Trong quá trình chăm sóc trẻ sơ sinh, bỉm tã là sản phẩm không thể thiếu. Đây gần như là vật bất ly thân của bé, hỗ trợ mẹ rất nhiều trong việc chăm con. Trung bình một ngày bé cần thay từ 8 – 12 bỉm trong năm đầu tiên ra đời. Nếu để tã bé ướt, bé sẽ bị khó chịu, bị kích ứng da và hăm tã. Đó là điều mà không người mẹ nào mong muốn. Nhiều bố mẹ thay tã cho con mỗi ngày nhưng vẫn không biết thời điểm chính xác bé cần thay tã. Những lúc như vậy, bố mẹ nên để ý tới vạch báo bỉm đầy.
Mục lục
1. Vạch báo bỉm đầy ở đâu?
Hiện nay trên thị trường đa số các sản phẩm bỉm cho trẻ sơ sinh đều có vạch báo bỉm đầy. Thế nhưng nhiều mẹ khi sử dụng vẫn không biết vạch báo đầy bỉm ở đâu. Khi mua bỉm tã về, mẹ nên đọc kĩ hướng dẫn sử dụng và thử tìm xung quanh bề mặt bỉm để phát hiện vạch báo.
Các sản phẩm bỉm và tã của Mamamy đều có vạch báo bỉm đầy dưới đáy tã. Cách để phân biệt bỉm đầy hay chưa là nhìn vạch báo đầy chuyển màu. Khi bé đi tiểu thì vạch báo sẽ chuyển từ vang sang xanh lá. Nếu vạch báo đầy chuyển màu xanh lá đậm thì đó là lúc mẹ cần thay bỉm cho bé. Để tận dụng tốt chức năng của vạch báo đầy này, trước khi sử dụng mẹ nên kiểm tra xem vạch báo đã chuyển màu chưa.
2. Vì sao nên chọn bỉm có vạch báo đầy?
Trong thời gian chăm sóc trẻ sơ sinh, đã có lúc những ông bố bà mẹ rất mệt mỏi vì thay bỉm. Đôi khi mẹ sẽ thấy cả ngày mình chẳng làm gì ngoài thay bỉm cho bé. Đó là bởi vì bé sơ sinh đi tiểu khá nhiều và lúc nào cũng cần đóng bỉm. Vậy nên cứ phải chăm chăm xem khi nào bỉm đầy để thay thì thật là mất thời gian.
Vạch báo đầy bỉm là một chức năng mới rất tiện dụng. Đa số các bà mẹ bỉm sữa bây giờ đều ưu tiên sản phẩm bỉm có vạch báo đầy. Nếu như ở các loại bỉm cũ, khi thay tã cho con mẹ phải mở ra kiểm tra hoặc thấy con có dấu hiệu khó chịu và khóc thì mới biết lúc nào cần thay bỉm. Với vạch báo bỉm đầy thông minh, mẹ chỉ cần nhìn qua là đã biết con cần thay bỉm hay chưa. Nó sẽ giúp mẹ phân biệt bỉm đầy một cách nhanh chóng mà không mất nhiều thời gian và công sức. Thay vì mở ra xem và lo lắng bỉm bé đầy chưa thì mẹ chỉ cần nhìn vạch báo chuyển màu là biết thời gian cần thay bỉm. Thật tiện lợi đúng không nào?
Gợi ý mẹ sử dụng tã dán Mamamy Ultraflow cho bé yêu bởi khả năng ngừa hăm và mẩn đỏ tối đa, tạo cảm giác thông thoáng, dễ chịu cho bé khi sử dụng. Tã có vạch báo đầy giúp mẹ dễ dàng biết được khi nào con cần thay tã đó ạ. Hiện nay, Mamamy đang có chương trình Mua tã Tặng quà lên đến 850k, cứ mua là 100% có quà.
Nhanh tay MUA NGAY TẠI ĐÂY kẻo hết mẹ nha!
3. Cách thay bỉm cho trẻ sơ sinh
Bên cạnh việc chọn bỉm tã, mẹ cũng nên biết cách thay bỉm đúng cho con. Đây là việc rất quan trọng để giúp bé được thoải mái khi đóng bỉm, tránh hăm tã gây khó chịu cho bé. Đối với những người lần đầu làm mẹ, có thể không tránh khỏi bối rối. Thay bỉm cho bé tưởng chừng là một việc đơn giản nhưng lại đòi hỏi nhiều kĩ năng. Để thay bỉm đúng cách nhất, mẹ cần tìm hiểu kĩ cách thay bỉm cho bé. Có như vậy mới không bị loạn và bối rối khi thay bỉm.
Muốn biết khi nào bé cần thay bỉm, mẹ chỉ cần nhìn vạch báo đầy bỉm dưới đáy tã. Nếu vạch chuyển màu xanh thì mẹ cần nhanh chóng thay bỉm cho bé. Để tã ướt lâu sẽ khiên cho bé bị khó chịu và quấy khóc. Hơn nữa còn gây kích ứng da và hăm tã, trong khi da của trẻ sơ sinh rất nhạy cảm.
3.1. Các bước thay bỉm
Chuẩn bị:
- 1 bỉm sạch thay thế
- Bông gòn, khăn mềm hoặc khăn ướt.
- Nước ấm.
- Tấm lót chống thấm.
- Kem chống hăm.
- Trong trường hợp em bé quấy phá không hợp tác, mẹ cần chuẩn bị thêm đồ chơi cho bé.
Một lưu ý nhỏ cho mẹ là nên để sẵn đồ xung quanh vừa tầm với để công việc được dễ dàng hơn.
3.2. Cách thay bỉm:
- Xác định thời điểm thay bỉm cho bé bằng cách nhìn vạch báo bỉm đầy. Việc đầu tiên cần làm đó chính là rửa tay. Có một bàn tay sạch sẽ mới có thể bắt đầu thay bỉm. Nếu tay bẩn, vi khuẩn có thể xâm nhập vào bé gây bệnh.
- Phải luôn có một tay để giữ em bé.
- Đặt bé lên tấm lót trải ở nơi thay bỉm.
- Tháo bỉm bẩn ra, gấp đôi lại và đặt mông bé lên mặt sạch của bim.
- Bắt đầu vệ sinh vùng kín cho bé bằng bông gòn hoặc khăn sạch nhúng nước ấm. Cần lau kĩ hai bên bẹn, nếp gấp và mông của bé.
- Khi đã lau rửa sạch sẽ, lấy bỉm bẩn ra và đặt bỉm sạch thế chỗ vào đó. Lau khô cho bé rồi bôi kem chống hăm và đóng bỉm mới. Với bỉm dán, mẹ cần dán vừa phải, không quá chặt cũng không quá lỏng. Với bỉm quần thì mẹ cần kiểm tra xem có nếp gấp nào khiến bé khó chịu hay không.
- Cách đóng bỉm cho bé trai và bé gái cũng khác nhau. Khi đóng bỉm cho bé trai thì mẹ phải để bộ phận sinh dục của con hướng xuống. Với bé gái thì khi lau rửa mẹ cần lau từ trước ra sau để tránh nhiễm trùng âm đạo.
Như vậy mẹ đã rõ vạch báo đầy bỉm ở đâu và cách thay bỉm cho bé rồi đấy! Việc chăm sóc trẻ sơ sinh luôn cần rất nhiều sự tỉ mỉ và cẩn thận, kể cả việc thay bỉm hàng ngày cho bé. Chúc mẹ và bé luôn thật mạnh khỏe và nhiều niềm vui!
Tìm hiểu thêm: Hướng dẫn mẹ cách thay bỉm cho bé theo 5 bước đơn giản