Nắm được cách thay tã cho trẻ sơ sinh nhanh gọn và đơn giản sẽ giúp bố mẹ tiết kiệm thời gian và đỡ lúng túng khi chưa có nhiều kinh nghiệm.
Mục lục
1. Cách thay tã cho trẻ sơ sinh dễ dàng
Thay tã cho trẻ sơ sinh không quá khó. Tuy nhiên, bố mẹ vẫn cần hiểu rõ quy trình và chuẩn bị thật tốt. Bởi việc thay tã sẽ gắn liền với cả bé và bố mẹ trong suốt các tháng đầu sau sinh. Cách thay tã nhanh và gọn gàng sẽ giúp bé không bị cảm giác khó chịu và quấy khóc. Hơn nữa cũng làm giảm bớt gánh nặng khi chăm sóc bé cho bố mẹ.
Dù là cách thay tã cho trẻ sơ sinh đơn giản nhất thì cũng sẽ trải qua các bước sau đây.
-
Chuẩn bị vật dụng
Để việc thay tã diễn ra nhanh chóng và dễ dàng, mẹ nên chuẩn bị đầy đủ vật dụng cần thiết trước khi thay tã cho bé. Ban đầu mẹ sẽ thấy hơi tốn thời gian, tuy nhiên khi đã quen với cách thay tã cho trẻ sơ sinh, việc chuẩn bị cũng sẽ rút ngắn thời gian lại.
Mẹ sẽ cần 1-2 miếng tã sạch, khăn giấy ướt hoặc bông gòn thấm nước ấm và khăn sạch. Nếu bé bị hăm tã, mẹ có thể cần chuẩn bị thêm các loại thuốc bôi cho bé.
Ngoài ra, mẹ cũng có thể chuẩn bị thêm tấm lót để thay tã cho trẻ sơ sinh. Tấm lót có tác dụng thấm hút khi các bé tè hoặc ị trong khi đang thay tã.
Mẹ chú ý nên rửa tay thật sạch trước khi thay tã để giảm tránh tối đa việc các vi khuẩn từ tay có thể xâm nhập vào cơ thể bé.
-
Vệ sinh cho bé
Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ vật dụng, mẹ đặt bé nằm ngửa trên giường hoặc bất bề mặt phẳng mềm, an toàn nào đó.
Cách thay tã cho trẻ sơ sinh là dùng tay tháo miếng dán hai bên tã cũ và kéo ra ngoài. Sau đó mẹ nắm chân bé đưa lên cao, dùng giấy ướt hoặc miếng bông tẩm nước ấm nhẹ nhàng lau sạch mông cho bé.
-
Thay tã mới
Trước khi thay tã mới, mẹ nên dùng khăn sạch để lau khô cho bé. Việc này sẽ giúp phần nước còn sót lại được thấm hút hết. Nhờ đó hạn chế việc vùng kín của bé bị quá ẩm, không sạch sẽ và dễ bị hăm.
Bước tiếp theo mẹ sẽ đặt miếng tã mới xuống dưới mông bé. Nhẹ nhàng dán lại và để ý xem tã có được cân đối hay không. Nếu dán tã quá chật sẽ khiến da bé bị cọ xát và tổn thương. Dán quá lỏng thì làm nước tiếu và phân có thể tràn ra ngoài. Vì vậy, mẹ hãy lưu ý và dán tã sao cho vừa phải nhất với vùng bụng và mông bé.
Cách thay tã cho trẻ sơ sinh cũng có điểm khác biệt dựa theo giới tính. Nếu là bé trai, khi thay tã mẹ cần giữ vùng kín của bé hướng xuống hoặc lấy khăn mềm che lại. Như vậy sẽ tránh được việc bé tè bắn vào người. Với bé gái thì mẹ chỉ cần đặt nằm ngửa như bình thường.
-
Xử lý tã cũ
Tã cũ sau khi đã dùng xong, mẹ nên gấp chặt, dán lại cố định và vứt vào thùng rác.
Cách quấn tã cho trẻ sơ sinh – Tất tần tật các bước cho mẹ bỉm
Hướng dẫn mẹ cách dùng bỉm cho trẻ sơ sinh kèm 8 lưu ý quan trọng
Góc giải đáp thắc mắc: Nên chọn mua bỉm nào vào mùa hè cho bé?
2. Các lưu ý khi thay tã cho trẻ sơ sinh
-
Thay tã cho trẻ sơ sinh thường xuyên
Hăm, mẩn ngứa và hàng loạt các bệnh về da sẽ dễ dàng ghé thăm bé nếu ba mẹ ngại thay tã. Theo các chuyên gia, dù tã bẩn hay sạch, ba mẹ vẫn nên thay tã cho bé thường xuyên. Do đó, biết cách thay tã cho trẻ sơ sinh đơn giản sẽ giúp mẹ không chán nản và mệt mỏi khi phải làm một công việc lặp đi lặp lại nhiều lần.
Tuy nhiên, số lần thay tã cũng phụ thuộc vào lượng chất thải của từng bé. Thông thường, với các bé 1 tháng tuổi mẹ có thể cần thay tã sau mỗi 4-6 giờ đồng hồ. Khi các bé lớn hơn, số lần thay tã cũng sẽ giảm dần.
-
Cách thay tã cho trẻ sơ sinh sẽ dễ dàng hơn khi chọn đúng loại tã
Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại tã dành cho bé mà mẹ có thể lựa chọn. Điều quan trọng là phù hợp với bé cũng như với điều kiện gia đình.
Tã cho trẻ sơ sinh chủ yếu gồm 3 loại chính:
- Tã vải: Là loại tã được sử dụng từ thời xưa. Ưu điểm của tã vải là rẻ, thông thoáng. Tuy nhiên việc vệ sinh thì tốn nhiều thời gian. Do ba mẹ phải giặt sạch và phơi khô sau mỗi lần thay cho bé.
- Tã xô: Cũng giống như tã vải, tã xô thấm hút nhanh và thông thoáng. Nhược điểm của tã xô là vì mềm, mỏng nhẹ nên thường ba mẹ sẽ phải giặt tay để tránh cho việc tã bị rách.
- Tã giấy: Tã giấy là loại tã tiện lợi và được sử dụng rộng rãi nhất hiện nay. Tã giấy gồm 2 loại chính là tã dán và tã quần.
Tã giấy có ưu điểm là gọn nhẹ và dễ sử dụng. Được làm từ các chất liệu mềm mại, khô thoáng nên tã giấy có khả năng thấm hút cũng như chống tràn tốt. Tuy nhiên so với tã vải thì giá thành cao và cũng có phần bí hơn. Do đó mà bé dễ bị ngứa, hăm vùng kín hoặc bẹn.
Góc của mẹ đã đưa các cấu tạo và cải tiến ưu việt vào các sản phẩm tã bỉm. Vì vậy có thể giải quyết mọi nỗi lo của mẹ, nhất là hăm tã, mẩn đỏ. Mẹ có thể đọc thêm thông tin tại:
Dù rất tiện ích trong việc thay tã cho trẻ sơ sinh nhưng đôi khi tã giấy lại không thân thiện với môi trường. Bởi phải mất đến hàng thế kỷ mới có thể phân hủy một chiếc tã giấy. Vì vậy, nếu ba mẹ muốn bảo vệ môi trường thì có thể cân nhắc sử dụng các loại tã khác.
-
Dự trữ tã cũng quan trọng trong cách thay tã cho trẻ sơ sinh
Theo kinh nghiệm dùng tã cho trẻ sơ sinh thì việc dự trữ tã cũng là điều ba mẹ nên lưu ý.
Trẻ sơ sinh ăn nhiều bữa trong ngày nên nhu cầu đi vệ sinh cũng thường xuyên hơn. Mẹ có thể thay tã trung bình mỗi 4-6 giờ để đảm bảo sạch sẽ nhất. Đồng thời hạn chế được tình trạng hăm tã cho bé.
Do đó mà ba mẹ nên chuẩn bị số lượng tã lớn trong nhà. Như vậy sẽ vừa thuận tiện trong mọi trường hợp vừa tiết kiệm tiền và thời gian. Nhưng mẹ cũng đừng nên mua quá nhiều tã với một kích cỡ nhé! Vì bé sẽ phát triển rất nhanh trong giai đoạn đầu và sẽ cần loại tã to dần hơn. Cách thay tã cho trẻ sơ sinh cũng đơn giản dần theo độ tuổi phát triển và cơ thể trong các giai đoạn sau đó.
-
Cách thay tã cho trẻ sơ sinh thật thoải mái
Dù việc thay tã cho trẻ sơ sinh diễn ra thường xuyên nhưng đôi khi cũng khiến cho bé cảm thấy không thoải mái. Khi đang chơi hoặc đang ngủ thì thay tã cũng giống như việc bị “làm phiền”. Và tất nhiên bé sẽ chẳng hề thích việc đó chút nào.
Chính vì thế, mẹ nên để ý đến nét mặt và thái độ để có cách làm bé thoải mái nhất. Trước khi thực hiện cách thay tã cho trẻ sơ sinh, mẹ cần chắc chắn rằng đã đặt bé ở một nơi đủ an toàn và dễ chịu. Sau đó mẹ có thể cùng bé trò chuyện hoặc hát cho bé nghe. Vì theo các chuyên gia, nghe giọng mẹ sẽ giúp bé thấy bình tĩnh và tốt cho quá trình học nói sau này.
Ngoài ra, mẹ có thể dùng đồ chơi hay các đồ vật có hình ảnh, màu sắc thú vị để thu hút sự chú ý của bé. Nhờ đó bé sẽ quên đi việc thay tã và bớt quấy khóc hơn.
Lời kết
Đối với ba mẹ lần đầu có con, việc thay tã sẽ có ít nhiều lúng túng. Tuy nhiên cũng không nên quá lo lắng bởi có rất nhiều kinh nghiệm được chia sẻ giúp ba mẹ tự tin hơn. Thay tã sẽ gắn liền với cả bé và ba mẹ trong suốt một thời gian dài. Vậy nên, nắm được các bước cơ bản trong cách thay tã cho trẻ sơ sinh sẽ giúp ba mẹ tiết kiệm được cả thời gian và công sức trong quỹ thời gian vốn ít ỏi của mình trong “cuộc chiến” chăm sóc con.