Khám thai lần đầu rất quan trọng đối với người mẹ cũng như thai nhi. Vậy mẹ đã biết nên đi khám thai lần đầu khi nào hay chưa?
Mục lục
1. Mẹ nên khám thai lần đầu khi nào?
Nhờ vào sự phát triển của khoa học kĩ thuật, việc khám thai ngày càng trở nên đơn giản và phổ biến. Tuy nhiên, hiện vẫn còn khá nhiều mẹ bầu không biết khi nào nên đi khám thai lần đầu.
Trên thực tế, trong vòng hai tuần đầu sau khi thụ thai thành công, trứng sẽ ở lại trong vòi tử cung khoảng 48 giờ. Lúc này nó sẽ thực hiện các hoạt động phân bào. Sau đó khoảng 2 – 3 ngày, hợp tử sẽ di chuyển vào tử cung và làm tổ ở đó. Và ngay khi nhận biết được mình có thai là mẹ có thể đi siêu âm thai lần đầu. Việc này giúp mẹ xác định xem mình có thai thực sự hay không? Mẹ đang mang đơn thai hay đa thai? Thai đang này trong hay ngoài tử cung? Hay để xác định xem mẹ có kèm theo các vấn đề gì khác hay không?
Tuy nhiên không phải ai cũng đi khám thai ngay sau khi biết mình có bầu. Mỗi lần khám thai tương ứng với mỗi tuổi thai đều có mục đích chuyên biệt khác nhau. Do đó, để trả lời cho câu hỏi “ khi nào nên đi khám thai lần đầu?” trước tiên mẹ cần xác định mục đích và nhu cầu khám thai của bản thân.
Mẹ có thể tham khảo: 10 mốc khám thai quan trọng mẹ cần ghi nhớ
2. Khám thai lần đầu như thế nào?
Quá trình khám thai lần đầu bao gồm 5 trình tự căn bản không thể thiếu:
Bước 1: Hỏi – đáp tiền sử bệnh và sức khỏe của mẹ
Để việc đi khám thai lần đầu đạt hiệu quả tối đa, mẹ cần cung cấp các thông tin chi tiết về tiền sử bệnh. Cũng như sức khỏe của mình:
- Tiền sử đau ốm
- Bệnh mãn tính (nếu có)
- Các loại thuốc thường sử dụng
- Có tiền sử bị dị ứng hay không?
- Có gặp vấn đề về sinh sản hay bị bệnh di truyền của gia đình không?
- …
Bước 2: Hỏi về lần mang thai
Bước 3: Khám chi tiết về tình trạng sức khỏe hiện tại
Trong lần khám thai đầu tiên, bác sĩ sẽ kiểm tra tình hình sức khỏe của mẹ bầu, cụ thể là:
- Kiểm tra hệ tim mạch, hô hấp, bầu ngực và khoang bụng.
- Đo huyết áp.
- Kiểm tra cân nặng, chiều cao.
- Một số trường hợp, mẹ sẽ được kiểm tra kỹ hơn về cơ quan sinh sản và vùng xương chậu.
Bước 4: Thực hiện một số xét nghiệm cần thiết
Tùy vào từng cơ sở y tế mà mẹ có thể phải thực hiện các xét nghiệm khác nhau. Tuy nhiên, các xét nghiệm căn bản của một mẹ bầu trong khám thai lần đầu bao giờ cũng gồm một hoặc nhiều xét nghiệm sau:
- Xét nghiệm nhóm máu và mức độ thiếu máu của mẹ, xét nghiệm beta HCG
- Siêu âm
- Xét nghiệm nước tiểu
- Những mẹ bầu có nguy cơ bị tiểu đường hoặc đang mắc phải căn bệnh này sẽ phải xét nghiệm thêm về tiểu đường
Bước 5: Bác sĩ giải đáp thắc mắc của mẹ bầu
3. Chi phí khám thai lần đầu là bao nhiêu?
Trong suốt thai kỳ, tùy vào tình hình sức khỏe của mẹ và bé mà bác sĩ sẽ chỉ định số lần khám thai tương ứng. Thông thường, trong thai kỳ các mẹ sẽ có khoảng từ 11-15 lần khám thai và từ 5-8 lần siêu âm thai. Chi phí mỗi lần cho việc khám thai và siêu âm thai là không hề nhỏ, tùy vào từng bệnh viện mà chi phí có thể khác nhau.
Ngoài ra chi phí khám thai lần đầu còn phụ thuộc vào loại hình siêu âm mà mẹ lựa chọn. Cụ thể:
- Khám thai và đo tim thai bằng Doppler hay siêu âm thường sẽ rơi vào khoảng 150.000 VND
- Siêu âm 3D – 4D vào khoảng 300.000 đồng.
- …
Bên cạnh đó, nếu mẹ lựa chọn thăm khám tại các phòng khám tư nhân thì mức chi phí này dao động từ 500.000 đồng đến 800.000 đồng/lần. Chi phí khám và siêu âm thai trong suốt thai kỳ có thể lên tới 10 triệu. Do đó bố mẹ nên cân nhắc, xem xét để có thể dự trù ngân sách và tài chính trước khi mang bầu.
4. Lưu ý cho việc nên khám thai lần đầu khi nào
Ngoài việc lưu ý về mặt thời gian hay có những kiến thức nhất định về việc khám thai lần đầu nên khám những gì. Mẹ cũng nên ghi nhớ một số điểm sau đây:
- Mẹ cần lựa chọn bác sĩ. Hoặc những cơ sở y tế uy tín để việc khám thai diễn ra đúng quy trình, an toàn và đạt hiệu quả cao.
- Nên chuẩn bị trước những thắc mắc của bản thân bằng cách liệt kê ra giấy hoặc ghi chú lại. Qua đó có được những giải đáp tốt nhất từ bác sĩ.
- Lưu ý giữ lại kết quả để làm cơ sở chẩn đoán. Và theo dõi cho những lần khám thai sau.
- Trong lần khám thai đầu tiên, bác sĩ sẽ lập kế hoạch khám thai định kỳ cho mẹ. Bao gồm tư vấn chế độ ăn uống, làm việc, nghỉ ngơi, vệ sinh cá nhân, thể dục thể thao và sinh hoạt vợ chồng. Cũng như kê các loại thuốc, vitamin cần thiết cho sự phát triển của thai nhi.
- Đặc biệt, trong trường hợp thai phụ có các bệnh lý kèm theo. Hoặc tình trạng thai nhi không được khỏe thì việc theo dõi và điều trị ngay từ đầu là vô cùng cần thiết và ý nghĩa cho người mẹ.
Xem thêm:
Khi đi sinh cần mang theo giấy tờ gì? – TOP 3 nhất định không được quên
Khám sàng lọc thai nhi chính xác là làm những gì?
Tham khảo: https://baosonhospital.com/giat-minh-chi-phi-kham-thai-suot-ca-thai-ky-me-bau-can-biet
Ngoài ra mẹ cũng cần chú ý rằng giai đoạn 3 tháng đầu thai kỳ là thời điểm nhạy cảm nhất trong suốt thai kỳ. Do đó các mẹ bầu nên hạn chế đi lại nhiều, làm các việc nặng.