Suy nghĩ một cách chín chắn và sâu sắc bất cứ một vấn đề nào và một kỹ năng mà bất cứ bậc cha mẹ nào cũng muốn con mình đạt được. Giải quyết vấn đề một cách sáng tạo là một kỹ năng không chỉ cần thiết trong tất cả các lĩnh vực công việc mà còn trong cuộc sống nói chung. Mẹ có thể làm gì để dạy trẻ tư duy phản biện?
Mục lục
1. Làm thế nào để dạy bé tư duy phản biện?
Kỹ năng tư duy phản biện bắt đầu bằng sự tò mò, năng động và cởi mở. Trong khi các bé có thể học điều này ở trường. Có nhiều cách để mẹ có thể giúp bé phát triển khả năng này tại nhà.
Dưới đây là một số điều mẹ có thể làm để hỗ trợ giáo dục và khuyến khích bé phát triển các kỹ năng tư duy phản biện:
1.1. Dạy bé tư duy phản biện: Ngừng… quản lý vi mô
Luôn theo sát bé, sẵn sàng lao vào và thay bé làm mọi thứ, hoặc giải quyết mọi vấn đề cho bé. Đó là cách ngăn cản bất kỳ cơ hội nào để bé phát triển các lộ trình tư duy. Chỉ có việc để bé tự suy nghĩ các vấn đề mới giúp kích thích trí não bé hoạt động và phát triển.
1.2. Hãy…cho phép
Lùi lại và tin tưởng để trẻ tìm cách vượt qua những thử thách của mình. Mỗi khi bé suy nghĩ là mỗi lần hình thành các liên kết mới trong não bộ. Trong khi đưa ra các giải pháp để giải quyết vấn đề. Bé sẽ tìm ra câu trả lời tốt nhất cho những vấn đề ấy. Đó là khi lộ trình tư duy của bé phát triển.
1.3. Dạy trẻ tư duy phản biện: Đừng… giải quyết
Câu trả lời cho các vấn đề của bé dường như rất đơn giản đối với người lớn. Rốt cuộc vì bạn đã sống lâu hơn, có nhiều kinh nghiệm hơn. Và có thể dễ dàng nghĩ ra câu trả lời cho tình huống khó xử mà các con gặp phải. Nhưng bố mẹ biết không, trẻ cũng có những khả năng như thế. Hãy dạy trẻ tư duy phản biện đúng cách bằng việc đừng nhúng tay vào giải quyết tất cả, mà hãy tạo điều kiện để bé làm điều đó.
1.4. Hãy… đồng cảm
Thay vì đánh giá thành quả của bé bằng những lời phàn nàn. Trước tiên hãy dành cho bé những lời khen ngợi. Phần xử lý logic và suy luận sẽ bị lu mờ khi bé có những cảm xúc tiêu cực. Khi bé có thể giải tỏa phần cảm xúc tiêu cực (tức giận, bối rối, thất vọng,…). Não bé sẽ cho phép tiếp cận phần lý trí và làm việc để giải quyết tiếp vấn đề còn giang dở.
Vì vậy trước tiên bố mẹ hãy lắng nghe bé, không phải với mục đích cung cấp câu trả lời. Mà với mục đích thấu hiểu. Bé có thể tự tìm câu trả lời cho riêng mình.
1.5. Dạy trẻ tư duy phản biện: Đừng…giảng bài
Người lớn thích giảng giải dài dòng về lý do tại sao giải thích của người lớn là đúng, tại sao phương pháp của bé không đúng hay cách bé làm việc như thế nào là hiệu quả. Đương nhiên, giải pháp của người lớn có thể thực sự đúng. Nhưng trên thực tế, bài phát biểu không giúp ích cho việc dạy trẻ tư duy phản biện.
1.6. Hãy…Hỏi bé những câu hỏi
Đặt những câu hỏi mang tính hướng bé đến việc giải quyết vấn đề như:
- Con nghĩ gì nào?
- Điều gì sẽ xảy ra nếu…?
- Điều gì khiến con nghĩ/nói như thế?
- Con sẽ làm gì?
- Ý kiến của con là gì?
- Điều ý nghĩa nhất đối với con là gì?
- Con sẽ sửa nó như thế nào?
- Con có thể làm khác đi không?
- Có cách nào khác để chúng hoạt động không?
2. Những cách khác để dạy trẻ tư duy phản biện
2.1. Cho trẻ cơ hội đảm nhận trách nhiệm
Điều quan trọng là trẻ phải bước ra ngoài vùng an toàn để thực hiện các công việc vừa với lứa tuổi. Cách duy nhất để trẻ có thể trả lời câu hỏi “mình nên giải quyết vấn đề này như thế nào” là để trẻ tự mình làm điều đó.
Vì thế, hãy để bé tự gấp đồ đặc của mình, tự giặt giũ hoặc nấu một món ăn đơn giản. Hãy để bé tự tìm cách vượt qua những trách nhiệm của cuộc sống. Và khuyến khích bé suy nghĩ về những hướng hành động tiếp theo trong quá trình giải quyết vấn đề.
2.2. Cho phép bé làm theo cách riêng của mình
Ngay cả khi kết quả bé làm có vẻ không được hiệu quả. Nhưng sự khác biệt không có nghĩa là sai lầm. Và đôi khi nó cũng dẫn đến những kết quả đáng ngạc nhiên khác. Đừng suy nghĩ trong chiếc hộp và bắt trẻ làm theo như thế. Đó là một cách dạy trẻ tư duy phản biện thông minh.
2.3. Khuyến khích và biết chấp nhận
Để thành công trẻ phải học cách thất bại. Những sai lầm mà trẻ mắc phải là tiền đề cần thiết để trẻ đứng lên và cố gắng lại một lần nữa. Sai lầm cũng chính là cơ hội để trẻ suy nghĩ khác biệt.
Củng cố tư duy phản biện của con
Đặt những câu hỏi để bé nói qua quá trình suy luận của bé.
- Con đã quyết định làm gì?
- Phần khó nhất là gì?
- Có điều gì làm con ngạc nhiên không?
- Con có thể làm lại không?
Những câu hỏi là một lần nữa củng cố các kết nối thần kinh trong phần não xử lý giải quyết vấn đề.
2.4. Đảm bảo trẻ có nhiều thời gian chơi tự do
Dạy trẻ tư duy phản biện bằng việc đảm bảo rằng trẻ chơi không bị bó hẹp trong bất cứ một kết quả. Chỉ riêng việc đó đã khuyến khích con đường thần kinh của trẻ đi theo hướng mới. Điều hướng những thử nghiệm và học tập của riêng mình. Những trò chơi phát triển trí não có kết thúc mở cung cấp vô số cách để trẻ suy nghĩ về thế giới và đưa ra quyết định của riêng mình.
2.5. Dạy trẻ tư duy phản biện bằng cách cho bé trò chơi giải đố khác nhau
Sưu tầm những câu đố dân gian hoặc mua cho bé một bộ sách câu đố phù hợp với lứa tuổi của bé. Những trò chơi dạng bàn cờ như cờ caro, cá ngựa, cờ vua, sudoku, domino,… Sẽ phát triển khả năng hành động và suy đoán hành động tiếp theo của đối thủ.
Với một vài thay đổi nhỏ trong thói quen, mẹ có thể dạy trẻ tư duy phản biện một cách hiệu quả. Rồi mẹ sẽ thấy bé phát triển thành một người độc lập và có tư duy toàn diện như thế nào!