Mẹ bầu sắp vượt cạn sẽ phải trải qua nỗi đau thể xác không thể diễn tả được bằng lời. Có không ít trường hợp mẹ bầu vị quá đau mà ngất ngay trên bàn đẻ. Vậy làm thế nào để giảm đau khi chuyển dạ. Một cách giảm đau khi chuyển dạ gần đây đang được nhiều mẹ bầu quan tâm đó là gây tê màng cứng. Vậy gây tê màng cứng là gì? Phương pháp này có nguy hiểm không. Tất cả sẽ được giải đáp trong bài viết này cho mẹ.
Mục lục
1. Tại sao mẹ bầu cần giảm đau khi sinh?
Đau đẻ có lẽ là nỗi đau thể xác lớn nhất mẹ bầu phải trải qua trong suốt cuộc đời mình. Những cơn đau xảy ra khiến mẹ đau đớn khôn cùng. Thậm chí cơn đau tăng liên tục không ngừng nghỉ làm mẹ chị muốn ngất đi. Việc áp dụng các cách giảm đau khi chuyển dạ thực sự là điều tuyệt vời. Vừa giúp mẹ giảm đau khi sinh, vừa giúp mẹ nhanh chóng phục hồi sức khỏe sau vượt cạn.
2. Gây tê màng cứng là gì?
Có không ít mẹ bầu nhạy cảm không chịu nổi cơn đau khi sinh bé. Do đó, hiện nay có không ít mẹ bầu quyết định áp dụng phương pháp gây tê màng cứng. Giúp mẹ sinh đẻ mà không lo phải chịu nỗi đau đớn cùng cực.
Trong y tế Việt Nam, gây tê màng cứng đang ngày càng phổ biến. Nhờ tác dụng tuyệt vời mà phương pháp này mang lại, mẹ bầu đã bớt được nỗi lo đau đớn khi sinh.
Gây tê màng cứng là phương pháp hỗ trợ giảm đau khi sinh cực kỳ hiệu quả. Bác sĩ sẽ tiêm thuốc tê vào vùng khoanh ngoài của tủy hay còn gọi là màng cứng. Mũi tiêm này sẽ gây tê đốt sống L4 -5 trở xuống. Mẹ có thể hoàn toàn yên tâm, phương pháp này chỉ ức chế các cơn đau. Không ảnh hướng tới khả năng vận động và cơ tử cung vẫn hoạt động bình thường. Trong lúc sinh mẹ vẫn hoàn toàn tỉnh táo, chỉ là không cảm thấy cơn đau.
Gây tê màng cứng áp dụng được trên cả sinh thường lẫn sinh mổ. Ngoài khả năng giảm đau, gây tê màng cứng còn hỗ trợ giảm thiểu nguy cơ tụt huyết áp trong quá trình chuyển dạ. Hiện nay phương pháp này đã và đang tiếp tục được nâng cấp và tối ưu, hạn chế tối đa tác dụng phụ.
3. Quy trình gây tê màng cứng như thế nào?
Sinh đẻ là việc trọng đại, phương pháp gây tê giảm đau cho mẹ đã và đang được nhiều mẹ bầu lựa chọn. Vậy quá trình gây tê diễn ra như thế nào, thông tin sẽ được bật mí ở phía dưới:
Quy trình gây tê sẽ bắt đầu khi mẹ bắt đầu có những dấu hiệu chuyển dạ đầu tiên. Bác sĩ sẽ đợi cổ tử cung của mẹ nở ra khoảng 4-5 cm rồi bắt đầu gây tê.
Mẹ bầu sẽ được gây tê ở tư thế nằm nghiêng, cuộn trong hoặc được bác sĩ yêu cầu ngồi ở phần mép giường. Làm sao cho bác sĩ dễ dàng thực hiện gây tê nhất. Tiếp theo mẹ sẽ được sát trùng, rồi mới tiêm thuốc. Vùng lưng dưới là vị trí gây tê, một ống thông sẽ được luồn qua kim. Bác sĩ sẽ rút kim và cố định ống thông.
Tiếp theo, bác sĩ sẽ gây tê thử nghiệm nhằm xác định vị trí của màng cứng tại cột sống. Thuốc tê sẽ được truyền với liều lượng chuẩn vào vùng khoanh ngoài của tủy. Sau khi gây tê màng cứng. Mẹ tạm thời sẽ mất cảm giác ở vùng lưng chậu, nhưng vẫn cử động được chân và nửa thân trên. Mẹ cũng hoàn toàn tỉnh táo trong suốt quá trình chuyển dạ.
Trong quá trình truyền thuốc, mẹ và thai nhi vẫn được theo dõi tình hình liên tục.Sau khi sinh, ống truyền sẽ được tháo ra nhẹ nhàng. Riêng đối với mẹ sinh mổ, ống truyền sẽ được giữ lại giúp giảm đau ở giai đoạn hậu phẫu.
4. Ưu và nhược điểm của phương pháp gây tê màng cứng
Phương pháp này là vị cứu tinh của không ít mẹ bầu. Tuy nhiên, phương pháp này vẫn có những nhược điểm không tránh khỏi. Mẹ có thể tham khảo tại đây, để quyết định xem mình có muốn thực hiện không nhé.
4.1. Ưu điểm:
- Gây tê màng cứng là một lộ trình đầy đủ, đảm bảo giảm đau cho mẹ xuyên suốt quá trình sinh. Mẹ không phải lo đối mặt với những cơn đau chết đi sống lại.
- Gây tê vùng khoanh ngoài của tủy, mẹ vẫn hoàn toàn tỉnh táo trong quá trình sinh, phần thân trên và chân mẹ vẫn cử động được. Chỉ duy nhất cơn đau là mẹ sẽ không cảm nhận được.
- Phương pháp không chỉ áp dụng đối với sinh thường mà cả sinh mổ cũng có thể bọn chen được.
4.2. Nhược điểm:
- Tuy mẹ sẽ không thấy đau trong quá trình sinh. Nhưng khi cho ống truyền vào thì không phải là một trải nghiệm thích thú cho lắm. Mẹ sẽ phải nằm yên một chỗ trong 10-15p. Sau đó phải đợi thêm 5-10p để thuốc ngấm và phát huy tác dụng.
- Gây tê màng cứng đôi khi kéo dài thời gian chuyển dạ. Do mất cảm giác, nên mẹ có thể bị yếu phản xạ đẩy xuống.
- Trong một vài trường hợp hiếm gặp, mẹ bầu có thể bị ảnh hưởng tới khả năng hô hấp, nhiễm trùng tế bào thần kinh.
Trên đây là những thông tin cơ bản về gây tê màng cứng. Phương pháp này có nguy hiểm hay không phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Nhưng mẹ bầu hoàn toàn yên tâm, chỉ cần thực hiện ở những đơn vị y tế uy tín. Chuẩn bị thật tốt tinh thần và những kiến thức là được rồi.
Biện pháp giảm đau đẻ cho mẹ bầu