Táo bón là một trong những biểu hiện thường xuyên ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Gây nên những khó chịu cho trẻ trong việc ăn uống, ngủ nghỉ cũng như vui chơi. Khi trẻ vừa mới chui ra khỏi bụng mẹ, hệ tiêu hóa vẫn chưa thực sự hoàn thiện. Và còn rất non nớt nên các bé thường xuyên gặp phải các vấn đề về tiêu hóa. Đặc biệt là bệnh táo bón. Mới 1 tháng tuổi, tần suất đi ngoài của bé đột nhiên giảm hẳn, thậm chí 2-3 ngày mới đi cầu được một lần. Điều này khiến mẹ lo lắng liệu có phải bé 1 tháng tuổi bị táo bón hay không?
Mục lục
1. Bé 1 tháng tuổi bị táo bón có nguy hiểm không?
Bé 1 tháng tuổi bị táo bón là hiện tượng thường gặp. Việc 3-4 ngày mới đi đại tiện, có thể vì bé cần thời gian để chuyển hóa tất cả những gì bú vào cơ thể. Nếu bé chỉ có vấn đề này mẹ cũng đừng nên quá lo lắng.
Bé 1 tháng tuổi bị táo bón thường xuất hiện những dấu hiệu như: Khó chịu, đầy bụng, chán ăn, xì hơi nặng mùi. Khi đi đại tiện, trẻ phải rặn, phân rắn có khi thành viên như phân dê. Trẻ thường khóc ré lên vì đau do nứt rách hậu môn. Đây là những dấu hiệu mẹ có thể quan sát thấy ở trẻ.
Táo bón có thể kéo dài vài ngày đến vài tuần. Nhưng cũng có những trường hợp bé 1 tháng tuổi bị táo bón kéo dài đến vài tháng. Táo bón nếu không được điều trị. Sẽ dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng đối với sức khỏe trẻ như biếng ăn, ăn khó tiêu, chướng bụng, đầy hơi, chậm lớn, suy dinh dưỡng. Những chất độc hại trong phân nếu không được thải ra ngoài hàng ngày. Nếu tích tụ lại trong ruột lâu ngày có thể bị hấp thụ trở lại vào máu gây hại cho sức khỏe của trẻ.
2. Nguyên nhân bé 1 tháng tuổi bị táo bón
2.1. Trẻ bú không đủ khiến cơ thể trẻ bị mất nước
Với trẻ sơ sinh từ 1 đến 6 tháng tuổi, sữa mẹ vừa là nguồn thức ăn vừa là nguồn cung cấp nước cho cơ thể. Trẻ bú mẹ chưa đủ sẽ khiến cơ thể bị mất nước, gây bé 1 tháng tuổi bị táo bón.
2.2. Trẻ uống sữa công thức dễ bị táo bón
Với những bé chỉ bú mẹ rất hiếm khi bé 1 tháng tuổi bị táo bón do trẻ có khả năng tiêu hóa gần như hoàn toàn thức ăn. Bởi sữa mẹ có sự cân bằng hoàn hảo giữa chất đạm và chất béo. Cho nên ngay cả khi bé không đi ngoài trong vài ngày, bé vẫn đi ngoài phân mềm. Tuy nhiên, với những trẻ từ 1 tháng đến trẻ 6 tháng táo bón do dùng sữa công thức. Thì nguyên nhân có thể do một thành phần nào đó trong sữa khiến bé bị táo bón.
2.3. Do chế độ ăn uống của mẹ
Hầu hết, trẻ sơ sinh còn ít tháng tuổi nên sữa mẹ là nguồn thức ăn thiết yếu nhất đối với trẻ. Vì thế chế độ ăn uống của mẹ ảnh hưởng rất lớn đến dinh dưỡng cũng như sẽ gây táo bón trẻ sơ sinh. Việc mẹ ăn nhiều đồ cay nóng, khó tiêu, ít chất xơ, thiếu dinh dưỡng. Chế độ ăn ngủ không hợp lý khiến các chất dinh dưỡng nạp vào cơ thể bé là nguyên nhân gây táo bón sơ sinh.
2.4. Táo bón sơ sinh do bệnh lý
Việc em bé bị táo bón có thể là do bệnh lý xuất phát từ chính cơ thể của bé. Do tổn thương thực thể ở đường tiêu hóa hoặc các dị tật bẩm sinh như: Đại tràng bị phình to (bệnh Hipschsprung), bệnh suy giáp trạng (bệnh Myxoedeme) khiến bé 1 tháng tuổi bị táo bón.
3. Tần suất đi ngoài phổ biến ở bé 1 tháng tuổi
- Ngày 1–4: Bé sẽ ị khoảng vài lần mỗi ngày. Màu sắc sẽ thay đổi một chút từ xanh đậm đen sang xanh đậm nâu và sẽ trở nên lỏng hơn khi bé bắt đầu bú sữa.
- Ngày 5–30: Bé sẽ ị khoảng 3 đến 8 lần hoặc nhiều hơn mỗi ngày. Màu sắc sẽ thay đổi một chút từ xanh nâu sang vàng tươi và trở nên lỏng hơn.
- Từ 1–6 tháng: Khi được khoảng một tháng tuổi, trẻ sơ sinh sẽ hấp thụ hầu hết sữa mẹ. Bé sẽ đi ngoài phân mềm hơn. Có thể đi đại tiện vài lần trong ngày hoặc chỉ một lần trong vài ngày. Thậm chí, một số bé còn không đi ngoài trong hai tuần. Và điều đó vẫn được coi là bình thường nếu phân của con không khô cứng, bé không phải gồng khi đi tiêu…
4. Cách điều trị bé 1 tháng tuổi bị táo bón
4.1. Thay đổi chế độ dinh dưỡng cho trẻ
Với trẻ đang bú sữa mẹ thì nên cải thiện chế độ ăn uống của mẹ. Bên cạnh đó cho bé ăn kết hợp các thực phẩm nhiều chất xơ. Để hỗ trợ cải thiện hệ tiêu hóa cho bé.
Với trẻ đang trong giai đoạn ăn dặm thì sẽ rất dễ để thay đổi chế độ dinh dưỡng cho bé. Hãy chủ động cho bé ăn những món ăn có nhiều chất xơ, giàu khoáng chất. Cùng việc kết hợp cho bé uống thật nhiều nước. Việc này khiến phân trong cơ thể bé mềm ra và sẽ dễ bị đào thải ra ngoài hơn. Thay đổi chế độ dinh dưỡng cho bé cũng là biện pháp lâu dài. Và hiệu quả để phòng chống tình trạng táo bón ở trẻ sơ sinh.
4.2. Ngâm hậu môn bằng nước ấm
Đây được coi là biện pháp điều trị bé 1 tháng tuổi bị táo bón khá hiệu quả. Đặc biệt với những trẻ lười ăn và hay quấy khóc. Nước ấm có tác dụng kích thích cơ vòng hậu môn giúp bé sơ sinh dễ đi ngoài hơn. Thực hiện việc ngâm hậu môn vào nước ấm khoảng 1-2 lần/ngày, mỗi lần từ 5-10 phút.
4.3. Massage bụng cho bé
- Massage theo khung đại tràng: Khi bé 1 tháng tuổi bị táo bón, mẹ dùng 2 ngón tay trỏ và ngón giữa đặt lên bụng, chỗ gần với rốn của bé, ấn nhẹ và xoay theo chiều kim đồng hồ từ phải sang trái, lấy rốn làm trung tâm. Mỗi lần thực hiện khoảng 200 cái, mỗi ngày thực hiện 3-4 lần cách nhau giữa 2 bữa ăn. Để kích thích làm tăng nhu động ruột.
- Massage động tác đạp xe đạp: Mẹ lắm lấy hai cổ chân của bé, di chuyển hai chân theo động tác đẹp xe đạp. Động tác này giúp chuyển động kích thích nhu động ruột, giúp việc đi đại tiện trở nên dễ dàng.
- Co duỗi gối: Đây cũng là một động tác dễ dàng và vui với bé. Mẹ nắm hai cổ chân của bé, đẩy về phía bụng để hai gối gập lại, giữ lại trong vài giây. Sau đó, nhẹ nhàng kéo chân é duỗi thẳng trở lại. Lặp lại động tác trong khoảng 10 phút bé sẽ thoát khỏi tình trạng đầy hơi.
4.4. Dùng nước ép hoa quả
Nước ép hoa quả sẽ cải thiện hệ tiêu hóa giúp bé tiêu hóa tốt hơn. Nhờ những dưỡng chất bổ ích có trong hoa quả tươi nên các mẹ sẽ cực kì yên tâm khi áp dụng phương pháp này nhé.
Xem thêm: