏe – bầu đẹp
15 lời khuyên cho bà bầu 3 tháng cuối bầu khỏe – bầu đẹp
Càng về những tháng cuối thai kỳ, mẹ càng quan tâm nhiều đến sức khỏe, chỉ còn khoảng thời gian ngắn ngủi nữa thôi mẹ đã được gặp mặt bé cưng, bồng bế con yêu trên tay rồi. Từ đây đến đó, mẹ nhớ quan tâm nhiều hơn đến chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt […]
Ngôi thai đầu hạ vị là gì? Cách nhận biết và 5 lưu ý cho mẹ bầu
Ngôi thai đầu hạ vị là gì? Cách nhận biết và 5 lưu ý cho mẹ bầu
Trong giai đoạn 3 tháng cuối đi khám thai được bác sĩ chẩn đoán ngôi thai đầu hạ vị khiến mẹ bầu băn khoăn, lo lắng không biết ngôi thai đầu hạ vị là gì? Liệu nó có gây ảnh hưởng xấu gì đến thiên thần nhỏ đang lớn lên trong bụng không? Câu trả […]
Tư thế nằm của thai nhi 24 tuần tuổi và lời khuyên cho mẹ bầu
Tư thế nằm của thai nhi 24 tuần tuổi và lời khuyên cho mẹ bầu
Bước sang 24 tuần tuổi, em bé trong bụng bắt đầu đạp mạnh thường xuyên hơn khiến mẹ tò mò không biết em bé đang nằm với tư thế nào đúng không ạ? Bài viết dưới đây chia sẻ đến mẹ tư thế nằm của thai nhi 24 tuần tuổi (hay tư thế nằm của […]
Tim thai tuần 8 – Các chỉ số mẹ bầu nên biết!
Tim thai tuần 8 – Các chỉ số mẹ bầu nên biết!
Vậy là bé yêu của mẹ đã được 8 tuần tuổi rồi đó, hạnh phúc quá phải không mẹ? Đây là thời điểm quan trọng đánh dấu những thay đổi, phát triển của thai nhi nên không khỏi khiến mẹ lo lắng. Trong số đó, lo lắng không biết tim thai tuần 8 của bé […]
6 tuần chưa có tim thai nên ăn gì để dưỡng thai hiệu quả?
6 tuần chưa có tim thai nên ăn gì để dưỡng thai hiệu quả?
Vậy là thiên thần nhỏ đã đồng hành cùng mẹ được 6 tuần rồi đấy! Thế nhưng, Góc của mẹ biết rằng vẫn còn nhiều mẹ băn khoăn liệu 6 tuần chưa có tim thai nên ăn gì? 6 tuần chưa có tim thai có sao không? Thấu hiểu được nỗi lo lắng của mẹ, […]
Mất tim thai rồi lại có: Điều kỳ diệu này có xảy ra không?
Mất tim thai rồi lại có: Điều kỳ diệu này có xảy ra không?
Vậy là bé đã đồng hành cùng mẹ được 8 tuần rồi, thời gian qua chắc hẳn mẹ vừa hạnh phúc nhưng cũng lo lắng nhiều về hiện tượng mất tim thai rồi lại có. Vậy dấu hiệu của hiện tượng này là gì? Mẹ hãy tham khảo qua bài viết dưới đây của Góc […]
Giỏ hàng 0