Lịch sử tìm kiếm
Tìm trong góc của mẹ
Tìm kiếm phổ biến

6 điều có thể mẹ chưa biết về khả năng sinh sản ở phụ nữ

Nếu mẹ mong muốn có thai, điều đầu tiên chắc chắn mẹ sẽ cần tự hỏi về khả năng sinh sản của mình. Liệu điều gì ảnh hưởng đến khả năng sinh sản ở phụ nữ? Làm thế nào biết chính xác và gia tăng cơ hội mang thai? Bài viết sẽ đưa cho mẹ những “bí kíp” giúp mẹ sẵn sàng khi quyết định bắt đầu xây dựng gia đình nhỏ cho mình.

1. Khả năng sinh sản ở phụ nữ

Khả năng sinh sản ở phụ nữ
Khả năng sinh sản ở phụ nữ

Khả năng sinh sản ở phụ nữ được hiểu là khả năng một người phụ nữ có thể mang thai. Có một số trường hợp mặc dù đã cố gắng mang thai trong vòng nửa năm đến một năm mà không thành công. Đặc biệt với các mẹ từ 35 tuổi trở lên. Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến khả năng này mà mẹ cần hiểu rõ để có thể mang thai thành công.

2. 6 yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh sản ở phụ nữ

2.1. Độ tuổi

Độ tuổi
Độ tuổi

Độ tuổi chính là yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến khả năng sinh sản ở phụ nữ

Đây có thể nói là yếu tố cơ bản nhất mà mẹ nào cũng biết. Độ tuổi chính là yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến khả năng sinh sản ở phụ nữ. Số lượng tế bào trứng ở hai buồng trứng của người phụ nữ sẽ tự suy giảm dần với tốc độ nhanh dần. Tình trạng mãn kinh có thể không xảy ra cho đến đầu những năm 50 tuổi. Tuy nhiên, khả năng sinh sản bắt đầu giảm mạnh từ 35 tuổi trở đi. Phụ nữ ở độ tuổi 40, cơ hội mang thai thấp hơn 5% mỗi chu kỳ kinh nguyệt. Nghĩa là cứ 100 phụ nữ thì có ít hơn 5 phụ nữ mang thai thành công. 

Thụ tinh trong ống nghiệm có thể là một giải pháp đối với phụ nữ quá độ tuổi thuận lợi mang thai. Nhưng đó không phải là liều thuốc kỳ diệu có thể đảo ngược tác dụng của lão hóa. Tỷ lệ sinh sản của phụ nữ trải qua thụ tinh trong ống nghiệm giảm đáng kể theo tuổi tác. Ở tuổi 43, cơ hội mang thai qua thụ tinh trong ống nghiệm thấp hơn 5% so với cơ hội mang thai tự nhiên. 

2.2. Các vấn đề về di truyền

Các vấn đề về di truyền
Các vấn đề về di truyền

Gen ảnh hưởng mạnh mẽ đến khả năng sinh sản ở phụ nữ, bao gồm cả độ tuổi mãn kinh

Gen ảnh hưởng mạnh mẽ đến khả năng sinh sản ở phụ nữ, bao gồm cả độ tuổi mãn kinh. Thực tế, phụ nữ có khả năng mãn kinh sớm gấp 6 lần (trước 40 tuổi). Trường hợp này xảy ra khi nếu mẹ, chị gái, hoặc bà cũng như thế. Các nhà nghiên cứu tại Đại học Stanford gần đây đã phát hiện ra mối liên hệ giữa các di truyền và mức độ hormone ở phụ nữ. Theo đó, tuổi thọ sinh sản gần như được quyết định bởi di truyền. 

Mẹ nên tìm hiểu và nắm rõ về các vấn đề sinh sản của gia đình mình. Từ đó có thể chủ động quản lý sức khỏe sinh sản. Chủ động kiểm tra khả năng sinh sản để hiểu rõ tình trạng cơ thể sớm nhất.

2.3. Hormones

Hormones
Hormones

Hormones có vai trò cực kỳ quan trọng trong quá trình mang thai và duy trì thai kỳ

Hormones có vai trò cực kỳ quan trọng trong quá trình mang thai và duy trì thai kỳ. Hormones được ví như “người đưa tin” của cơ thể. Chúng chảy qua lại giữa các tuyến và các cơ quan. Bất kỳ thay đổi nào trong hormone cũng có thể thay đổi cách cơ thể hoạt động.

Có rất nhiều hoocmon hoạt động trong quá trình rụng trứng và thụ thai. Có thể kể đến như hormone giải phóng gonadotropin (GnRH), hormone luteinizing (LH), hormone kích thích nang trứng (FSH), estrogenprogesterone. Quá trình diễn ra suôn sẻ hay không phụ thuộc vào độ chính xác của các hormone này. Ví dụ, mức progesterone phù hợp rất quan trọng cho sự rụng trứng, cấy phôi và trong thời kỳ đầu mang thai. Thiếu progesterone, phụ nữ có thể vô sinh hoặc sảy thai.

Một vài hormone khác không liên quan đến sự rụng trứng nhưng vẫn có thể ảnh hưởng đến sự cân bằng cơ thể phụ nữ. Hội chứng buồng trứng đa nang, một nguyên nhân phổ biến gây vô sinh, xảy ra khi androgen tăng cao, ngăn cơ thể phụ nữ rụng trứng đúng cách.

Cách khắc phục

Nếu gặp các vấn đề về hormones, mẹ nên đến bệnh viện khám để bác sĩ tư vấn và kê đơn thuốc. Thông thường, các bác sĩ phụ khoa hoặc bác sĩ nội tiết có thể tư vấn các loại thuốc phù hợp giúp cân bằng các hormone trong cơ thể và cho phép nó hoạt động bình thường.

2.4. Các vấn đề phụ khoa hoặc giải phẫu

Các vấn đề phụ khoa hoặc giải phẫu
Các vấn đề phụ khoa hoặc giải phẫu

Vô sinh có thể do tổn thương các cơ quan sinh sản sau hậu chấn thương hoặc bệnh tật từ trước. Ví dụ bệnh viêm vùng chậu (pelvic inflammatory disease). Mô sẹo từ bệnh này có thể chặn ống dẫn trứng của phụ nữ và ngăn ngừa rụng trứng hoặc mang thai. Hay bệnh lạc nội mạc tử cung, một rối loạn trong đó mô từ bên trong tử cung bắt đầu phát triển trên các cơ quan khác. Chúng gây sưng, u nang hoặc tắc nghẽn khiến việc mang thai trở nên khó khăn. 

Ngoài ra, một số phụ nữ có cấu trúc cơ thể bất thường bẩm sinh. Tử cung có hình dạng khác thường hoặc dị tật ống dẫn trứng. Tất cả đều có thể hạn chế khả năng sinh sản ở phụ nữ. Điều này xuất hiện từ khi sinh ra và không gây ra bất kỳ triệu chứng nào khác. Phụ nữ thậm chí có thể không biết sự tồn tại của nó cho đến khi cố gắng mang thai.

Trong một số trường hợp, chẳng hạn như lạc nội mạc tử cung, có thể tiến hành phẫu thuật để loại bỏ sự tắc nghẽn, khôi phục khả năng mang thai. Đối với một số trường hợp do bẩm sinh không thể khắc phục được, mẹ vẫn có thể có con nhờ các phương pháp thụ tinh nhân tạo.

2.5. Tiền sử bệnh lý

Tiền sử bệnh lý
Tiền sử bệnh lý

Phương pháp điều trị bệnh từ trước có thể gây nguy hiểm cho khả năng sinh sản

Một số phương pháp điều trị bệnh từ trước có thể gây nguy hiểm cho khả năng sinh sản ở phụ nữ. Phẫu thuật cắt bỏ buồng trứng để loại bỏ u nang, điều trị lạc nội mạc tử cung có thể làm hỏng buồng trứng hoặc giảm dự trữ buồng trứng. Hóa trị và xạ trị có thể phá hủy hoặc làm hỏng trứng của phụ nữ,  gây ra mãn kinh sớm. 

Các tiền sử bệnh lý khác, như nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục không được điều trị, cũng có thể làm giảm khả năng sinh sản. Chúng gây ra bệnh viêm vùng chậu và sẹo trong hệ thống sinh sản.

Nếu mẹ sắp trải qua phẫu thuật buồng trứng, hóa trị, xạ trị hoặc điều trị khác, hãy hỏi bác sĩ về việc nó có thể ảnh hưởng đến cơ hội mang thai trong tương lai như thế nào. Kiểm tra thường xuyên về các bệnh lây truyền qua đường tình dục, ngay cả khi không có triệu chứng để phát hiện kịp thời.

2.6. Lối sống

Lối sống
Lối sống

Hút thuốc làm cạn kiệt nguồn dự trữ buồng trứng. Ngoài ra còn gây tổn thương nhiễm sắc thể cho trứng của phụ nữ

Lối sống cũng là một yếu tố tác động đến khả năng sinh sản ở phụ nữ. Theo Hiệp hội Y học sinh sản Hoa Kỳ, 13% vô sinh đến từ việc hút thuốc lá. Hút thuốc làm cạn kiệt nguồn dự trữ buồng trứng. Ngoài ra còn gây tổn thương nhiễm sắc thể cho trứng của phụ nữ. Ước tính rằng phụ nữ hút thuốc đến tuổi mãn kinh sớm hơn một đến bốn năm so với những người không hút thuốc. Các yếu tố lối sống khác có thể ảnh hưởng. Ví dụ như thừa cân hoặc thiếu cân, chu kỳ ngủ không đều, có thể tạo ra sự mất cân bằng hormone. Từ đó ảnh hưởng không tốt đến khả năng sinh sản.

Tuy nhiên, các yếu tố thuộc về vấn đề lối sống chỉ mang tính tạm thời và có thể khắc phục được. Bỏ hút thuốc lá, duy trì cân nặng điều độ và ngủ đủ giấc. Khả năng sinh sản khi đó sẽ trở lại bình thường.

Xem thêm: Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh sản

3. Làm thế nào để nâng cao khả năng sinh sản ở phụ nữ?

Làm thế nào để nâng cao khả năng sinh sản ở phụ nữ?
Làm thế nào để nâng cao khả năng sinh sản ở phụ nữ?

Một lối sống lành mạnh có thể nâng cao khả năng sinh sản cho các mẹ. 

  • Duy trì cân nặng điều độ. Thừa cân hay thiếu cân quá mức đều gây ức chế quá trình rụng trứng. Một chế độ ăn uống lành mạnh, khoa học kết hợp với thể dục thể thao sẽ giúp mẹ duy trì mức cân nặng lý tưởng.
  • Ngăn ngừa nhiễm trùng lây qua đường tình dục. Nhiễm trùng lây qua đường tình dục là nguyên nhân hàng đầu gây vô sinh ở phụ nữ.
  • Tránh làm ca đêm, nếu có thể. Thường xuyên làm ca đêm có thể dẫn đến nguy cơ vô sinh.  Điều này ảnh hưởng đến việc sản xuất hormones. Nếu bắt buộc phải làm ca đêm, hãy tranh thủ thời gian khi không phải làm việc. Nghỉ ngơi và ngủ đủ giấc có thể cải thiện khả năng sinh sản.

Trạng thái căng thẳng sẽ cản trở việc thụ thai của mẹ. Khi đang cố gắng mang thai, hãy áp dụng các kỹ thuật thư giãn giảm thiểu căng thẳng. Từ đó tăng tỷ lệ có thai thành công.

  • Không hút thuốc, hạn chế rượu, bia. Việc kiêng cữ khi thụ thai và trong khi mang thai thường được khuyến nghị. Vì mức độ tiêu thụ rượu an toàn của thai nhi chưa được thiết lập.
  • Hạn chế lượng cafein. Dưới 200 miligam mỗi ngày.

4. Xét nghiệm khả năng sinh sản ở phụ nữ

Xét nghiệm khả năng sinh sản ở phụ nữ
Xét nghiệm khả năng sinh sản ở phụ nữ

Nếu mẹ đã cố gắng mang thai trong một khoảng thời gian khá dài mà không thành công. Một năm đối với phụ nữ dưới 35 tuổi, sáu tháng đối với phụ nữ trên 35 tuổi. Mẹ nên làm các xét nghiệm sau đây:

  • Chụp tử cung – vòi trứng. Kiểm tra ống dẫn trứng của có thông không và tử cung có hình dạng bình thường không.
  • Siêu âm qua ngã âm đạo. Các hình ảnh sẽ cho phép bác sĩ xem xét số nang trứng. Kiểm tra các bất thường như u xơ tử cung và u nang buồng trứng.
  • Xét nghiệm máu. Nồng độ dự trữ buồng trứng (AMH) và FSH có thể xác định xem một nguồn cung cấp trứng tốt không. Nồng độ của các kích thích tố khác có thể giúp chẩn đoán rối loạn MD.

Hiểu rõ những thông tin về khả năng sinh sản sẽ giúp mẹ có những biện pháp phòng ngừa, chữa trị kịp thời. Chúc mẹ sớm có được gia đình hạnh phúc như mong muốn.

Mẹ Bình luận tại đây nhé

Hãy là người đầu tiên nhận xét “6 điều có thể mẹ chưa biết về khả năng sinh sản ở phụ nữ”

Mẹ ghi lại email để Mamamy gửi những ưu đãi đặc biệt và các tips hữu ích nhé. Email của mẹ sẽ không hiển thị công khai đâu

Bài viết cùng chủ đề

Sự thật: Uống dừa sau khi quan hệ không có tác dụng tránh thai 
Sự thật: Uống dừa sau khi quan hệ không có tác dụng tránh thai 
Mẹ nghe ông bà cô bác “mách” uống nước dừa có tác dụng tránh thai, nhưng biện pháp này nhận phải nhiều luồng ý kiến trái chiều khác nhau, có người nói uống nước dừa sau quan hệ có tác dụng tránh thai tự nhiên, nhưng lại có người khẳng định không mang lại tác […]
Sinh mổ 1 năm có bầu lại được không? 7 rủi ro mẹ sẽ gặp phải
Sinh mổ 1 năm có bầu lại được không? 7 rủi ro mẹ sẽ gặp phải
Vừa đón con yêu chào đời được vài tháng đến 1 năm, mẹ lại muốn có thêm bé nữa cho vui nhà vui cửa. Nhưng do chưa có kinh nghiệm, mẹ không biết rằng sinh mổ 1 năm có bầu lại được không, có ảnh hưởng gì đến sức khỏe của mẹ và con không? […]
Kích thước trứng 17mm có thụ thai được không? Hoàn toàn được mẹ nhé!
Kích thước trứng 17mm có thụ thai được không? Hoàn toàn được mẹ nhé!
Mẹ muốn có em bé nhưng đi kiểm tra thì thấy kích thước trứng chỉ 17mm, nhỏ hơn nhiều so với trứng bình thường. Nghe nói là trứng nhỏ khó mang thai khiến mẹ rất lo lắng, muốn tìm hiểu cặn kẽ để có biện pháp phù hợp nhằm cải thiện tỷ lệ đậu thai. […]
11 cách tự nhiên giúp tăng khả năng sinh sản cho nữ giới 
11 cách tự nhiên giúp tăng khả năng sinh sản cho nữ giới 
Trên thực tế, chế độ ăn uống và lối sống có thể tăng khả năng sinh sản cho nữ giới và nam giới lên đến 69%. Không những vậy, những yếu tố này cũng ảnh hưởng đến sức khoẻ của bé sau này.  Vì vậy, cha mẹ muốn nhanh chóng có con hãy tham khảo […]
4 lí do nhiều mẹ muốn sinh con gái đầu lòng
4 lí do nhiều mẹ muốn sinh con gái đầu lòng
Giới tính của con luôn là một trong những vấn đề được nhiều bố mẹ quan tâm nhất. Nhiều gia đình truyền thống mong muốn có con trai để nối dõi tông đường. Thế nhưng, tư tưởng trọng nam khinh nữ hiện nay đã giảm bớt so với trước kia. Rất nhiều bố mẹ luôn […]
Cách tăng khả năng thụ thai cho mẹ mong con
Cách tăng khả năng thụ thai cho mẹ mong con
Mong muốn có con là nguyện vọng của bất kì cặp vợ chồng nào. Có những cách tăng khả năng thụ thai nào dành cho các cặp đôi? Cùng tìm hiểu một số biện pháp dưới đây để tăng khả năng mang bầu. 1. Quan hệ vợ chồng đều đặn Điều kiện cần của việc […]
Giỏ hàng 0