Khi đi siêu âm, kết quả thường nhắc đến echo và khối echo. Vậy khối echo trong tử cung là gì? Liệu nó có ảnh hưởng đến khả năng sinh sản không? Góc của mẹ sẽ lý giải cho các bố mẹ về khối echo cũng như những vấn đề liên quan để nhà mình kịp thời phòng tránh những rủi ro có thể xảy ra.
Mục lục
1. Khối echo trong tử cung là gì?
Echo có nghĩa là “tiếng vang”. Echo chỉ các tín hiệu âm thanh tín nhận được từ tán xạ hoặc phản ánh cấu trúc hoặc các mẫu tương ứng của ánh sáng trong một phương pháp siêu âm nào đó. Khối echo có thể là một khối dịch, khối u hay một vùng phản xạ có sóng siêu âm bất thường.
Khối echo buồng trứng là một dạng nang cơ năng buồng trứng. Đây là một loại u lành tính, xuất hiện ở buồng trứng trong quá trình hoạt động nội tiết của cơ thể.
2. Khối echo trong tử cung có nguy hiểm không?
Xét về bản chất, khối echo tử cung là những nang nhỏ, vô hại. Chúng có thể xuất hiện ở một hay cả hai buồng trứng. Khối echo thường gặp nhiều nhất ở phụ nữ trong độ tuổi sinh sản (20 – 30 tuổi).
Thực tế, khối echo trong tử cung không ảnh hưởng lớn tới sức khỏe và khả năng thụ thai của nữ giới. Chính vì thế, phụ nữ có khối echo vẫn hoàn toàn có thể có con. Phần lớn khối echo ở dạng lành tính. Chúng thường tự biến đi hoặc sau khi dùng thuốc loại estrogen- progestin để ức chế tuyến yên và vùng dưới đồi, nang có thể nhỏ sau 3 tháng.
Tuy nhiên, nếu để quá lâu mà các bố mẹ không thực hiện các biện pháp phòng tránh và vẫn chưa thụ thai thì khối echo này sẽ phát triển thành các dạng nguy hiểm hơn. Như khối u xơ khiến các mẹ bị rối loạn nội tiết tố, rong kinh, đau bụng. Điều này sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình thụ tính và sinh con.
3. Mẹ nên làm gì để tránh các bệnh liên quan đến khối echo?
Mặc dù khối echo tử cung trong những giai đoạn đầu không ảnh hưởng tiêu cực đến mẹ tuy nhiên vẫn cần những biện pháp phòng tránh để tránh những rủi ro không mong muốn. Tiêu biểu nhất có thể biến chứng dẫn đến u xơ tử cung. Chính vì vậy, các mẹ hãy tiến hành siêu âm để có kết luận chính xác hiện trạng của khối echo. Tùy từng trạng thái, bác sĩ sẽ tư vấn cho mẹ các cách phòng ngừa hiệu quả. Bên cạnh đó, mẹ nên sử dụng thêm các sản phẩm hỗ trợ theo chỉ dẫn của bác sĩ để nâng cao sức khỏe tử cung. Từ đó, giúp tăng cơ hội thụ thai. Mẹ sinh con an toàn khỏe mạnh mà không phải lo mắc các bệnh phụ khoa liên quan.
Xem thêm:
Đặt tên con năm 2022: 101+ Tên vừa hay lại vừa ý nghĩa cho con
Tên bé trai họ Trần năm 2022: 100+ tên mang lại may mắn, tài lộc cho bé
6 điều mẹ chưa biết về khả năng sinh sản ở phụ nữ
Qua bài viết này, hi vọng các mẹ đã có cái nhìn rõ nhất về khối echo trong tử cung. Chúc mẹ sẽ luôn khỏe mạnh và thuận lợi trong quá trình đón bé chào đời.