Ở tuần thai thứ 1, mẹ thường chưa biết mình đang mang thai. Bác sĩ tính mang thai từ ngày đầu tiên của kỳ kinh nguyệt gần nhất nên lúc này, cơ thể mẹ vẫn bận rộn chuẩn bị sẵn sàng mọi thứ cho quá trình mang thai trong 40 tuần kế tiếp. Tử cung dày xốp hơn cho trứng đã thụ tinh di chuyển đến làm tổ. Hiểu rõ Tuần thai thứ 1 và sự phát triển của thai nhi giúp mẹ tranh thủ thời gian chăm sóc tốt bản thân từ những tuần đầu tiên.
Sự phát triển của thai nhi tuần thai thứ 2
Mục lục
1. Sự phát triển của thai nhi tuần thai thứ 1
Tuần thai thứ nhất tính từ ngày đầu tiên của kỳ kinh nguyệt cuối cùng. Việc thụ thai sẽ xảy ra trong khoảng hai tuần tính từ ngày đó. Do đó, cũng sẽ lý giải tại sao không có hình ảnh siêu âm của em bé trong tuần 1 và 2. Vì đây có thể là hai tuần mẹ không thực sự mang thai.
Mẹ sẽ thấy khó hiểu? Có thể hiểu rằng, thai nhi 1 tuần tuổi quy định các mẹ “mang thai” từ khoảng hai tuần trước khi tinh trùng gặp trứng. Tuy mẹ không có thai vào tuần thai thứ 1, nhưng đây lại là căn cứ quan trọng để ước tính ngày thụ thai và dự sinh của em bé.
Trong tuần thứ nhất, cơ thể mẹ sẽ loại bỏ lớp niêm mạc tử cung cũ (kỳ kinh nguyệt cuối của mẹ trước khi mang thai) và chuẩn bị tạo ra một cái mới. Đây sẽ là một tổ đầy dinh dưỡng, hiếu khách cho trứng đã thụ tinh.
Trong khi đó, khoảng một ngàn quả trứng trong buồng trứng đang trưởng thành. Chỉ có khoảng 20 trong số những quả trứng đó sẽ chín bên trong các túi chứa đầy chất lỏng được gọi là nang trứng. Sau đó chỉ một trong số những nang trứng đó sẽ phát triển, rụng và vỡ. Trứng (noãn) được giải phóng, đi xuống ống dẫn trứng trong tuần thứ 2 mang thai. (Nếu nhiều hơn một trứng rụng thì mẹ có thể sinh đôi, sinh ba hoặc nhiều hơn)
2. Cơ thể mẹ thay đổi thế nào trong tuần thai thứ 1?
Ngay cả khi mẹ chưa cảm thấy gì, nhưng cơ thể mẹ đang có rất nhiều thay đổi cho sự kiện quan trọng này. Biểu hiện đơn giản nhất là các dấu hiệu:
- Nhiệt độ cơ thể mẹ tăng cao hơn chút, nếu để ý sẽ nghĩ rằng mình hơi sốt nhẹ.
- Trễ kinh nếu bình thường mẹ có chu kì đều đặn.
- Ngực cương, sưng, tức ngực hơn.
- Tính khi thay đổi thất thường, dễ cáu bẳn, khó tính.
- Đi tiểu nhiều lần hơn trong ngày.
- Nhạy cảm với mùi xung quanh hơn.
3. Mẹ bầu nên làm gì trong tuần thai thứ 1?
- Tham khảo tư vấn bác sĩ về việc bổ sung vitamin tổng hợp. Mẹ nên bổ sung ít nhất 400 microgam axit folic mỗi ngày để ngăn ngừa một số dị tật bẩm sinh ảnh hưởng đến não, tim và tủy sống của bé. Bổ sung thêm các chất cần thiết khác như canxi, sắt và vitamin B12.
- Ghi chép lại ngày đầu tiên của chu kì kinh sắp tới hoặc đang diễn ra.
- Cùng chồng nghiên cứu lại lịch sử sức khỏe gia đình. Đặc biệt lưu ý đến các rối loạn di truyền hoặc đột biến nhiễm sắc thể.
- Luôn giữ tinh thần thoải mái và dễ chịu.
- Tìm hiểu kĩ hơn thông tin về mang thai và các mốc siêu âm quan trọng để có một thai kỳ khỏe mạnh…
4. Những điều cần tránh trong tuần thai thứ 1
Nếu mẹ đang cố gắng thụ thai (hoặc nghĩ rằng có thể đã mang thai), hãy bắt đầu thay đổi các thói quen xấu. Đảm bảo cơ thể ở trạng thái tốt nhất cho việc mang thai, nuôi dưỡng em bé. Đó là:
- Tránh xa rượu, thuốc lá và bất kỳ loại thuốc bất hợp pháp khác.
- Tham khảo ý kiến bác sĩ để đổi hoặc ngừng dùng một số loại thuốc kê đơn và không kê đơn. Đảm bảo rằng bất kỳ loại thuốc mẹ đang sử dụng đều an toàn khi mang thai.
- Không ăn đồ hải sản, đặc biệt loại cá có chứa nhiều thủy ngân. Nó sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển não bộ ở em bé.
5. Tuần đầu mang thai có bị đau bụng không?
Tuần đầu mang thai có thể mẹ sẽ bị đau bụng. Nguyên nhân do đau bụng kinh hoặc do các yếu tố về tiêu hóa như táo bón hoặc đau bụng do mang thai.
Nếu do đau bụng kinh thì do tử cung co bóp để đẩy lớp niêm mạc bong ra. Hiện tượng này hoàn toàn bình thường.
Do táo bón thường kèm theo cảm giác ợ hơi, nóng ruột đi kèm.
Tuần đầu mang thai bị đau bụng do nguyên nhân mang thai sẽ kèm theo cảm giác đau một bên, bụng dưới tưng tức, đứng lâu sẽ đau nhiều hơn. Đây là dấu hiệu trứng thụ tinh vào làm tổ. Tuy nhiên, hiện tượng bà bầu đau bụng tuần thường ít xảy ra. Mẹ tuần đầu mang thai bị đau bụng chủ yếu do cơ thể nhạy cảm và có hiện tượng ốm nghén sớm.
6. Tuần đầu mang thai có ra máu không?
Có thể trong vài tuần đầu mang thai, mẹ sẽ có hiện tượng ra máu. Đây là hiện tượng báo trứng đã thụ tinh vào làm tổ. Nó khác hoàn toàn với ra máu do kinh nguyệt.
Tuần đầu mang thai ra máu báo sẽ khác hẳn với hiện tượng kinh nguyệt. Mẹ sẽ thấy máu ra có màu nâu (có thể có màu đỏ tươi), ra khá ít và nhanh hết khác hẳn với thời gian ra máu 3-5 ngày so với bình thường. Nhiều mẹ không để ý vẫn nghĩ đây là một chu kì nhưng do thay đổi nội tiết nên có chút rối loạn.
Tuần thai thứ nhất khởi đầu một thai kỳ 40 tuần thiêng liêng và quan trọng. Đa số mẹ đều không nhận ra mình đang mang thai tuần đầu tiên vì cơ thể chưa có thay đổi nhiều. Đôi khi chỉ hiểu lầm rằng chu kì kinh đến muộn hoặc rối loạn một chút. Mẹ chú ý bổ sung axit folic, các dưỡng chất, thay đổi thói quen lạnh mành để chuẩn bị tốt nhất cho cả hai mẹ con từ những tuần đầu tiên nhé.
Đọc tiêp: Tuần thai thứ 2
Nguồn tham khảo trong bài:
https://www.whattoexpect.com/pregnancy/week-by-week/weeks-1-and-2.aspx