Kể chuyện cổ tích cho bé nghe không chỉ mang đến các bài học bổ ích giúp trẻ rèn luyện nhân cách, đối nhân xử thế với những người xung quanh mà còn giúp bé nâng cao trí óc, tư duy logic. Nắm được điều đó, ba mẹ cần có những phương pháp để truyền tải các thông điệp hay cho con.
Mục lục
1. Tại sao nên kể chuyện cổ tích cho bé càng sớm càng tốt?
Khoa học đã chỉ ra rằng tốc độ phát triển não bộ của trẻ cao hơn nhiều lần so với các độ tuổi khác. Đặc biệt là trong 3 năm đầu, kích thước não bộ của trẻ sẽ tăng gấp đôi. Do đó, việc tạo nền tảng tốt cho bé ngay từ ban đầu là vô cùng quan trọng.
Cha mẹ cần có các phương pháp phù hợp để giúp bé phát triển một cách toàn diện. Việc kể chuyện cổ tích sẽ góp phần kích thích não bộ, tạo nền tảng tốt cho sự nghiệp học tập sau này của trẻ.
2. Ảnh hưởng tích cực của chuyện cổ tích lên tư duy của bé:
2.1. Nâng cao khả năng sáng tạo khi trẻ thường xuyên nghe truyện cổ tích:
Đặc điểm chung của những câu chuyện cổ tích là kho nhân vật cũng như cốt truyện đơn giản nhưng vô cùng phong phú và dễ tiếp thu… Dù phần lớn các tình tiết là không thật, chúng vẫn sẽ kích thích trẻ tưởng tượng nhiều hơn.
Điều mà rất nhiều bạn trẻ Việt Nam đang thiếu đó chính là sự sáng tạo trong cuộc sống. Bằng những câu chuyện cổ tích ngay từ bé, chúng sẽ rèn được cho mình khả năng tư duy sáng tạo – điều rất cần thiết cho trẻ sau này.
2.2. Tăng cường khả năng ghi nhớ với những câu truyện cổ tích:
Sẽ có những lúc chúng ta kể cho bé nghe một câu chuyện nhiều lần. Điều này không hẳn xấu, ngược lại nó còn giúp bé cải thiện tư duy. Nhờ học thuộc các nhân vật, tình tiết,… khả năng ghi nhớ của trẻ sẽ được cải thiện rất nhiều.
2.3. Kể chuyện cổ tích cho bé giúp rèn luyện tư duy xử lý tình huống:
Sau mỗi tình tiết của một câu chuyện là một bài học thực tế. Bé có thể học hỏi được rất nhiều từ sau mỗi câu chuyện như vậy. Từ đó, không chỉ IQ mà cả EQ của bé cũng sẽ được cải thiện.
3. Kể chuyện cổ tích cho bé như thế nào?
3.1. Lựa chọn chuyện cổ tích phù hợp với độ tuổi của trẻ:
Đây là lưu ý vô cùng quan trọng mà các bậc cha mẹ phải ghi nhớ. Trong mỗi giai đoạn phát triển, tư duy của bé cũng sẽ khác nhau. Không phải giai đoạn nào bé cũng có thể tiếp thu câu chuyện một cách trọn vẹn nhất. Việc lựa chọn chuyện cổ tích phù hợp sẽ giúp quá trình phát triển tư duy của bé diễn ra thuận lợi, đạt hiệu quả cao.
3.2. Đừng để bé thụ động khi nghe chuyện:
Một sai lầm của cha mẹ khi kể chuyện cổ tích cho bé đó là để bé quá thụ động. Nếu bé chỉ nghe chuyện đơn thuần thì hiệu quả mang lại sẽ không cao. Hãy thử sử dụng nhiều phương pháp khác nhau, vừa tránh nhàm chán mà lại kích thích trẻ tư duy.
Chẳng hạn, hãy để bé suy nghĩ và sáng tạo thêm tình tiết cho các câu chuyện đó. Ngoài ra, cho bé ghi nhớ rồi tự kể lại câu chuyện đó cũng là một lựa chọn không tồi để tăng khả năng ghi nhớ và sự tự tin cho trẻ.
3.3. Hãy là một người bạn thực sự của trẻ:
Cha mẹ càng gần gũi, thân thiện thì bé lại càng hứng thú với những câu chuyện cổ tích mà bạn kể. Hãy là một người bạn cùng bé “trải nghiệm” những câu chuyện ấy.
Chẳng hạn, sao chúng ta không thử cùng bé đóng vai những nhân vật trong câu chuyện cổ tích? Không chỉ giúp bé vui, phát triển tư duy tốt hơn mà còn thu hẹp khoảng cách giữa cha mẹ và con cái nữa.
Xem thêm:
Cách dạy bé tập nói – 8 điều cha mẹ cần ghi nhớ
Để mỗi ngày đều là Quốc tế thiếu nhi hạnh phúc cho con
Kể chuyện cổ tích cho bé là một trong những cách phát triển tư duy sáng tạo của bé hiệu quả nhất. Ở mỗi độ tuổi, bé sẽ thích nghe những thể loại truyện cổ tích khác nhau. Mẹ có thể bật youtube hoặc đài, cũng có thể tự kể cho bé nghe tùy vào sở thích của bé. Dù có bận thế nào thì các bậc cha mẹ cũng đừng quên kể cho con mình nghe những câu chuyện cổ tích thú vị nhé!
Nguồn tham khảo:
https://truyenco.com/nhung-loi-ich-bat-ngo-cua-truyen-co-tich-doi-voi-su-phat-trien-cua-tre-a2242.htmlhttps://truyenco.com/nhung-loi-ich-bat-ngo-cua-truyen-co-tich-doi-voi-su-phat-trien-cua-tre-a2242.html