Lịch sử tìm kiếm
Tìm trong góc của mẹ
Tìm kiếm phổ biến

Lời khuyên an toàn cho bé khi ngủ ngon giấc mẹ cần biết

Tưởng chừng an toàn cho bé khi ngủ là điều vô cùng đơn giản, nhưng nếu bỏ qua những điều sau mẹ sẽ hối hận. 

Bé ngủ sai tư thế, không an toàn có thể mang đến những hậu quả cực kì nghiêm trọng. Như việc bị ảnh hưởng đến tuần hoàn máu, đến xương , đến cấu tạo sọ ở con. Và nguy hiểm nhất là dẫn đến hội chứng SIDS ( Hội chứng chết đột ngột) ở trẻ sơ sinh. 

1. Tầm quan trọng của giấc ngủ của bé 

Tầm quan trọng của giấc ngủ của bé
Tầm quan trọng của giấc ngủ của bé

Đối với trẻ em, giấc ngủ cũng có tầm quan trọng như thức ăn và nước uống hàng ngày. Một giấc ngủ sâu là điều rất cần thiết cho sự phát triển toàn diện cả về thể chất lẫn trí tuệ của trẻ. Ngược lại ngủ không ngon giấc hoặc thiếu ngủ làm trẻ dễ bị thiếu tập trung, mệt mỏi.

Sau mỗi giấc ngủ, não bộ bé được tiếp năng lượng. Do vậy, một giấc ngủ sâu sẽ giúp tăng cường trí nhớ, độ tập trung của trẻ. Một nghiên cứu trên 11,000 trẻ em xuất bản trên tạp chí Journal of Epidemiol Community Health đã chứng minh những trẻ không được ngủ đúng giờ cho tới khoảng năm 3 tuổi sẽ gặp phải những vấn đề liên quan đến khả năng nhận thức, khả năng đọc và kỹ năng toán học thậm chí tới năm 7 tuổi.

Do vậy, các nhà khoa học kết luận rằng 3 năm đầu đời là thời điểm trẻ đặc biệt nhạy cảm với giấc ngủ và có một mối liên hệ khăng khít giữa giấc ngủ đối với sự phát triển não bộ của trẻ. Vì vậy, việc đảm bảo an toàn cho bé khi ngủ là vô cùng quan trọng.

Ngoài ra, một giấc ngủ ngon còn hỗ trợ hệ thống miễn dịch, giúp cơ thể chống lại các bệnh nhiễm khuẩn và trẻ ít ốm hơn.

2. Những ảnh hưởng của việc bé ngủ sai 

Những ảnh hưởng của việc bé ngủ sai 
Những ảnh hưởng của việc bé ngủ sai

2.1 Hội chứng SIDS:

Hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh (SIDS) cướp đi sinh mạng của khoảng gần 2.500 trẻ mỗi năm tại Mỹ. Đặc biệt với những trẻ dưới 1 tuổi. Hầu như không có bất kì sự lý giải khoa học hay nguyên nhân cụ thể về vấn đề này. Hội chứng SIDS chỉ được giải thích do tư thế ngủ sai, đường thở trẻ sơ sinh bị tắc ngẽn. Kèm theo các nguyên nhân làm tăng nguy cơ là:

  • Sinh non
  • Tiếp xúc với rượu hoặc ma túy trước khi sinh
  • Tiếp xúc với hút thuốc trước hoặc sau khi sinh
  • Nhiễm trùng

2.2 Sai hình dạng xương hông ở con

Đừng quấn quá chặt khăn ở hai bên hông ở trẻ sơ sinh. Khi mẹ quấn khăn, hãy cho bé đủ chỗ để di chuyển hông và chân. Đừng cố gắng quấn khăn nhằm đặt hai chân của bé nằm thẳng và song song với nhau. Điều này làm tăng nguy cơ bé mắc phải các bệnh lý khớp hông. Các vấn đề khớp hông này có thể giảm khả năng tăng trưởng và phát triển chính xác dẫn đến bị vẹo, tật. Điều này còn có thể gây ra một vấn đề gọi là loạn sản xương hông và trật khớp.

3. Các tư thế ngủ an toàn cho trẻ sơ sinh

3.1. Nằm ngửa tư thế an toàn cho bé khi ngủ

Nằm ngửa tư thế an toàn cho bé khi ngủ
Nằm ngửa tư thế an toàn cho bé khi ngủ

Nằm ngửa là tư thế phổ thông và được khuyến khích nhất (theo viện Sức khỏe Trẻ em và Phát triển Nhân lực quốc gia Hoa Kỳ -NICHD). Mẹ nên cho trẻ nằm ngửa khi ngủ, dù là nghỉ trưa hay ngủ một giấc dài vào buổi tối.

Nằm ngửa là tư thế được chứng minh có thể làm giảm nguy cơ mắc phải hội chứng SIDS ở trẻ sơ sinh và có thể giúp giữ đường thở luôn mở. Năm 1992, tỷ lệ gặp hội chứng SIDS ở trẻ em Mỹ giảm hơn 50% sau khuyến cáo nằm ngửa là an toàn cho bé khi ngủ.

3.2. Nằm sấp có an toàn cho bé khi ngủ không?

Không nên cho con nằm sấp khi ngủ
Không nên cho con nằm sấp khi ngủ

Cha mẹ không nên cho con nằm sấp khi ngủ. Nằm sấp sẽ làm tăng áp lực lên hàm của trẻ và làm hẹp đường thở, làm giảm lượng không khí lưu thông. Do vậy, lượng khí trẻ thở ra và hít vào sẽ không được “làm mới”. Và trẻ có thể sẽ hít phải lượng khí có nhiều CO2 hơn. Hơn nữa, việc nằm sấp có nghĩa mặt trẻ tiếp xúc trực tiếp với phần ga gối, khiến da bé không “thở” được và có thể gặp các vấn đề về da mặt. 

Tệ hơn, nếu nằm sắp quá lâu, bé có thể bị ngạt thở. Đặc biệt đối với trẻ sơ sinh chưa có khả năng tự đổi tư thế khi ngủ, điều này sẽ vô cũng tồi tệ.

3.3. Nằm nghiêng về một bên

Để trẻ nằm nghiêng được coi là không an toàn. Vì sẽ gây ra những tác động nhất định lên bụng của trẻ và có thể làm tăng nguy cơ mắc hội chứng SIDS.

4. Nếu trẻ khó ngủ khi nằm ngửa?

Nếu trẻ khó ngủ khi nằm ngửa
Nếu trẻ khó ngủ khi nằm ngửa

Một số trẻ có thể sẽ ngủ không được sâu khi được đặt nằm ngửa. Một số còn trở nên quấy khóc nếu được đặt trong tư thế này. Nhưng thà rằng trẻ ngủ không được sâu còn hơn là gây nguy hiểm cho trẻ. Một lý do khác khiến trẻ không nên nằm sấp khi ngủ đó là: Trẻ sơ sinh thường ngủ rất sâu khi ở trong tư thế này, trẻ sẽ chuyển động ít hơn và ít phản ứng lại với những tác động từ môi trường hơn. Do vậy, sẽ làm tăng nguy cơ tử vong vì hội chứng SIDS của trẻ.

Một số trẻ bị ngạt mũi và có thể sẽ không thoải mái khi nằm ngửa. Trong trường hợp này, hãy đặt một máy làm ẩm không khí trong phòng của trẻ để giữ độ ẩm và làm loãng dịch nhầy của mũi. Nâng đầu của trẻ hơi cao khi ngủ cũng có thể sẽ giúp ích.

5. Lời khuyên để đảm bảo an toàn cho bé đi ngủ

5.1. Chuẩn bị một môi trường thoải mái và an toàn cho bé khi ngủ

Chuẩn bị một môi trường thoải mái và an toàn cho bé khi ngủ
Chuẩn bị một môi trường thoải mái và an toàn cho bé khi ngủ

Trẻ sơ sinh nên được đặt da kề da với mẹ càng sớm sau khi sinh càng tốt, ít nhất là trong giờ đầu tiên. Sau đó, khi mẹ cần ngủ, em bé nên được đặt riêng trong nôi. 

Tránh nằm trên đệm lún: Đối với trẻ sơ sinh, mẹ nên chuẩn bị loại giường đệm cứng. Các chuyên gia khuyến cáo bất cứ thứ gì như gối, gối ôm quá mềm xung quanh bé đều tránh sử dụng.

Đối vói trẻ ngủ nôi/ cũi: Trong 6 tháng đầu, an toàn cho bé khi ngủ là cho trẻ sơ sinh nằm trong nôi gần bố mẹ. Điều này an toàn hơn nhiều so với việc bé nằm ngủ chung giường với bố mẹ. Đối với phần nôi bé, không cần thiết phải sử dụng gối có hình nêm, chăn mền để đệm phía dưới chân của trẻ. Hãy để trẻ ngủ khi chân có thể chạm được vào phần cuối của nôi/cũi. Dùng đệm vừa khít với kích thước nôi và chèn ga đệm thật chặt. Đảm bảo khung nuôi cao để bé không đứng hoặc bò ra được. 

Tạo môi trường thoải mái khi ngủ: Đây là một điều rất quan trọng. Hãy để trẻ ngủ trong môi trưởng đủ mát, thoải mái với nhiệt độ quanh khoảng 20 độ C cho trẻ.

Chỉ nên đắp chăn lên đến ngực của em bé với hai cánh tay để lộ ra ngoài. Để tránh sự dịch chuyển của chăn lên đầu.  

5.2. Quần áo thoải mái – an toàn cho bé khi ngủ

Quần áo thoải mái – an toàn cho bé khi ngủ
Quần áo thoải mái – an toàn cho bé khi ngủ

Khi ngủ, nên cho trẻ mặc quần áo nhẹ nhàng. Không nên bó, quấn trẻ quá chặt khi ngủ và thường xuyên kiểm tra bằng cách chạm vào da trẻ xem trẻ có bị nóng quá hay không.

Để an toàn cho bé khi ngủ, một chiếc áo ngủ một mảnh hoặc túi ngủ là sự lựa chọn tốt nhất. Tùy thuộc vào mùa, nó có thể nhẹ hoặc dày.

5.3. Sử dụng núm giả

Mẹ có thể thử sử dụng núm giả cho trẻ sơ sinh khi ngủ
Mẹ có thể thử sử dụng núm giả cho trẻ sơ sinh khi ngủ

Mẹ có thể thử sử dụng núm giả cho trẻ sơ sinh khi ngủ. Việc này được cân nhắc đề xuất từ viện khoa nhi Hoa Kì để đề phòng hội chứng SIDS ở trẻ.

Tuy nhiên, nếu trẻ không muốn dùng hoặc núm vú giả thường xuyên bị rơi ra khỏi miệng trẻ, thì mẹ cũng không nên ép trẻ dùng nữa. Đợi trẻ quen thì cho con dùng lại. 

5.4. Tiêm chủng để đảm bảo an toàn cho bé khi ngủ

Một nghiên cứu tại trường Y tế công cộng Berlin đã cho thấy rằng: Việc tăng mức độ bao phủ của vaccine bạch hầu – uốn ván – ho gà sẽ có liên quan tới việc giảm tỷ lệ tử vong do SIDS. Những khuyến cáo mới nhất về lịch tiêm chủng loại vaccine này cần nhấn mạnh đến việc không chỉ giúp trẻ phòng ngừa một số bệnh nhiễm trùng mà còn có thể giúp dự phòng được nguy cơ mắc phải hội chứng SIDS. Do vậy, hãy đảm bảo rằng trẻ đã được tiêm chủng đầy đủ, đúng lịch các loại vaccine cần thiết.

1001 câu chuyện về con sẽ được chia sẻ cùng Góc của mẹ. Cảm ơn mẹ đã luôn đồng hành.

 

Mẹ Bình luận tại đây nhé

Hãy là người đầu tiên nhận xét “Lời khuyên an toàn cho bé khi ngủ ngon giấc mẹ cần biết”

Mẹ ghi lại email để Mamamy gửi những ưu đãi đặc biệt và các tips hữu ích nhé. Email của mẹ sẽ không hiển thị công khai đâu

Bài viết cùng chủ đề

Các nhóm dưỡng chất bổ sung cho bé ăn dặm mẹ nên biết?
Các nhóm dưỡng chất bổ sung cho bé ăn dặm mẹ nên biết?
Giai đoạn ăn dặm là thời điểm vàng giúp bé bứt phá phát triển chiều cao cân nặng. Tuy nhiên nhiều mẹ bỉm sữa lại thường hoang mang lo lắng. Không biết nên bổ sung cho bé ăn dặm những nhóm thực phẩm nào để bé hấp thu tốt mà lại đầy đủ dinh dưỡng. […]
Đồ ăn dặm cho bé: Mẹ cần sắm gì khi bé bước vào giai đoạn ăn dặm?
Đồ ăn dặm cho bé: Mẹ cần sắm gì khi bé bước vào giai đoạn ăn dặm?
Ăn dặm là giai đoạn vàng trong quá trình phát triển của con. Vì vậy để chuẩn bị tốt nhất cho thời kỳ này, mẹ cần chuẩn bị những món đồ phù hợp. Vậy có những đồ ăn dặm cho bé nào mà mẹ cần sắm sửa? Chúng có những lợi ích gì? Hãy cùng […]
Top 3+ tình huống “éo le” khi cho bé ăn dặm tự chỉ huy
Top 3+ tình huống “éo le” khi cho bé ăn dặm tự chỉ huy
Trong quá trình trở thành mẹ bỉm sữa, không thể không tránh khỏi giai đoạn cho bé ăn dặm. Đây được coi như bản lề mở ra bước ngoặt cho quá trình phát triển của con. Một trong những phương pháp được yêu thích áp dụng nhiều là ăn dặm tự chỉ huy (BLW). Không […]
Em bé tập ăn cơm như nào là đúng cách? Nằm lòng 3 bước dễ dàng
Em bé tập ăn cơm như nào là đúng cách? Nằm lòng 3 bước dễ dàng
Sau 6 tháng bú sữa, mẹ bắt đầu bước vào giai đoạn cho bé ăn dặm với cháo, súp,… Đến 19 tháng tuổi, khi bé có 16 chiếc răng sữa, lúc này mẹ có thể cho bé ăn cơm. Điều này đảm bảo cho bé phát triển khỏe mạnh cứng cáp hơn. Đồng thời tăng […]
4 Phương pháp ăn dặm cho bé phổ biến nhất hiện nay
4 Phương pháp ăn dặm cho bé phổ biến nhất hiện nay
Quá trình phát triển trưởng thành của con không thể thiếu giai đoạn ăn dặm. Đây không chỉ là cơ hội giúp bé hình thành thói quen, kỹ năng ăn uống sau này mà còn là thời điểm vàng bổ sung dưỡng chất cho sự phát triển toàn diện của trẻ. Tuy nhiên, nhiều mẹ […]
Bé ăn dặm: 7 thực phẩm giúp trẻ ăn ngon, phát triển toàn diện
Bé ăn dặm: 7 thực phẩm giúp trẻ ăn ngon, phát triển toàn diện
Để bé ăn dặm phát triển toàn diện cả thể chất lẫn tinh thần thì chế độ ăn uống khoa học là điều vô cùng quan trọng. Vậy mẹ cần bổ sung những thực phẩm nào vào khẩu phần ăn hàng ngày của con? Tham khảo ngay danh sách những nhóm thực phẩm tốt cho […]
Giỏ hàng 0