Sử dụng nước rửa bình sữa giúp bảo vệ hệ tiêu hóa non nớt của bé yêu khỏi những vấn đề về sức khỏe như đau dụng, tiêu chảy hay nhiễm khuẩn đường ruột. Để nước rửa bình sữa phát huy đúng tác dụng bảo vệ trẻ cả về lâu dài thì mẹ ghi nhớ một vài điểm sau nhé.
Mục lục
1. Hiểu rõ thành phần trong nước rửa bình sữa
Hệ thống miễn dịch và hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ đang trong quá trình hoàn thiện nên rất non yếu, dễ bị tổn thương. Thế nên, đối với những dụng cụ ăn uống hàng ngày như bình sữa, cốc chén, đồ chơi…(là những môi trường thuận lợi cho vi khuẩn, vi trùng phát triển) đòi hỏi mẹ vệ sinh kỹ lưỡng. Tuy nhiên, không phải loại nước rửa bình nào cũng phù hợp để vệ sinh đồ dùng cho trẻ (như nước rửa chén bát thông thường với thành phần tẩy rửa mạnh). Chính vì vậy, mẹ chỉ nên dùng nước rửa bình sữa chuyên dụng với các thành phần phù hợp làm sạch thực phẩm để bảo vệ tối đa sự an toàn cho bé.
2. Thành phần không nên có trong nước rửa bình sữa và rau quả
Trong nước rửa bình sữa cho trẻ sơ sinh, những thành phần dưới đây mẹ cần tránh.
2.1. Chất tạo bọt SLS – SLES
Chất tạo bọt SLS – SLES (Sodium Lauryl Sulfate & Sodium Laureth Sulfate): có nguồn gốc từ rượu ethoxylated lauryl, là các chất đã bị cấm sử dụng ở Châu Âu và Canada. Chúng được sử dụng làm chất hoạt động bề mặt nhằm tạo bọt cho chất tẩy rửa với cơ chế tách dầu/chất béo và các chất hữu cơ khỏi bề mặt tiếp xúc nên được ứng dụng nhiều trong công nghệ tạo bọt hóa mĩ phẩm. Các chất này nếu không pha loãng có thể gây kích ứng da và mắt, cũng có thể gây buồn nôn, nôn và tiêu chảy nếu hít hay nuốt phải. [1]
2.2 Chất bảo quản Paraben, MIT:
Chất bảo quản Paraben, MIT: là các chất diệt khuẩn, chất bảo quản có thể gây tổn thương da hay rối loạn nội tiết tố do khả năng bắt chước estrogen. Các chất này đã bị cấm sử dụng trong mỹ phẩm theo quy định của Bộ Y Tế năm 2015.
2.3. Chất tạo mùi, tạo màu
Chất tạo mùi, tạo màu: có nguồn gốc từ dầu mỏ, rất độc đối với cơ thể như aceton, dẫn xuất của benzen, metylen, clorua…
Một số thành phần trên tuy chưa bị cấm tại Việt Nam, nhưng đã bị cấm sử dụng tại Liên Minh Châu Âu (EU) [2] do có khả năng không tốt cho sức khỏe. Các chất này được sử dụng vô cùng phổ biến trong nhiều chủng loại sản phẩm đa dạng, từ dưỡng da, trang điểm, chăm sóc cá nhân, đến các sản phẩm cho trẻ em… Chính vì thế mẹ nên lưu ý chỉ sử dụng loại nước rửa bình sữa khi thành phần của các chất hóa học với nồng độ khuyến cáo nhỏ hơn 0.0015%, hoặc tốt nhất là không chứa các thành phần này để đảm bảo sức khỏe cho con.
Ngoài ra, các mẹ cần lưu ý các chất tạo màu hay mùi quá nồng không nên có trong nước rửa bình sữa và rau quả, bởi ngoài việc có thể gây kích ứng thì những thành phần như vậy còn làm thay đổi mùi vị của sữa, làm giảm sức ăn của bé.
3. Thành phần nên có trong nước rửa bình sữa và rau quả
Với công dụng chính là làm sạch, nước rửa bình sữa cần phải có thành phần là chất làm sạch. Thay vì chọn một sản phẩm nước rửa bình sữa với thành phần có hóa chất làm sạch mạnh, chứa những chất có hại, mẹ nên chọn những thương hiệu uy tín, sử dụng những thành phần có nguồn gốc rõ ràng, an toàn và hiệu quả trong việc làm sạch và kháng khuẩn. Sau đây sẽ là một trong số những gợi ý tuyệt vời nhất dành cho mẹ.
3.1. Alkyldiaminoethuylglycine Hydrochloride Solution – Thành phần phù hợp làm sạch thực phẩm:
Alkyldiaminoethuylglycine Hydrochloride Solution – đây là một trong bốn chất có trong các hoạt động diệt khuẩn an toàn chống lại 283 chủng vi khuẩn Acinetobacter, được thu hồi từ 97 bệnh viện Nhật Bản. Thành phần này trong nước rửa bình sữa và rau quả an toàn và lành tính đến mức mẹ có thể dùng để làm sạch các loại rau củ quả. Alkyldiaminoethuylglycine Hydrochloride Solution giúp mẹ tiêu diệt hết những mầm bệnh, phân hủy những vết bẩn và dư lượng hóa chất bảo vệ thực vật, hóa chất bảo quản mà không để lại mùi khó chịu. Đây là một giải pháp tuyệt vời cho mẹ trong khi các vấn nạn về thực phẩm ô nhiễm hay thực phẩm có chứa các chất hóa học độc hại đang tràn lan trên thị trường như hiện nay.
3.2. Decyl Gluacoside – Hỗn hợp chiết xuất từ Ngô và rượu Dừa
Decyl Gluacoside – đây là một chất hoạt động bề mặt tự nhiên, không ion, là một chất hỗn hợp lý tưởng cho tất cả các sản phẩm tạo bọt và làm sạch. Giống như Coco Glucoside, Decyl Glucoside, thu được từ nguyên liệu tái tạo, thông qua sự kết hợp của rượu béo thực vật (dừa c8-16) và glucose (đường/tinh bột). Có thể nói rằng Decyl Glucoside không chứa bất kỳ tạp chất nào. Tính chất hóa học của nó và quá trình sản xuất dẫn đến chất hoạt động bề mặt không có ethylen oxit hoặc 1,4-dioxan. Vì vậy, hỗn hợp phù hợp cho sản phẩm dành cho em bé và thú cưng.
3.3 Các loại dầu như dầu cọ, dầu dừa
Dầu cọ, dầu dừa được sử dụng rất nhiều trong ngành công nghiệp thực phẩm, là thành phần thường thấy trong các loại bánh, kẹo, bánh mỳ. Lý do khiến dầu cọ, dầu dừa được sử dụng rộng rãi là bởi khả năng chống oxy hóa của tinh chất này có khả năng tiêu diệt, ức chế sự phát triển trở lại của những loài vi sinh vật có hại hoặc nấm mốc, vừa tiệt trùng, vừa kéo dài thời gian sử dụng của sản phẩm mà không phải dùng thêm những hóa chất bảo quản khác.
Các chất kể trên thường đắt đỏ hơn các hóa chất làm sạch, tạo bọt thông thường, nhưng đảm bảo an toàn 100% cho sức khỏe, loại trừ mọi khả năng gây hại tới sự phát triển của bé. Bởi vậy, ghi nhớ tên các chất trên để lựa chọn được sản phẩm nước rửa bình sữa và rau quả hiệu quả và an toàn nhất cho bé yêu một cách thật đơn giản nhé.
Nguồn tài liệu tham khảo:
[1] Cara AM Bondi, Julia L Marks, Lauren B Wroblewski, Heidi S Raatikainen, Shannon R Lenox, Kay E Gebhardt. Human and Environmental Toxicity of Sodium Lauryl Sulfate (SLS): Evidence for Safe Use in Household Cleaning Products. Environ Health Insights. 2015; 9: 27–32 | https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC4651417/
[2] Website chính thức của Unilever: https://www.unilever.com/about/innovation/Our-products-and-ingredients/Your-ingredient-questions-answered/Sodium-laureth-sulfate-and-sodium-lauryl-sulfate.html