Thai nhi tuần thứ 12 cũng là lúc mẹ bầu trải qua kì tam cá nguyệt đầu tiên. Lúc này đây em bé và mẹ bầu chắc hẳn đã có những thay đổi vô cùng khác biệt. Vậy thai nhi tuần thứ 12 sẽ phát triển thế nào? Mẹ bầu cần phải lưu ý những gì? Hãy cùng tìm hiểu bài viết dưới đây để có thêm những thông tin hữu ích nhé mẹ bầu!
Mục lục
1. Kích thước thai nhi tuần thứ 12
Vào tuần thai thứ 12 này em bé của mẹ bầu vẫn tiếp tục phát triển với tốc độ vô cùng nhanh chóng. Bé yêu của mẹ lúc này sẽ có chiều dài vào khoảng 5,3 cm. Cân nặng của bé vào khoảng 28 gram. Ước tính bé có kích thước bằng một trái mận đỏ.
2. Thai nhi tuần thứ 12 phát triển như thế nào?
Lúc này khi đi siêu âm mẹ bầu có thể thấy tim thai của bé yêu đập nhanh gấp 3 lần so với mẹ. Ngón tay và ngón chân bé cũng xuất hiện nhưng phải nhìn kĩ mới thấy. Bé sẽ liên tục co duỗi và nắm tay lại. Mắt bé di chuyển gần lại và cân đối với mặt bé. Tuy nhiên giai đoạn này mắt mẹ vẫn nhắm nghiền. Miệng bé lúc này đã có phản xạ như đang mút. Tai bé dần di chuyển về phía sau.
Tuần thai nhi thứ 12 này bé đã cứng cáp hơn rất nhiều. Trong bụng mẹ bé liên tục ngọ nguậy, nếu thử gõ nhẹ vào bụng mẹ bé sẽ cựa quậy và vặn mình để phản xạ lại . Tuy nhiên bé còn khá nhỏ nên mẹ bầu khó mà cảm nhận được.
Thai nhi tuần thứ 12 cơ quan sinh dục của bé đã phát triển và hoàn thiện hơn. Nhưng khi mẹ bầu đi siêu âm vẫn khó để xác định chính xác bé thuộc giới tính nào. Phải đến các tuần sau nữa khi bé đã phát triển lớn hơn mới có thể xác định được.
Những cơ quan chức năng của bé đang phát triển nhanh chóng. Ruột bé đã phát triển một các khá tương đối và hoàn thiện. Thức ăn thông qua dây rốn sẽ trực tiếp vào khoang ruột của bé. Thận bé đã có thể bài tiết nước tiểu vào bàng quang. Các cơ quan thần kinh đang phát triển một cách nhanh chóng. Các khớp thần kinh cũng được hình thành trong não bé.
3. Những thay đổi của mẹ bầu khi bước sang tuần thai nhi thứ 12
Bụng mẹ bầu lúc này nhìn có vẻ đã to hơn lúc trước rồi đấy.Tử cung mẹ cũng to vừa với khung xương chậu. Ngoại hình mẹ cũng trở nên đầy đặn hơn. Vì thế mẹ bầu hãy sắm cho mình những bộ quần áo rộng và thoải mái nhé.
Lúc này nguy cơ sảy thai sẽ thấp hơn rất nhiều vì mẹ bầu đã bước vào tuần cuối của 3 tháng đầu thai kì. Tuy nhiên mẹ bầu cũng hết sức lưu ý và không chủ quan nhé.
Hai bầu ngực của mẹ trở nên căng tức hơn nhiều so với trước. Tuy rằng thời gian sinh còn khá lâu nữa nhưng cơ thể mẹ đã sản sinh ra sữa non. Sữa non của mẹ rất giàu các chất dinh dưỡng và tốt cho bé.
Tuần này mẹ bầu sẽ cảm thấy khá khó chịu ở vùng kín do khí hư tiết ra nhiều hơn. Nhưng mẹ bầu đừng lo lắng quá vì đây là hiện tượng hết sức bình thường của thai kì. Mẹ bầu hãy vệ sinh thật sạch sẽ vùng kín để tránh nguy hình thành vi khuẩn nấm nhé. Tuy nhiên nếu khí hư ra quá nhiều. Bên cạnh đó là có mùi khó chịu thì mẹ hãy liên lạc ngay với bác sĩ để nhận được sự tư vấn và giúp đỡ.
Vào tuần thai nhi thứ 12 hầu hết các mẹ bầu đều có sự tăng cân. Ở mỗi mẹ bầu là có sự khác nhau nhưng ước tính mẹ bầu sẽ tăng khoảng từ 1 đến 2,5 kg.
4. Một số chứng thường gặp khi mẹ bầu bước vào tuần thai thứ 12
4.1. Ốm nghén
Ốm nghén đã giảm dần trong tuần thai thứ 12 này do cơ thể mẹ có sự thay đổi của nội tiết tố nên các hooc môn dần dần ổn định hơn.
4.2. Ợ nóng
Ợ nóng và thậm chí là trào ngược dạ dày thực quản vẫn xuất hiện một số mẹ bầu. Mẹ hãy hạn chế các đồ ăn cay nóng. Sau khi ăn uống xong mẹ hãy ngồi một lúc đừng vội nằm ngay nhé.
4.3. Táo bón
Do hệ tiêu hóa hoạt động chậm lại nên mẹ bầu dễ mắc phải chứng táo bón trong tuần này. Tuy nhiên nhờ có táo bón mà cơ thể mẹ sẽ hấp thu các dưỡng chất lâu hơn vì thế rất tốt cho bé. Phân mẹ cứng hơn do ruột già hấp thụ nước nhiều hơn so với bình thường.
4.4. Một số các xét nghiệm mẹ bầu cần làm trong tuần này
Mẹ bầu hãy đi siêu âm độ mờ da gáy nhé. Căn cứ vào một chất lỏng sau cổ dưới da bé, nếu bé nào bị mắc hội chứng Down thì lượng chất này sẽ nhiều hơn hẳn. Hoặc mẹ có thể xét nghiệm Double test độ chính xác cũng tương đối cao giúp kiểm soát được nguy cơ bé mắc phải các hội chứng như Down, Edward hoặc Patau. Mẹ bầu đừng lo lắng vì chỉ cần lấy máu là có thể xét nghiệm được rồi không ảnh hưởng đến mẹ và bé đâu nhé.
Bên cạnh đó mẹ bầu hãy thực hiện thêm Triple test. Xét nghiệm máu để kiểm tra các chỉ số hemoglobin, hematocrit và số lượng tiểu cầu nhé mẹ.
Tham khảo thêm: Khám sàng lọc thai nhi chính xác là làm những gì?
5. Lời khuyên dành cho mẹ bầu khi bước sang tuần thai thứ 12
Trong tuần thai thứ 12 này mẹ bầu vẫn cần ăn uống đầy đủ hơn nhé. Mẹ hãy ăn nhiều thức ăn có giàu chất xơ để giảm tình trạng táo bón. Bên cạnh đó chất xơ sẽ rất tốt cho cả mẹ và bé. Mẹ hãy ăn các loại trái cây hoặc nước ép. Hãy uống nước mỗi ngày ít nhất là 8 ly nhé mẹ bầu.
Tham khảo thêm: Mẹ bầu nên ăn gì trong 3 tháng đầu tiên
Mẹ bầu vẫn cứ duy trì các hoạt động thể chất vận động nhẹ trong tuần này nhé. Mẹ bầu hãy tránh làm các việc nặng gây mất nhiều sức lực như bê vác. Hãy đi bộ khoảng 30 phút hoặc tập yoga nhé.
Những thay đổi của thai kì sẽ khiến mẹ bầu vô cùng khó chịu và đôi khi là dễ cáu bẳn. Mẹ bầu hãy để cơ thể được thả lỏng, không để những cảm xúc tiêu cực gây ảnh hưởng đến cả mẹ và bé nhé.
Hãy thảo luận với ông xã của mẹ về thực đơn cho các bữa ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng. Bên cạnh đó là chuẩn bị dần cả nguồn ngân sách cho bé như tã, đồ chơi và quần áo sau khi bé ra đời.
Đọc tiếp: Thai nhi tuần thứ 13