Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tự nhiên hoàn hảo nhất đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Tuy vậy, trong trường hợp mẹ không đủ sữa. Hay vì một số lí do khách quan khác cần cho bé sử dụng thêm sữa ngoài. Sữa công thức cho trẻ sơ sinh cùng bình sữa là một lựa chọn thay thế phù hợp nhất cho bé.
Mặt khác, việc cho trẻ dùng sữa công thức. Nghe thì đơn giản nhưng lại yêu cầu các mẹ cẩn thận trong từng giai đoạn. Từ việc lựa chọn bình sữa, loại sữa, khử trùng bình sữa và núm ti. Cho đến việc bảo quản sữa đã pha sẵn. Căn cứ vào các thông tin dưới đây sẽ giúp mẹ có sự lựa chọn tối ưu nhất.
1. Sữa công thức cho trẻ sơ sinh là gì?
Sữa công thức là sản phẩm dành cho trẻ sơ sinh và trẻ em. Trong đó thành phần của chúng mô phỏng theo công thức hóa học của sữa mẹ. Sữa bò hoặc sữa đậu nành được sử dụng phổ biến nhất làm cơ sở. Với các thành phần bổ sung được thêm vào. Mục đích để gần giống với sữa mẹ. Nhằm đạt được các lợi ích cho sức khỏe của trẻ. Trong đó bao gồm sắt, nucleotide và các chế phẩm hỗn hợp chất béo.
Ngoài ra, các axit béo của axit arachidonic (AA) và axit docosahexenoic (DHA) cũng được thêm vào. Nhằm tăng dinh dưỡng, giúp trẻ hấp thụ tốt hơn. [1]
2. Các loại sữa công thức cho trẻ sơ sinh khác nhau như thế nào?
Trên thị trường ngày nay có 3 dạng cơ bản với 6 thành phần chính. Tùy thuộc vào hoàn cảnh và mục đích sử dụng. Mà mẹ có thể lựa chọn loại phù hợp nhất cho con.
2.1. Sữa công thức dạng lỏng
Sữa công thức cho trẻ sơ sinh dạng lỏng pha sẵn rất tiện lợi. Chỉ cần cho thẳng vào bình sữa ngay sau khi mở nắp mà không cần pha chế. Do vậy giá thành sẽ đắt hơn các loại khác. Vì là sản phẩm vô trùng. Nên sau khi mở mẹ chỉ sử dụng trong vòng 48 tiếng. Để đảm bảo sự an toàn vệ sinh cho bé.
2.2. Sữa cô đặc và sữa dạng bột
Sữa cô đặc và sữa công thức cho trẻ sơ sinh dạng bột là hai loại sữa yêu cầu pha trộn đúng tỷ lệ giữa nước và sữa với nhiệt độ thích hợp. Do vậy, mẹ cần đọc kỹ chỉ dẫn trên vỏ hộp. Để có thể pha trộn chính xác lượng sữa mình mong muốn.
2.3. Thành phần chính trong sữa công thức cho trẻ sơ sinh
Sáu thành phần chính là protein, carbohydrate, vitamin, chất béo, khoáng chất và các dưỡng chất khác. Chính hàm lượng protein, carbohydrate. Cùng các thành phần cộng thêm như các nucleotid, tinh bột gạo, axit amin và các chất xơ bổ sung. Tạo nên sự khác biệt của nhiều loại sữa cũng như thương hiệu khác nhau.
Ví dụ như đạm whey và đạm casein trong sữa bò luôn được kết hợp theo tỷ lệ riêng biệt. Để cho ra những loại sữa khác nhau phù hợp với từng nhu cầu của mỗi trẻ.
2.4. Sữa công thức phổ biến ngay này
Hầu hết sữa công thức phổ biến ngày nay có thành phần chính là sữa bò. Lượng protein trong sữa được thay đổi đáng kể phù hợp với hệ tiêu hóa non nớt của trẻ. Mặt khác, nếu bé có biểu hiện đau bụng hay dị ứng với sữa bò. Mẹ có thể tham khảo ý kiến bác sĩ về việc muốn thử sữa từ đậu nành cho con.
Nếu trẻ không thích ứng được với lượng đường có sẵn trong sữa. Mẹ cũng có thể lựa chọn loại sữa tách đường. Trong đó thành phần lactose được thay thế bởi vị ngọt khác giống như nước mật ngô.
Ngoài ra còn có những loại sữa công thức dành riêng cho trẻ thấp còi, suy dinh dưỡng. Bởi trong thành phần của nó thường có nhiều calo và protein hơn. Vì vậy giúp trẻ dễ hấp thụ vào cơ thể.
3. Hướng dẫn mẹ sử dụng sữa công thức
3.1. Nhiệt độ pha sữa tiêu chuẩn
Nhiều mẹ cho rằng pha sữa công thức chỉ cần dùng nước sôi là đủ. Tuy nhiên, theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới WHO. Mẹ cũng cần chú ý tới nhiệt độ của nước khi pha sữa. Để đảm bảo bột sữa được hòa tan hết. Mà vẫn đảm bảo các thành phần dinh dưỡng.
Thông thường, nước an toàn nhất dùng để pha sữa cho bé là nước đã được đun sôi và nguội trong khoảng 40-50ºC. Một số loại sữa của Nhật Bản dành cho trẻ từ 0 đến 9 tháng tuổi còn có yêu cầu pha ở mức 70 độ C. Sau đó mới cho thêm nước lạnh để có nhiệt độ thích hợp.
Do đó, với mỗi loại sữa, sẽ có hướng dẫn cụ thể về cách pha sữa. Các mẹ nên đọc kỹ thông tin và tuân thủ hướng dẫn sử dụng từ nhà sản xuất. Việc lựa chọn chất liệu bình sữa cũng rất quan trọng. Vì khi sữa ở nhiệt độ cao dễ giải phóng các chất có hại cho sức khoẻ trong các loại bình sữa chất liệu kém. Cần tránh bình sữa có chứa loại hoá chất BPA độc hại. Nên ưu tiên các sản phẩm có chứng nhận của các tổ chức uy tín thế giới.
3.2. Sữa công thức pha sẵn để được bao lâu?
3.2.1. 24h kể từ thời điểm pha trong điều kiện bảo quản
Theo lời khuyên của các chuyên gia dinh dưỡng và Tổ chức Y tế Thế giới WHO. Sữa công thức pha sẵn nên được đựng trong bình cá nhân. Làm mát nhanh chóng và bảo quản trong tủ lạnh (không quá 5 độ C). Với cách bảo quản như vậy, sữa có thể dùng trong vòng 24h kể từ thời điểm pha.
Tuy nhiên, đối với sữa dư sau mỗi lần trẻ ăn. Thời gian tối đa có thể sử dụng là trong vòng 2 giờ sau đó. Lượng sữa dư này nên được đổ đi hoặc có thể nhờ người lớn uống hộ. Bởi lượng sữa dư sau dó tiếp xúc với không khí và môi trường ẩm ướt qua nước bọt của bé. Sẽ trở nên dễ bị nhiễm khuẩn hơn. Nếu mẹ tiếp tục cho bé uống lượng sữa thừa sau 2 giờ có thể khiến trẻ bị vi khuẩn xâm nhập. Nhất là vi khuẩn Crono có thể dẫn tới nhiễm trùng máu hoặc bệnh viêm màng não.
Trên hết, nếu thời gian và điều kiện cho phép, mẹ vẫn nên pha sữa ngay trước khi cho bé ăn. Để đảm bảo độ tươi, dinh dưỡng, và an toàn.
3.2.2. Không nên sử dụng lò vi sóng để hâm nóng sữa
Ngoài ra, các mẹ không nên sử dụng lò vi sóng để hâm nóng sữa. Bởi lò vi sóng có thể làm nóng bình sữa không đồng đều và một số chỗ sẽ nóng hơn các chỗ khác, đặc biệt là núm ti. Điều này sẽ khiến trẻ dễ bị bỏng miệng.
Thay vào đó, các mẹ nên hâm nóng bình sữa (trong vòng 15 phút kể từ thời điểm bỏ ra khỏi tủ lạnh) bằng cách đặt trong một bát có chứa nước ấm. Thỉnh thoảng, mẹ hãy lắc nhẹ bình sữa để đảm bảo sữa được làm nóng đều. Các mẹ có thể kiểm tra nhiệt độ của sữa bằng cách nhỏ một đến hai giọt vào phía bên trong cổ tay, sữa đủ tiêu chuẩn nhiệt sẽ làm mẹ cảm thấy ấm thay vì nóng.
3.2.3. Sữa có thể chuẩn bị và mang theo khi đi ra ngoài (đi du lịch) không?
Các mẹ hoàn toàn có thể mang sữa công thức khi ra ngoài hay du lịch vì chúng chiếm ít không gian vận chuyển. Bên cạnh đó, sữa pha sẵn dạng lỏng có thể dùng trực tiếp là sự lựa chọn thuận tiện nhất. Nhưng mẹ cần đảm bảo sữa được bảo quản lạnh trong túi giữ lạnh hoặc túi có đá bên trong (dưới 5 độ C) trước và trong khi di chuyển. Việc giữ lạnh này sẽ ngăn chặn hoặc làm chậm sự phát triển của các loại vi khuẩn có hại.
Tài liệu tham khảo:
[1] Camilia R. Martin, Pei-Ra Ling, and George L. Blackburn. Review of Infant Feeding: Key Features of Breast Milk and Infant Formula. Nutrients. 2016 May; 8(5): 279.