Mang thai là niềm hạnh phúc vô cùng to lớn ở bậc phụ huynh. Đặc biệt sự hạnh phúc đó lại nhân đôi khi mẹ bầu sinh đôi. Tuy nhiên, trong sự may mắn cũng có rất nhiều nguy cơ. Chính vì vậy mẹ hãy theo dõi xuyên suốt bài viết này để hiểu rõ hơn về cả hai.
Mục lục
1. Khác biệt trong sinh đôi
1.1 Sinh đôi cùng trứng
Xuất hiện sau khi 1 trứng được thụ tinh với 1 tinh trùng và phân chia thành hai phôi. Từ đó phát triển thành hai cá thể riêng lẻ nhưng giống nhau về giới tính và ngoại hình.
1.2 Sinh đôi khác trứng
Xuất hiện sau khi 2 trứng được thụ tinh với 2 tinh trùng. Tuy quá trình phát triển là cùng lúc nhưng tỷ lệ phần trăm giống nhau của 2 bé là 50%. Đây có thể 1 trai 1 gái hoặc sẽ có sự khác biệt ở làn da, ngoại hình, khuôn mặt.. Theo kết quả nghiên cứu sinh đôi khác trứng thường nhiều hơn sinh đôi cùng trứng.
2. Dấu hiệu mẹ bầu đang mang thai đôi
- Tăng cân nhanh hơn và nhiều hơn thai thường: do cơ thể mẹ đang mang thai đôi.
- Bụng lớn hơn các mẹ mang thai bình thường.
- Mệt mỏi. Cân nặng tăng nhanh, cơ thể cần chất dinh dưỡng để chuyển hóa năng lượng cho mẹ và 2 bé. Lúc này cơ thể cần gấp 3 lần lượng sắt để duy trì khiến cơ thể mẹ bầu suy nhược hơn.
- Đau lưng: xương chậu, các vùng xung quanh và lưng là nơi chịu tác động trực tiếp từ quá trình mang thai.
- Mất ngủ. Những khó chịu của cơ thể gây nên tình trạng mất ngủ cho mẹ bầu.
- Rơi vào trầm cảm. Khi chịu tác động bên ngoài, quá nhiều stress lên bản thân bạn sẽ rất dễ rơi vào trầm cảm. Nhưng tỷ lệ trầm cảm lại càng tăng lên chiếm 1 phần 3, khi trở thành người mẹ.
- Vấn đề tiêu hóa. Hệ tiêu hóa phải xử lí các chất trong cơ thể, đôi lúc suy yếu và không xử lí kịp gây ra tình trạng khác
- Tim đập nhanh. Sự thay đổi huyết áp và lưu lượng máu trong thời gian mang thai do phải bơm một lượng máu lớn để cung cấp cho tử cung lượng oxy bão hòa trong máu.
3. Làm thế nào để nhận biết thai đôi?
Thông thường khi khám lâm sàng bác sĩ sẽ nghe tim thai để xác định số bào thai. Nếu chỉ có 1 bé, tim sẽ đập đều và chỉ có 1 nhịp. Nếu nhiều hơn 1 nhịp thì có thể mẹ đã mang thai đôi. Còn về siêu âm bác sĩ sẽ xác xác định số phôi thai để nhận biết. Một số trường hợp, khả năng mang thai đôi có thể không được rõ ràng cho đến khi mẹ bầu sinh bé.
Một số lưu ý về cân nặng cho mẹ bầu:
Cân nặng mẹ bầu sẽ tăng trung bình từ 16-21 kg. Từ tuần thai 13 đến 27, mẹ mang thai đôi sẽ tăng từ 0,5 đến 0,7 kg/tuần. Và trong những tuần thai cuối 33-43, mẹ mang thai đôi sẽ tăng từ 0,5 đến 1 kg. Phần lớn là nước ối, chất béo dự trữ,.. giúp phát triển bé từ bên trong.
4. Nguyên nhân làm tăng tỷ lệ sinh đôi
- Sử dụng thuốc tránh thai. Theo nghiên cứu sử dụng thuốc tránh thai trên 6 tháng và có bầu sau đó có tỷ lệ mang thai đôi gấp 2 lần bình thường.
- Thụ tinh trong ống nghiệm (IVF). Khi chạm mốc 30 tuổi trở lên hoặc đã là mẹ trên 3 con có khả năng giải phóng nhiều hơn 1 trứng trong 1 chu kỳ khiến tỷ lệ sinh đôi cao hơn.
- Người da màu có lượng gen mạnh như Châu Phi có xu hướng sinh đôi không cùng trứng nhiều hơn giữa Châu Á và Châu Âu.
5. Mang thai đôi có nguy cơ xấu về sức khỏe không?
- Nguy cơ sinh non (trước 32-37 tuần) ảnh hưởng đến vấn đề về sức khỏe, trí tuệ, tiêu hóa, khiếm khuyết, nhỏ con, chậm phát triển,…
- Nguy cơ trầm cảm sau khi sinh đôi có tỷ lệ cao hơn vì mẹ bầu phải chịu nhiều áp lực hơn khi phải mang bầu không chỉ 1 mà 2 bé.
- Nguy cơ về hội chứng truyền máu song sinh khi lượng máu truyền giữa 2 thai nhi không đồng đều. Điều này dẫn đến mất cân bằng kích thước và thiếu oxy, chất dinh dưỡng. Trong khi đó thai nhi còn lại sẽ nhận nhiều chất dinh dưỡng,.. hơn mức bình thường. Do đó hệ tuần hoàn luôn luôn phải làm việc dẫn đến quá tải dẫn đến suy giảm chức năng tim mạch. Gây nguy hiểm cho cả 2 bé.
- Nguy cơ sa dây rốn là tình trạng dây rốn sa xuống cổ tử cung và ở trong ống sinh. Sa rốn gây chèn ép giữa thành xương chậu nằm bên trái hoặc phải thai nhi gây suy thai cấp. Nếu không kịp thời xử lý đưa thai ra ngoài, trẻ có thể mất.
- Lượng sữa sau sinh không đủ hoặc phải tiết ra quá nhiều cho 2 bé, gây thiếu hụt hoặc gặp vấn đề về sức khỏe của mẹ.
6. Bổ sung dinh dưỡng cho mẹ mang song thai
- Canxi: bảo vệ xương yếu dễ gãy, duy trì nhịp tim ổn định và các hoạt động chuyển hóa trong cơ thể. Và là nguyên liệu cần thiết cho sản xuất sữa mẹ sau khi sinh, giảm nguy cơ tiền sản giật ở bà bầu, ngăn ngừa cao huyết áp.
- Bổ sung chất dinh dưỡng: uống nước khoáng, ăn các loại rau củ chứa nhiều vitamin A,D,C… giúp tăng cường sức đề kháng và nâng cao sức khỏe xanh cho thai nhi.
- Thịt đỏ: sắt là chất không thể thiếu cho cơ thể có trong thịt heo, bò, cừu,.. tránh tình trạng hoa mắt, chóng mặt,.. dẫn đến suy giảm hệ miễn dịch.
Tìm hiểu thêm: BÀ BẦU NÊN ĂN GÌ TỐT CHO CẢ MẸ VÀ CON
Theo dõi sức khỏe thường xuyên 6 tháng 1 lần để phát hiện kịp thời nếu có bệnh lý. Đặc biệt nên có kế hoạch cùng bác sĩ theo dõi trước khi có ý định mang thai để trẻ có nền móng sức khỏe tốt nhất và phát triển một cách toàn vẹn.