Bước sang tuần thứ 10 tức mẹ bầu đang ở tháng thứ ba của thai kì. Lúc này em bé của mẹ vẫn phát triển và đã có đầy đủ hết các bộ phận. Thai nhi tuần thứ 10 phát triển thế nào và có những lời khuyên gì dành cho mẹ bầu ? Hãy tìm hiểu bài viết dưới đây nhé !
Mục lục
1. Kích thước thai nhi tuần thứ 10
Bước sang tuần thứ 10 em bé của mẹ phát triển rất nhanh chóng. Lúc này bé có chiều dài cơ thể khoảng 4 cm, ước tính bé bằng một quả quất. Bé yêu của mẹ lúc này đã có hình dạng của một em bé. Bé sẽ vẫn tiếp tục phát triển và thay đổi nhiều hơn vào các tuần tiếp theo.
2. Thai nhi tuần thứ 10 phát triển thế nào ?
Thai nhi bước sang tuần thứ 10 bé đã có sự phát triển nhanh chóng. Bé không ngừng vận động trong bụng mẹ. Bé liên tục xoay mình, đá chân … Tuy nhiên lúc này mẹ bầu vẫn chưa cảm nhận được vì bé còn khá nhỏ. Phải đến các tuần sau nữa khi bé lớn hơn mẹ mới cảm nhận được rõ ràng.
Dù chưa thể cảm nhận các chuyển động từ con nhưng ở thời điểm này mẹ bầu đã có thể đặt một biệt danh đáng yêu cho bé trai, bé gái của mình để giao tiếp và gia tăng kết nối với con.
Mời mẹ xem thêm: Tên con họ Nguyễn 2022: 300+ Cách đặt tên ý nghĩa nhất mẹ đừng bỏ lỡ!
- Tay bé phát triển, các ngón tay được hình hành và cuộn thành nắm đấm. Bé yêu của mẹ bầu lúc này đã có cả móng tay và móng chân. Bé yêu của mẹ trong tuần thai kì này đã có thể đưa ngón tay của mình vào miệng mút rồi mẹ bầu nhé.
- Xương bé bắt đầu cứng lại và dần dần rắn chắc hơn trong các tuần kế tiếp. Dưới nướu của bé sẽ dần xuất hiện những chồi răng nhỏ.
- Não bé cũng phát triển và trán bắt đầu to lên.
- Lúc này thận, não, ruột của bé cũng phát triển và làm tốt các vai trò và chức năng của mình.
- Tủy sống của bé liên tục sản sinh ra bạch cầu trong tuần thai thứ 10 này.
- Đôi mắt của bé được bảo vệ an toàn bởi các hàng lông mi được mọc và phủ đầy mắt bé.
- Bên cạnh đó xương và sụn ở chân bé đang dần phát triển thành đầu gối. Tay, khuỷu tay và mắt cá chân dần được hình thành.
3. Mẹ bầu có thay đổi gì khi bước sang tuần thai nhi thứ 10 ?
Bụng mẹ bầu khi bước sang tuần thai nhi thứ 10 đã có sự nhô ra, tuy nhiên ở mỗi mẹ bầu là khác nhau. Ngực và bụng mẹ bầu xuất hiện các gân xanh. Các gân xanh này đang cung cấp máu và dinh dưỡng đến cho bé, giúp bé dần phát triển.Mẹ bầu đừng quá lo lắng về hiện tượng này. Sau khi mẹ bầu sinh thì các gân xanh này sẽ dần dần biến mất.
Tử cung mẹ dần tăng kích thước trong những tuần của tam cá nguyệt đầu tiên. Nếu trước kích thước tử cung mẹ ước tính bằng quả lê thì giờ đây tử cung mẹ bầu ước tính bằng quả bưởi.
Vùng rốn dưới bụng mẹ bầu sẽ xuất hiện một đường màu sậm và kéo dài. Mẹ bầu đừng lo lắng vì đây là dấu hiệu tốt, chứng tỏ bé đang phát triển rất bình thường. Mụn của mẹ bầu cũng dần biến mất thay và đó là một làn da láng mịn và rạng rỡ hơn.
4. Một số triệu chứng khi mẹ bầu bước sang tuần thai nhi thứ 10
Tuần thai nhi thứ 10 mẹ bầu vẫn sẽ gặp phải một số chứng quen thuộc với các tuần trước. Một số chứng này sẽ luôn khiến mẹ cảm thấy thật khó chịu.
4.1. Cơ thể mệt mỏi
Do sự phát triển của thai nhi nên trong tuần thai này mẹ bầu vẫn cảm thấy cơ thể mình rất mệt mỏi. Mẹ bầu đừng lo lắng về những cảm giác mệt mỏi kéo dài này. Vì mẹ bầu đang mang trong bụng mình một bào thai nên đây là những dấu hiệu bình thường. Hãy đi bộ và tập thể dục nhẹ nhàng mẹ bầu nhé, việc này sẽ giúp mẹ bớt mệt mỏi và ngủ ngon giấc hơn.
4.2. Ốm nghén
Ốm nghén vẫn khiến mẹ bầu cảm thấy thật khó chịu. Mẹ bầu sẽ luôn cảm thấy buồn nôn và nôn, vì thế mẹ bầu chẳng muốn ăn gì hết. Tuy nhiên mẹ bầu không nên bỏ bữa vì cả mẹ và bé đều cần các chất dinh dưỡng. Mẹ bầu hãy thử uống trà gừng hoặc ăn kẹp gừng để giảm cảm giác buồn nôn mẹ bầu nhé.
Đọc thêm: Chế độ dinh dưỡng cho mẹ bầu trong 9 tháng thai kỳ
4.3. Ợ nóng và khó tiêu
Ăn xong mẹ bầu đừng vội nằm xuống nhé để tránh hiện tượng trào ngược dạ dày và ợ nóng. Bên cạnh đó mẹ bầu hãy hạn chế ăn các đồ ăn cay nóng, bánh mì hoặc các loại mì. Thay vào đó mẹ bầu hãy ăn rau nhiều hơn, chất xơ rất tốt cho cơ thể mẹ bầu. Mẹ bầu hãy uống nước nữa nhé. Tuy nhiên chỉ uống một lượng vừa đủ theo quy định thôi.
4.4. Chóng mặt
Thai nhi của mẹ bầu đang lớn dần nên cần được cung cấp các dưỡng chất. Vì thế lượng máu cũng cần tăng lên nên mẹ bầu hay cảm thấy chóng mặt khi áp lực máu lên cao. Hãy nghỉ ngơi thật tốt khi mẹ bầu cảm thấy chóng mặt và ăn một chút đồ nhẹ nhé mẹ bầu.
4.5. Dây chằng đau
Mẹ bầu có thể cảm thấy đau do các dây chằng trong bụng mẹ đang dần dãn ra. Hãy mát xa vùng bụng và nghỉ ngơi khi cảm thấy đau nhé mẹ bầu.
5. Lời khuyên dành cho mẹ bầu khi bước sang tuần thai thứ 10
- Mẹ bầu hãy tìm hiểu và tham gia các lớp học tiền sản để có thêm kiến thức về mang thai. Có rất nhiều các thông tin bổ ích cần ghi nhớ đấy mẹ bầu.
- Tuy rằng mẹ bầu mới chỉ bước sang tuần thai thứ 10 nhưng mẹ bầu hãy nhỉ ngơi nhiều hơn, tập thể dục hoặc đi bộ để giảm các cơn đau, bên cạnh đó còn giúp mẹ dễ ngủ hơn đấy.
- Mẹ bầu hãy luôn để tinh thần mình thoải mái vì những thay đổi trong thai kì sẽ luôn khiến mẹ cảm thấy khó chịu. Mẹ bầu đừng để những cảm xúc tiêu cực ảnh hưởng đến cả mẹ và bé nhé.
- Hãy ăn uống đầy đủ các dưỡng chất cần thiết cho cả mẹ và bé, lúc này bé đang trong giai đoạn phát triển nên mẹ hãy ăn uống phù hợp. Mẹ bầu hãy tham khảo mẹ bầu nên ăn gì trong 3 tháng đầu tiên? để có thêm một số thông tin hữu ích cho mẹ và bé nhé !
- Mẹ bầu hãy thường xuyên đi khám thai để theo dõi sự phát triển của bé cũng như nhận sự tư vấn giúp đỡ từ bác sĩ nếu có dấu hiệu gì bất thường.
Trên đây là toàn bộ thông tin về thai nhi tuần thứ 10, chúc mẹ bầu luôn có sức khỏe và tinh thần thoải mái khi bước vào các tuần thai nhi kế tiếp nhé !
Đọc tiếp: Thai nhi tuần thứ 11