Để làm nên các loại tã, bỉm dành cho trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ chúng cần rất nhiều các bộ phận khác nhau. Trong đó chun đùi bỉm là phần giúp chống tràn khi con đi vệ sinh một cách hiệu quả. Khi chọn mua bỉm, nhiều mẹ nghĩ rằng chọn chun càng chặt càng tốt. Tuy nhiên đó là sai lầm bởi có thể khiến bé mặc bỉm bị hằn chun đùi gây khó chịu, tăng nguy cơ mắc bệnh.
Mục lục
1. Chun đùi bỉm là gì?
Tã, bỉm là những vật dụng không thể thiếu được đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Chúng có tác dụng rất hiệu quả trong quá trình con đi vệ sinh hằng ngày. Hạn chế được việc vệ sinh bừa bãi làm mất vệ sinh và giúp mẹ tiết kiệm được công sức, thời gian chăm con. Một trong những điểm cần lưu ý khi lựa chọn tã, bỉm cho con mà nhiều khi mẹ lại quên mất đó chính là chun đùi bỉm. Vậy chun đùi là gì?
Chun đùi chính là bộ phận chun ở phần 2 ống bỉm tiếp xúc với đùi của bé. Chúng có chức năng bám sát và phần đùi của con để khi đi vệ sinh không bị tràn ra ngoài. Phần chun đùi này sẽ được làm theo kích thước size quần của con. Tuy nhiên, có những bé đùi to hoặc nhỏ hơn mông khiến cho việc chọn bỉm trở nên khó khăn hơn. Nếu chọn không đúng kích thước khi đóng bỉm khiến cho đùi con bị hằn vết chun là điều không thể tránh khỏi.
2. Tác hại của việc đóng bỉm bị hằn chun ở mông với đùi
Việc con bị hằn chun đùi bỉm sẽ khiến cho con gặp phải những vấn đề sau đây:
- Đầu tiên chính là hằn đỏ ở phần đùi nơi tiếp xúc với chun đùi bỉm. Nếu để lâu và không xử lý sẽ khiến con bị rách da, chảy máu. Việc nhiễm trùng là điều rất dễ xảy ra.
- Chun đùi quá chặt khiến cho con khó cứ động và di chuyển. Đây là nguyên nhân khiến bé khó chịu và hay quấy khóc. Nếu con bạn thường xuyên quấy khóc hãy xem xét đến nguyên nhân do đùi của con bị đau và khó chịu.
- Khiến cho việc lưu thông máu khó khăn hơn. Điều này chắc chắn sẽ không tốt cho cơ thể của con một chút nào. Máu không lưu thông được khiến cho cơ thể con mệt mỏi và khó chịu nhiều hơn.
3. Bé mặc bỉm bị hằn chun đùi thì làm thế nào?
Nếu chẳng may bé nhà bạn bị hằn chun đùi bỉm hãy thực hiện những biện pháp sau đây:
- Bỏ sản phẩm mà mình đang sử dụng cho con. Bởi đây không phải là sản phẩm phù hợp. Nếu tiếp tục cho con sử dụng sẽ gây tổn thương cho cơ thể. Thậm chí con còn sợ không dám đóng bỉm.
- Đưa con đến gặp bác sĩ để có được những lời khuyên phù hợp.
- Sử dụng thuốc bôi phù hợp dành cho con để giúp da mau chóng khỏi hằn đỏ. Vệ sinh cơ thể đúng cách để không bị nhiễm trùng khu vực bẹn, đùi. Bởi da bé rất dễ bị tổn thương và nhiễm trùng.
- Hạn chế việc đóng bỉm một thời gian cho đến khi con khỏi hẳn.
- Sau khi đã giúp con chữa khỏi, mẹ hãy lựa chọn loại bỉm khác có chun đùi co giãn vừa vặn và thoải mái cho con.
4. Lưu ý khi chọn bỉm để con không bị hằn chun ở mông với đùi
Để hạn chế việc hằn chun mông đùi biện pháp tốt nhất dành cho bạn là hãy chọn sản phẩm bỉm phù hợp cho con. Các tiêu chí giúp bạn lựa chọn một cách chính xác là:
4.1. Chọn size bỉm phù hợp
Có tới 4 size bỉm dành cho trẻ từ 8 đến hơn 17 kg. Chính vì thế mẹ hãy lựa chọn một cách chính xác và phù hợp để mang lại cho con sự thoải mái nhất.
4.2. Chun bụng và chun đùi bỉm co giãn
Để con thực sự thoải mái khi mặc bỉm thì việc kiểm tra chun đùi bỉm cũng là điều mẹ không được phép bỏ qua. Hãy chắc chắn rằng phần đùi và phần bụng thực sự vừa vặn và giúp con cử động một cách thoải mái nhất.
4.3. Kiểm tra các thành phần có trong bỉm của con
Tã quần sẽ ôm sát vào cơ thể của bé. Chúng tiếp xúc trực tiếp với da của con. Chính vì thế, khi mua bỉm, mẹ hãy chọn loại có các thành phần bên trong thật an toàn và mềm mại. Mẹ hãy chọn bỉm với 2 thành phần là bông tự nhiên và hạt thấm hút.
- Bông tự nhiên chắc chắn không còn xa lạ với nhiều mẹ. Chúng cực kỳ mềm mại và dễ chịu. Tuy nhiên, chỉ nên sử dụng sản phẩm này vào mùa đông. Nếu dùng mùa hè thì có thể khiến trẻ bị bí.
- Hạt thấm hút: Đây là thành phần có trong bỉm của con giúp thấm hút và chống tràn tối đa. Đồng thời mang đến sự khô thoáng cho con. Bỉm càng nhiều hạt thấm hút thì càng tăng hiệu quả sử dụng. Hạt đang được ưa chuộng trên nhiều nước hiện nay là SAP. Khi chọn bỉm. mẹ hãy chú ý thành phần này.
4.4. Chọn loại bỉm có độ thấm hút cao và sự thông thoáng
Kiểm tra mặt bên trong của bỉm xem có các lỗ thoáng hay không. Nếu có nhiều sẽ giúp con hạn chế được việc tiếp xúc với vi khuẩn, tránh hiện tượng mẩn ngứa. Phần tiếp theo cần quan tâm là lõi của tã xem chất liệu cũng như lượng hạt SAP là như thế nào. Càng dày hạt càng hiệu quả.
Trên đây là những thông tin về chun đùi bỉm cũng như cách chọn bỉm phù hợp mà mẹ có thể tham khảo. Từ đó, giúp mẹ lựa chọn được sản phẩm hoàn hảo nhất cho con của mình.