Lịch sử tìm kiếm
Tìm trong góc của mẹ
Tìm kiếm phổ biến

Mách mẹ top 5+ dấu hiệu đậu thai thường gặp nhất

Mặc dù sẽ cần xét nghiệm hoặc siêu âm để xác định chính xác mẹ đã đậu thai hay chưa. Nhưng bên cạnh đó, cũng có rất nhiều dấu hiệu đậu thai mà mẹ có thể cảm nhận được khi bắt đầu thai kỳ. Cùng Góc của mẹ tìm hiểu về những dấu hiệu đậu thai thành công ngay trong bài viết dưới đây mẹ nhé!

Dấu hiệu đậu thai
Dấu hiệu đậu thai

1. Quan hệ bao lâu thì có thai?

Rất khó để đưa ra câu trả lời cụ thể sau bao lâu thì có thai. Vì để xác định ngày đậu thai sau khi quan hệ còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như: thời điểm rụng trứng, chu kỳ kinh nguyệt,…

Có thể xác định thời gian dễ đậu thai nhất
Có thể xác định thời gian dễ đậu thai nhất

Sau khi quan hệ, tinh trùng có thể sống khoảng từ 3 – 5 ngày trong cơ thể mẹ. Thế nên thời gian dễ đậu thai nhất sẽ rơi vào các ngày rụng trứng hoặc gần rụng trứng. Sau mỗi lần tính ngày dễ đậu thai nhất, mẹ có thể chờ khoảng 2 tuần sau quan hệ để kiểm tra mình có thai hay chưa nhé! Việc xác định chu kỳ đậu thai, cũng là một phương pháp tự nhiên giúp mẹ có thai dễ dàng và chính xác hơn.

Xem thêm:

Thời điểm vàng dễ thụ thai nhất

2. Những dấu hiệu đậu thai sớm nhất mà mẹ có thể nhận biết

Mẹ có biết, ngay khi vừa cấn bầu cơ thể mẹ sẽ có rất nhiều thay đổi. Nó như lời thông báo của thiên thần gửi đến mẹ. Dưới đây là một số dấu hiệu đậu thai thành công mà mẹ có thể tham khảo để đón nhận lời chào của bé yêu sớm nhất.

2.1. Mẹ xuất hiện máu báo thai

Khi trứng được thụ tinh thành công và được gắn vào niêm mạc tử cung thì sẽ gây ra hiện tượng chảy máu âm đạo đó mẹ. Có khoảng 25 – 30% phụ nữ gặp phải tình trạng này trong vài ngày đầu của thai kỳ. Thế nhưng, đôi khi dấu hiệu đậu thai này sẽ bị nhầm lẫn với việc chảy máu trong kỳ kinh nguyệt thông thường.

Phân biệt máu báo thai và máu kinh nguyệt
Phân biệt máu báo thai và máu kinh nguyệt

Mẹ lưu ý nhé, máu báo thai thường xuất hiện rất ít và chỉ làm hồng âm đạo hoặc thay đổi màu sắc nhẹ trên quần nhỏ sáng màu thôi ạ. Thời gian xuất hiện máu báo thai khoảng từ 10 – 14 ngày sau khi trứng được thụ tinh. Mẹ có thể dùng mốc thời gian này so với ngày quan hệ để kiểm tra nhé!

2.2. Trễ kinh – Dấu hiệu đậu thai thành công

Một dấu hiệu đậu thai khác rất dễ nhận biết đó là trễ kinh đó mẹ. Khi phôi thai đã hình thành và làm tổ trong tử cung, mẹ sẽ không thấy kinh nguyệt xuất hiện như bình thường nữa. Lúc này cơ thể mẹ sẽ sản sinh ra hormone hCG làm dày niêm mạc tử cung để nuôi dưỡng bào thai.

Trễ kinh là biểu hiện đậu thai thành công
Trễ kinh là biểu hiện đậu thai thành công

Có thể thấy chậm kinh là dấu hiệu rõ rệt nhất mà bất cứ mẹ bầu nào cũng có thể nhận thấy được. Khi thấy chậm kinh, mẹ có thể sử dụng que thử thai tại nhà để kiểm tra hormone hCG có trong nước tiểu. Nếu kết quả là dương tính thì mẹ nên đến các phòng khám y khoa để xác định chính xác là mình đã đậu thai nhé!

2.3. Căng tức vùng ngực

Dấu hiệu thụ thai sớm nhất mà mẹ có thể cảm nhận được đó là sự thay đổi ở vùng ngực. Nguyên nhân là bởi sau khi trứng thụ tinh thành công và làm tổ ở tử cung sẽ khiến hormon trong cơ thể mẹ thay đổi. Lúc này, lượng máu đến bầu ngực sẽ tăng lên cùng với sự thay đổi của hormone sẽ làm ngực mẹ có những thay đổi nhất định.

Đau ngực là một trong những dấu hiệu đậu thai
Đau ngực là một trong những dấu hiệu đậu thai

Trong những tuần đầu của thai kỳ, mẹ thường gặp tình trạng giống như ngực sưng lên, nặng hơn và có cảm giác căng tức. Đồng thời, do chịu ảnh hưởng của hormone mà vùng ngực xung quanh núm vú cũng trở nên đậm màu hơn bình thường.

2.4. Đau bụng âm ỉ – Biểu hiện đậu thai

Tình trạng đau bụng âm ỉ có thể xuất hiện khi trứng đã được thụ tinh thành công và đã di chuyển vào tử cung làm tổ. Thời điểm để mẹ có thể cảm nhận được những cơn đau này thường xảy ra sau từ 6 – 12 ngày kể từ khi trứng được thụ tinh.

Nhưng bởi là những cơn đau bụng nhẹ mà dấu hiệu này rất dễ bị nhầm lẫn với đau bụng do rối loạn tiêu hóa. Thế nên mẹ có thể kết hợp theo dõi thêm các dấu hiệu mang thai khác. Để từ đó khẳng định được bản thân có đang mang thai hay không mẹ nhé!

Đau bụng âm ỉ có thể là dấu hiệu đậu thai
Đau bụng âm ỉ có thể là dấu hiệu đậu thai

2.5. Tâm trạng thay đổi

Cùng với các dấu hiệu đậu thai kể trên, nếu mẹ còn cảm thấy tính khí bản thân thay đổi thất thường. Mẹ khó có thể kiểm soát được cảm xúc thì đây cũng là một trong những dấu hiệu đậu thai đó mẹ. Cũng giống như trong kỳ kinh nguyệt, khi có bầu hormone trong cơ thể mẹ sẽ thay đổi. Chính điều này khiến mẹ dễ nổi cáu, dễ xúc động hơn bình thường đó ạ.

Phụ nữ khi mang thai thường có tâm trạng thất thường
Phụ nữ khi mang thai thường có tâm trạng thất thường

Để nuôi dưỡng bào thai, cơ thể sẽ sản xuất lượng estrogen và progesterone nhiều hơn bình thường. Sự thay đổi đột ngột này sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến cảm xúc và khiến mẹ nhạy cảm hơn.

2.6. Buồn nôn, ốm nghén – Dấu hiệu đậu thai thành công

Buồn nôn, ốm nghén là một trong những dấu hiệu đậu thai muộn. Khi mà mẹ đã bỏ qua không nhận thấy các dấu hiệu đậu thai sớm hơn đó ạ. Lần đầu làm mẹ, mẹ có thể vô tình bỏ qua những dấu hiệu đậu thai sớm. Mãi đến khi bản thân có dấu hiệu ốm nghén mẹ mới phát hiện ra thiên thần nhỏ.

Buồn nôn ốm nghén là một trong những dấu hiệu của mang thaihưn
Buồn nôn ốm nghén là một trong những dấu hiệu của mang thai

Triệu chứng thai nghén này có thể xảy ra bất cứ khi nào. Trong một số trường hợp sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ vì gây cảm giác buồn nôn chán ăn đó ạ. Nhưng mẹ cũng không cần quá lo nhé, bởi các triệu chứng này sẽ hết sau khoảng 16 – 20 tuần thai kỳ.

2.7. Tăng nhiệt độ cơ thể và tăng cân

Khi mang thai, lượng hormone progesterone tiết ra khá nhiều. Điều này khiến nhiệt độ cơ thể mẹ bầu tăng lên. Tuy nhiên, đây cũng là một biểu hiện của kỳ kinh nguyệt. Vì thế, có rất nhiều mẹ nhầm lẫn không nhận ra dấu hiệu đậu thai thành công này.

Khi mang thai mẹ thường có nhu cầu ăn nhiều hơn bình thường
Khi mang thai mẹ thường có nhu cầu ăn nhiều hơn bình thường

Mặt khác, khi đã đậu thai, cân nặng của mẹ có thể sẽ tăng đột ngột đó ạ. Nguyên nhân là bởi lúc này mẹ luôn có cảm giác thèm ăn vặt và ăn rất ngon miệng.

2.8. Đau lưng, khó thở hụt hơi

Trong chu kỳ đậu thai, đau lưng là một trong những dấu hiệu mà mẹ bầu nào cũng có thể gặp phải. Tình trạng này thường kéo dài từ đầu cho đến tận cuối thai kỳ. Tùy vào cơ địa mà mẹ sẽ có những mức độ đau lưng khác nhau.

Đau lưng cũng là một dấu hiệu báo đậu thai
Đau lưng cũng là một dấu hiệu báo đậu thai

Ngoài ra, khi mang thai tốc độ máu lưu thông sẽ nhanh hơn. Điều này khiến cho các mạch máu được giãn ra, làm giảm huyết áp của mẹ. Thế nên mẹ có thể bị nhức đầu, chóng mặt,… trong thời kỳ 3 tháng đầu của thai kỳ đó ạ.

2.9. Táo bón, đầy hơi – Dấu hiệu đậu thai

Táo bón là tình trạng chung mà rất nhiều mẹ bầu gặp phải. Để khắc phục tình trạng này, mẹ nên thường xuyên bổ sung nước cho cơ thể. Đồng thời, bổ sung thêm các loại rau xanh và trái cây giàu chất xơ để hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn mẹ nhé!

Bên cạnh đó, khi mang thai lượng progesterone sẽ tăng cao. Điều này sẽ gây ra những thay đổi trên cơ thể của mẹ. Điển hình là những tác động đến hoạt động của cơ ruột, dẫn đến tình trạng đầy hơi, ợ hơi.

Táo bón đầy hơi cũng có thể là biểu hiện đậu thai
Táo bón đầy hơi cũng có thể là biểu hiện đậu thai

Xem thêm:

Quan hệ sau ngày rụng trứng có thai không?

3. Nên làm gì khi có các dấu hiệu đậu thai?

Trải qua những ngày dài xác định thời gian dễ đậu thai, ngày dễ đậu thai nhất,… nay mẹ đã có đầy đủ những biểu hiện đậu thai. Vậy dưới đây là những việc mẹ nên làm để chuẩn bị chào đón bé yêu.

Bổ dung kiến thức dinh dưỡng giúp mẹ có thai kỳ khỏe mạnh
Bổ dung kiến thức dinh dưỡng giúp mẹ có thai kỳ khỏe mạnh
  • Khám thai: Khi đã nhận biết được các dấu hiệu đậu thai, mẹ nên đi khám thai càng sớm càng tốt.
  • Tuân thủ chế độ dinh dưỡng cho mẹ bầu: Sự phát triển của bào thai phụ thuộc rất nhiều vào chế độ dinh dưỡng. Một chế độ sinh dưỡng hợp lý sẽ giúp mẹ có một thai kỳ khỏe mạnh. Đồng thời cung cấp được các dưỡng chất cần thiết để bào thai phát triển toàn diện nhất.
  • Củng cố kiến thức mang thai và sinh nở: Việc tìm hiểu và bổ sung các kiến thức kỹ năng chăm con, bầu bì,.. sẽ giúp hành trình mang thai sắp tới của mẹ trở nên dễ dàng hơn.

Gợi ý đến mẹ dòng sản phẩm tắm gội cho bé Mamamy, với các thành phần lành tính giúp bé yêu luôn sạch sẽ và thơm tho. Bên cạnh đó Mamamy còn được nhiều mẹ bầu biết đến với dòng nước rửa bình sữa và rau củ. Là nước rửa bình sữa nhưng lại an toàn dịu nhẹ để có thể rửa cả các loại rau củ. Đây sẽ là lựa chọn hoàn hảo cho mẹ trong hành trình chăm sóc bé yêu đó ạ.

Nước rửa rau củ Mamamy với thành phần hoàn toàn từ tự nhiên
Nước rửa rau củ Mamamy với thành phần hoàn toàn từ tự nhiên

Lời kết 

Trên đây là tổng hợp những dấu hiệu đậu thai sớm mà mẹ có thể tham khảo để dễ dàng nhận biết sự xuất hiện của bé yêu. Hy vọng với những chia sẻ này sẽ giúp cho hành trình làm mẹ trở nên nhẹ nhàng hơn. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào về dấu hiệu đậu thai, mẹ để lại bình luận phía dưới để được phản hồi sớm nhất mẹ nhé!

Mẹ Bình luận tại đây nhé

Bài viết cùng chủ đề

Quá trình thụ tinh và những yếu tố ảnh hưởng khả năng thụ tinh
Quá trình thụ tinh và những yếu tố ảnh hưởng khả năng thụ tinh
Quá trình thụ tinh là quá trình phức tạp và tinh tế, bao gồm sự kết hợp giữa tinh trùng của nam giới và trứng của nữ giới để tạo thành một hợp tử. Hợp tử này sau đó sẽ phát triển thành phôi thai, được mang thai và cuối cùng ra đời như một […]
Các nhóm dưỡng chất bổ sung cho bé ăn dặm mẹ nên biết?
Các nhóm dưỡng chất bổ sung cho bé ăn dặm mẹ nên biết?
Giai đoạn ăn dặm là thời điểm vàng giúp bé bứt phá phát triển chiều cao cân nặng. Tuy nhiên nhiều mẹ bỉm sữa lại thường hoang mang lo lắng. Không biết nên bổ sung cho bé ăn dặm những nhóm thực phẩm nào để bé hấp thu tốt mà lại đầy đủ dinh dưỡng. […]
Đồ ăn dặm cho bé: Mẹ cần sắm gì khi bé bước vào giai đoạn ăn dặm?
Đồ ăn dặm cho bé: Mẹ cần sắm gì khi bé bước vào giai đoạn ăn dặm?
Ăn dặm là giai đoạn vàng trong quá trình phát triển của con. Vì vậy để chuẩn bị tốt nhất cho thời kỳ này, mẹ cần chuẩn bị những món đồ phù hợp. Vậy có những đồ ăn dặm cho bé nào mà mẹ cần sắm sửa? Chúng có những lợi ích gì? Hãy cùng […]
Top 3+ tình huống “éo le” khi cho bé ăn dặm tự chỉ huy
Top 3+ tình huống “éo le” khi cho bé ăn dặm tự chỉ huy
Trong quá trình trở thành mẹ bỉm sữa, không thể không tránh khỏi giai đoạn cho bé ăn dặm. Đây được coi như bản lề mở ra bước ngoặt cho quá trình phát triển của con. Một trong những phương pháp được yêu thích áp dụng nhiều là ăn dặm tự chỉ huy (BLW). Không […]
Em bé tập ăn cơm như nào là đúng cách? Nằm lòng 3 bước dễ dàng
Em bé tập ăn cơm như nào là đúng cách? Nằm lòng 3 bước dễ dàng
Sau 6 tháng bú sữa, mẹ bắt đầu bước vào giai đoạn cho bé ăn dặm với cháo, súp,… Đến 19 tháng tuổi, khi bé có 16 chiếc răng sữa, lúc này mẹ có thể cho bé ăn cơm. Điều này đảm bảo cho bé phát triển khỏe mạnh cứng cáp hơn. Đồng thời tăng […]
4 Phương pháp ăn dặm cho bé phổ biến nhất hiện nay
4 Phương pháp ăn dặm cho bé phổ biến nhất hiện nay
Quá trình phát triển trưởng thành của con không thể thiếu giai đoạn ăn dặm. Đây không chỉ là cơ hội giúp bé hình thành thói quen, kỹ năng ăn uống sau này mà còn là thời điểm vàng bổ sung dưỡng chất cho sự phát triển toàn diện của trẻ. Tuy nhiên, nhiều mẹ […]
Giỏ hàng 0