Bà bầu bị chuột rút là hiện tượng thường gặp vào ban đêm và những tháng cuối của thai kỳ. Hiện tượng này đến chất lượng giấc ngủ của các mẹ bị giảm. Việc di chuyển của mẹ cũng gặp bất tiện hơn nhiều. Vậy nguyên nhân bị chuột rút khi mang bầu do đâu? Mẹ cần làm gì để phòng tránh chứng chuột rút này đây?
Mục lục
1.Nguyên nhân bà bầu bị chuột rút
Với những người ở thể trạng bình thường, chuột rút thường xảy ra khi vận động mạnh đột ngột. Còn với các mẹ bầu, nguyên nhân bị chuột rút thường do:
- Các bắp chân của mẹ phải chịu áp lực lớn. Vì trọng lượng cơ thể mẹ lúc này ngày càng tăng, nhất là những tháng cuối thai kỳ.
- Các mạch máu chính phải chịu áp lực từ tử cung: Càng về những tháng cuối, tử cung của mẹ bầu càng to ra. Lúc này, tử cung gây áp lực lên các mạch máu chính đưa máu từ chân lên tim. Đồng thời, chèn ép các dây thần kinh từ tủy sống đến chân các tĩnh mạch cung cấp máu cho tử cung. Khiến mẹ bầu bị chuột rút.
- Rối loạn điện giải do mẹ dễ bị mất nước.
- Cơ thể mẹ thiếu canxi: Thai nhi càng lớn, nhu cầu canxi ngày càng cao. Khi đó, nếu mẹ không nạp đủ lượng canxi cần thiết cho cả mẹ và con. Sẽ dẫn đến cơ thể mẹ sẽ bị thiếu hụt canxi. Gây ra hiện tượng chuột rút.
- Thiếu khoáng: Các khoáng chất Kali, Magie,.. không được cung cấp đủ qua chế độ ăn hàng ngày của mẹ bầu.
- Việc giữ một tư thế, vị trí trong một thời gian dài cũng có thể gây ra chuột rút cho cơ bắp của mẹ.
Mẹ tham khảo thêm: Những thực phẩm tốt cho bà bầu
2.Các dấu hiệu khi bị chuột rút
Bà bầu có thể bị chuột rút xảy ra ở chân, đùi, bụng, bắp chân, đùi,… Trong đó, vùng bắp chân, đùi là hai nơi hay xảy ra hiện tượng này nhất.
Các mẹ hay bị chuột rút ở vùng chân, bắp chân hay đùi, thậm chí là tay. Hiện tượng này thường bắt đầu từ tháng thứ ba trong thai kỳ của mẹ. Lúc này, bé càng lớn thì chuột rút càng xuất hiện thường xuyên hơn. Chuột rút ở những vùng này thường chỉ gây ảnh hưởng đến giấc ngủ của mẹ. Ngoài ra, cũng có thể ảnh hưởng đến cử động đi lại của mẹ bầu ngay thời điểm đó. Hiện tượng này sẽ tự hết khi kết thúc thai kỳ.
Trong trường hợp mẹ bị chuột rút ở bụng và có kèm theo cơn đau đột ngột, mẹ cần đến các cơ sở y tế để kiểm tra. Trường hợp bị chuột rút kèm theo các triệu chứng như: ra máu, đau mạnh ở bụng hay trên đỉnh vai, thân nhiệt tăng hoặc đau dữ đội. Lúc này, mẹ bầu cần nhanh chóng đến các cơ sở y tế để được kiểm tra và điều trị kịp thời.
3.Xử trí khi bà bầu bị chuột rút và cách phòng tránh
Khi bị chuột rút, mẹ hãy kéo căng cơ bắp chân ở bên bị ảnh hưởng. Chờ đến khi cơn đau dịu lại thì mẹ bắt đầu đi bộ nhẹ nhàng nhé. Sau đó, mẹ nhớ nâng chân cao hơn để tránh chuột rút quay trở lại. Những mẹ nào hay bị chuột rút vào ban đêm, thì trước khi ngủ hãy tập các bài tập yoga nhẹ nhàng. Ngoài ra, khi ngủ mẹ để gác chân lên một chiếc gối cao, mềm. Các mẹ nên nằm nghiêng bên trái để máu mình được lưu thông tốt hơn nhé.
Để tránh thiếu hụt chất dẫn đến chứng bà bầu bị chuột rút, khi mang thai mẹ cần bổ sung lượng Canxi và Magie cần thiết mỗi ngày (lượng Canxi mỗi ngày mẹ nên nạp vào cơ thể là 1.000 miligam). Tùy từng giai đoạn, mẹ bầu nên thăm khám và nhận tư vấn từ bác sĩ để bổ sung đủ lượng canxi cơ thể mẹ và bé cần.
Trong khẩu phần ăn hàng ngày, mẹ bầu nên bổ sung các loại thức ăn giàu canxi và magie như thịt, cá, trứng, tôm, cua, ngũ cốc nguyên hạt, đậu, trái cây khô, các loại hạt,..
Ngoài ra, mẹ cũng nên thực hiện những điều dưới đây để phòng tránh chuột rút :
- Mẹ nên tắm bằng nước ấm. Ngâm chân thường xuyên kết hợp massage nhẹ nhàng: phần bàn chân, bắp chân,.. để tăng lưu thông máu cho cơ thể mẹ.
- Tập luyện thể dục nhẹ nhàng bằng các bài tập yoga, đi bộ,.. để ổn định quá trình trao đổi chất.
- Không nên ngồi hoặc giữ một tư thế quá lâu.
- Uống đủ lượng nước mỗi ngày, ít nhất là 1,5 lít nước. Chất lỏng (nước) sẽ giúp cơ bắp co lại, đồng thời được thư giãn, từ đó giữ cho các tế bào cơ không bị kích thích.
- Nên dành thời gian để nghỉ ngơi mỗi ngày. Thời gian mang bầu hãy luôn để tinh thần thoải mái, tránh căng thẳng, làm việc quá sức.
- Chọn giày dép phù hợp, nên chọn những loại giày chất liệu mềm, ôm chân. và tạo sự thoải mái tối đa khi đi.
Bà bầu bị chuột rút là hiện tượng thường gặp và không gây nguy hiểm cho bé. Tuy nhiên mẹ vẫn nên phòng tránh để các tuần thai kì trở nên thoải mái hơn. Hy vọng bài viết này sẽ giúp các mẹ bầu nhà mình yên tâm hơn trong quá trình mang thai nhé.