Van chống sặc là bộ phận giúp hạn chế tình trạng bé bị sặc, trớ sữa khi bú, cho con được tu ti ngon lành, an toàn và thoải mái nhất. Vậy sử dụng van chống sặc bình sữa đúng cách như thế nào? Cùng theo dõi bài viết sau để hiểu đúng và làm đúng mẹ nhé!
Mục lục
1. Van chống sặc là gì?
Chắc hẳn khi tìm mua bình sữa cho con, mẹ đã nghe qua về van thông khí bình sữa rồi đúng không ạ? Van chống sặc hay còn gọi là van thông khí bình sữa, van giữ sữa, van chống đầy hơi, là một thiết kế đặc biệt thường được gắn trên núm ti, đáy bình sữa hoặc đi kèm khi mua bình sữa của bé. Trong quá trình bé ti, van thông khí bình sữa giúp cân bằng áp suất trong bình, tạo áp lực đẩy khí thừa trong bình xuống, giúp bé bú sữa dễ dàng, không mất nhiều sức và không nuốt phải bọt khí, hạn chế tình trạng con bị đầy hơi, sặc, trớ sữa khi bú.
Sản phẩm bình sữa với thiết kế chống sặc thông minh là lựa chọn an toàn để mẹ cho con làm quen với việc bú bình một cách thuận lợi nhất. Hiện nay, bình sữa của các thương hiệu uy tín đều được thiết kế với chức năng thông khí gồm 3 nhóm cơ bản sau,
- Van chống sặc nằm ngay trên núm ti (bao gồm 1 hoặc 2 van)
- Van chống sặc nằm ở đáy bình sữa.
- Van chống sặc thiết kế rời, không nằm trong bình sữa
Trong ba loại này, van thông khí bình sữa nằm ngay trên núm ti, loại có 1 hoặc 2 van được mẹ bỉm ưa chuộng hơn cả. Nhờ khả năng thông khí tối ưu, đưa lượng khí từ ngoài môi trường vào trong bình đúng bằng lượng sữa bé ti vào, van chống sặc núm ti giúp bé ti thun thút mà không cần mẹ giữ bình, tạo thói quen tự lập từ nhỏ cho bé yêu.
2. Có nên sử dụng van chống sặc?
Với bình sữa thông thường không có van thông khí, khi bé bú sữa, lượng sữa dần giảm đi và áp suất trong bình cũng giảm xuống khiến bé càng lúc càng khó bú hơn. Khi bé ti được hơn nửa bình, sữa trong bình thường chảy chậm dần, núm ti bị co ngót, xẹp lại. Lúc này mẹ lại phải bỏ bình sữa ra khỏi miệng con để cân bằng áp suất, giúp bình quay về trạng thái bình thường nhưng vô tình làm ngắt cữ bú khiến bé yêu khó chịu.
Thế nhưng mẹ lại không biết rằng khi con nhả núm ti ra, không khí thừa sẽ lọt vào trong bình sữa nhanh chóng, tạo thành bọt khí trong bình khi con tiếp tục ti. Lượng khí thừa này khi vào dạ dày sẽ khiến dạ dày con bị bơm căng như một quả bóng, gây hiện tượng đầy hơi chướng bụng. Nếu tình trạng này diễn ra thường xuyên, bé ti mãi không no, sợ ti sữa, lâu dần sẽ chán ăn, biếng ăn và chậm lớn.
Tuy nhiên, mẹ cũng đừng quá lo lắng bởi với van chống sặc, vấn đề con bị sặc, trớ sữa sẽ được giải quyết ngay thôi mẹ ạ. Đúng như cái tên mẹ hay gọi, van chống sặc, chống đầy hơi có tác dụng cân bằng áp suất và tạo áp lực đẩy không khí về đáy bình, giúp bé ti sữa chỉ trong tích tắc, hạn chế tình trạng nuốt phải bọt khí gây đầy hơi, chướng bụng.
Chưa hết đâu mẹ, cơ chế thông minh của van thông khí bình sữa sẽ đưa lượng không khí đúng bằng lượng sữa giảm đi, giúp giữ áp suất bình ổn định. Có người bạn này rồi, bé bú sữa nhẹ nhàng, thoải mái, bú nhanh và nhiều hơn, từ đó yêu thích bình sữa hơn.
3. Cách lắp van chống sặc bình sữa
Van chống sặc là một bộ phận “nhỏ nhưng có võ”, nhưng chính vì nhỏ mà mẹ cần chú ý sử dụng và vệ sinh bộ phận này thật cẩn thận để đảm bảo van hoạt động đúng công dụng, mang đến những bữa ăn ngon lành, an toàn. Vậy cách sử dụng và vệ sinh van thông khí bình sữa như thế nào là đúng cách? Câu trả lời cho mẹ ngay đây ạ:
Van chống sặc bao gồm 2 loại: có dây và không dây, dưới đây là cách lắp của mỗi loại, rất đơn giản thôi mẹ ạ
3.1. Lắp van chống sặc không dây
Mẹ chỉ cần tháo rời núm ti ra khỏi khấc xoáy, gắn van chống sặc vào núm ti và nhấn nhẹ để chân van khớp vào khấc nối. Sau đó kiểm tra van để đảm bảo một đầu van nhô ra khỏi núm khoảng 0.5mm đến 1cm. Cuối cùng, mẹ gắn núm ti vào bình sữa là xong rồi ạ.
3.2. Lắp van chống sặc có dây
Mẹ tháo bình sữa và núm ti tương tự như khi lắp van chống sặc có dây. Sau đó mẹ đặt van vào trong bình sao cho phần dây van nằm hoàn toàn trong thân bình và vặn núm ti vào lại khấc nối là được.
4. Cách vệ sinh van chống sặc
Tương tự như cách vệ sinh bình sữa, mẹ vệ sinh van chống sặc bằng cách luộc trong nước sôi, quay trong lò vi sóng hoặc máy tiệt trùng để loại bỏ hoàn toàn vi khuẩn và cặn sữa thừa. Cùng theo dõi 3 cách vệ sinh van chống sặc cực nhanh gọn tại nhà sau mẹ nhé:
- Luộc nước sôi: Sau bước vệ sinh bình sữa với nước rửa bình, mẹ đem các bộ phận của bình sữa như núm ti, thân bình, nắp bình và van chống sặc luộc trong nước sôi khoảng 10 – 15 phút. Sau đó, mẹ lấy các bộ phận của bình ra và để khô tự nhiên.
- Sử dụng lò vi sóng: Mẹ bỏ các bộ phận của bình sữa trong một khay nước và quay ở nhiệt độ phù hợp (thường được ghi trên bao bì bình sữa) trong khoảng 5 – 10 phút để loại bỏ cặn sữa bẩn và vi khuẩn gây hại.
- Sử dụng máy tiệt trùng bình sữa: Tương tự như 2 phương pháp trên, mẹ cho các bộ phận của bình sữa vào máy tiệt trùng, chọn thời gian tiệt trùng trong trong 10 – 15 phút, nhấn nút khởi động và chờ bình sữa được tiệt trùng trong máy. Cực đơn giản mẹ nhỉ!
5. Cách cho bé bú bình có van chống sặc
Mặc dù sử dụng bình có van chống sặc giúp bé hạn chế tình trạng sặc, trớ sữa, giúp con được tu ti ngon lành hơn nhưng mẹ vẫn nên lưu ý một số điều sau:
1 – Sử dụng núm ti đúng size theo độ tuổi của con: Mỗi giai đoạn khác nhau bé sẽ có nhu cầu ti và lực ti sữa khác nhau. Mẹ tránh chọn núm ti có lỗ sữa quá to, sữa chảy nhanh, con không nuốt kịp, rất dễ sặc mẹ ạ. Ngược lại núm ti có lỗ sữa quá nhỏ, dòng chảy yếu khiến con ti mỏi miệng mà sữa không ra, lâu dần con sẽ chán ti, chậm lớn .
Trong quá trình mua, mẹ nhớ đọc kỹ hướng dẫn để chọn size núm ti S, M, L hoặc size số 1, 2, 3 theo độ tuổi của con hoặc hỏi nhân viên tư vấn để đưa ra lựa chọn chính xác nhất.
2 – Cho bé bú ở đúng tư thế: Khi bú bình, mẹ nên ngồi, ôm bé vào lòng hoặc đặt con nằm tựa lên gối để giảm áp lực sữa chảy vào miệng, giúp bé dễ nuốt sữa hơn, phòng trường hợp con mút quá mạnh, sữa chảy quá nhanh dẫn đến sặc hay trớ sữa. Mẹ tham khảo 4 tư thế cho bé bú khoa học nhất để đảm bảo an toàn cho con trong quá trình ti mẹ nhé.
3 – Thời gian cho bé bú hợp lý: Thời gian cho bé ti hợp lý nhất trong khoảng 10 – 15 phút. Nếu mẹ thấy bé từ chối không bú nữa thì nên ngưng lại, bởi lúc này bé đã cảm thấy no, hoặc mỏi miệng, không muốn nuốt sữa. mẹ cố ép bé ti sẽ khiến con bị sặc, thậm chí sợ ti bình.
Lưu ý cho mẹ: Hiện nay, có 2 loại van chống sặc: van dành cho bình cổ rộng và van dành cho bình cổ hẹp. Vì vậy, khi mua van chống sặc, mẹ lưu ý chọn loại van phù hợp với bình sữa bé đang sử dụng để hạn chế tình trạng bé bị sặc, trớ sữa. Đừng quên lựa chọn các đơn vị uy tín, van có xuất xứ rõ ràng để tránh mua phải hàng giả, hàng nhái kém chất lượng mẹ nhé!
Để gỡ rối cho mẹ khi không biết mua loại van chống sặc nào cho bình sữa của bé yêu cũng như giúp tiết kiệm thời gian lựa chọn, Góc của mẹ gợi ý sản phẩm núm ti silicone chống sặc và đầy hơi của Mamamy, không chỉ được mẹ bỉm tin dùng mà bé cũng vô cùng thích thú.
Núm ti silicon cao cấp của Mamamy là loại chuyên dùng cho thực phẩm, không chứa chất độc hại, độ bền cực cao, không có mùi cao su khó chịu đâu mẹ ạ. Đặc biệt, thiết kế ống chống sặc và đầy hơi siêu dài, giúp dẫn bọt khí ra xa miệng bình, thoát về phía đáy bình, con không còn hít phải khí thừa khi ti, mẹ cũng không lo con bị sặc, đầy hơi, nôn trớ. Ngoài ra, lỗ sữa của Mamamy hình chữ thập mô phỏng cơ chế tiết sữa của ti mẹ, khiến sữa chỉ chảy ra ngoài khi con mút sữa, giúp con ăn ngon lành mà không sặc do sữa chảy ồ ạt, không đổ sữa ra ngoài gây lãng phí và mất vệ sinh. Đây quả thật là “người bạn” không thể thiếu của con trong những năm tháng đầu đời.
Với những chia sẻ trong bài viết trên, mẹ đã biết cách sử dụng van chống sặc bình sữa cho bé và đã quyết định nên đầu tư loại bình sữa có van chống sặc nào rồi đúng không ạ! Nếu mẹ vẫn còn băn khoăn hay có bất kỳ vấn đề gì cần giải đáp, để lại bình luận bên dưới để được trả lời nhanh nhất mẹ nhé!