Chúng ta nghe đến thuộc lòng câu “Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng quý giá nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ”. Điều này chứng mình sữa mẹ vô cùng quan trọng đối với con yêu. Nhưng không phải lúc nào mẹ cũng được gần gũi và cho con bú trực tiếp được. Vì vậy, mẹ hãy trang bị cho mình các kiến thức về bảo quản sữa mẹ. Từ đó giúp duy trì được nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho con.
Mục lục
1. Sữa mẹ để được bao lâu sau khi vắt ra?
Trước khi tìm hiểu về cách thức bảo quản sữa mẹ và rã đông làm sao thì các mẹ cần biết sữa mẹ sau khi vắt ra khỏi bầu vú có thể để được bao lâu. Như vậy, mới đảm bảo giữ được toàn bộ chất dinh dưỡng quý giá trong sữa mẹ.
Theo như khuyến cáo của các tổ chức uy tín như: WHO, UNICEF, Viện Dinh Dưỡng quốc gia Việt Nam thì sữa mẹ sau khi vắt ra có thể để được trong khoảng thời gian sau:
– Sữa mẹ vắt ra không để tủ lạnh được bao lâu? Đối với nhiệt độ phòng từ 25 độ C đến 35 độ C thì sẽ giữ được từ 6 đến 8 tiếng.
– Nếu bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh với khoảng 4 độ C, sữa có thể giữ được từ 3 đến 5 ngày.
– Còn nếu là ngăn đá tủ lạnh thì thời gian lưu trữ sẽ lên tới 3 tháng.
– Đặc biệt, khi lưu trữ sữa trong tủ đông lạnh chuyên biệt với mức nhiệt dưới -18 độ C thì thời gian là 6 tháng.
2. Dụng cụ giúp bảo quản sữa mẹ an toàn
Các mẹ có thể lựa chọn bình hoặc túi để trữ sữa cho con sau khi vắt ra. Các dụng cụ này giúp cho sữa được bảo quản ở điều kiện tốt nhất. Hãy cùng tìm hiểu kỹ hơn về 2 dụng cụ này.
2.1 Bảo quản sữa mẹ bằng bình trữ sữa
Bình trữ sữa dành cho trẻ sơ sinh là sản phẩm được làm từ nhựa hoặc thủy tinh và có nắp đạy. Dĩ nhiên là bình bằng chất liệu thủy tinh sẽ tốt hơn và đảm bảo an toàn trong quá trình sử dụng.
Trước khi dùng bình trữ sữa, mẹ bỉm nên rửa sạch chúng bằng dung dịch dịu nhẹ và để khô. Cũng lưu ý là không nên đổ sữa vào quá đầy mà nên để lại một khoảng trống trong bình. Nhược điểm của sản phẩm là dễ vỡ, biến dạng trong quá trình sử dụng.
2.2 Túi trữ sữa
Nếu nói về dụng cụ bảo quản sữa mẹ thì túi trữ sữa được nhiều mẹ lựa chọn hơn. Chúng được thiết kế chuyên dụng với các kích thước từ 60 đến 120ml. Khi bảo quản cũng không nên đổ sữa quá đầy vào túi vì khi để đông chúng còn giãn nở ra.
Hãy chọn các sản phẩm của thương hiệu uy tín để sử dụng. Như vậy túi không bị rách, nứt khi trữ đông khiến cho sữa nhiễm khuẩn. Đồng thời túi kém chất lượng còn phá hủy chất dinh dưỡng tỏng sữa.
3. Bảo quản sữa mẹ trong tủ lạnh
Sau khi vắt sữa mẹ không có ý định cho con bú luôn thì hãy bảo quản trong tủ dự trữ càng sớm càng tốt. Hoạt động này cần phải được tuân thủ theo các nguyên tắc sau:
- Dự trữ sữa mẹ trong dụng cụ chuyên dụng. Sau đó đừng quên ghi lại ngày, giờ vắt lên trên nhãn bên ngoài bình hoặc túi.
- Nếu dự trữ sữa mẹ trong ngăn đá thì sữa của chúng ta có thể được giữ trong thời gian từ 7 ngày đến 3 tháng. Thời gian tùy vào nhiệt độ cũng như tần suất đóng mở tủ. Không nên để ở cánh cửa tủ vì nhiệt độ ở đó sẽ không chính xác một chút nào.
4. Rã đông và hâm nóng sữa mẹ khi sử dụng
Bạn cần bảo quản sữa mẹ và rã đông đúng cách. Điều này sẽ đảm bảo được chất lượng nguồn dinh dưỡng trong sữa mẹ hoàn hảo nhất. Và cùng cần tìm hiểu xem sữa mẹ hâm nóng để được bao lâu để sử dụng phù hợp.
Hãy lưu ý những điểm sau đây:
Nếu là sữa mẹ chỉ để trong ngăn mát thì chỉ cần bỏ ra ngoài nhiệt độ phòng 1 chút sau đó ngâm vào trong nước ấm là đã có thể cho con sử dụng được.
Còn đối với sữa đã được làm đông thì không nên chỉ rã đông ở nhiệt độ phòng vì vì khuẩn rất dễ xâm nhập. Lúc này, các mẹ hãy cho sữa hấp cách thủy để sữa nóng từ từ. Hoặc đặt sữa vào một bát nước nóng có nhiệt độ khoảng 40 độ C. Chỉ nên làm nóng sữa từ từ cho tới khi đạt đến được nhiệt độ phù hợp cho con tu ti.
Tuyệt đối không hâm bằng lò vi sóng hoặc đun sữa mẹ trên bếp ở nhiệt độ cao. Vì như vậy thì các chất dinh dưỡng trong sữa sẽ đột biến. Nếu sữa đã quá ngày dùng thì không được cho trẻ uống. Như vậy sẽ ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của con.
Trước khi cho con dùng, hãy lắc nhẹ để váng sữa và sữa có thể hòa lẫn vào với nhau. Nếu trẻ bú không hết sữa đã rã đông thì bỏ đi chứ không nên trữ lại.
Vậy sữa mẹ để trong bình ủ được bao lâu? Và sữa mẹ vắt ra ngâm nước nóng để được bao lâu? Câu trả lời là chỉ nên để từ khoảng 6 đến 8 tiếng mà thôi. Mẹ hữu chú ý.
5. Sữa mẹ trữ đông đổi màu có sao không?
Sữa sau khi được trữ đông có thể có màu khác so với sữa vừa mới được vắt ra. Các mẹ sẽ thấy sữa chuyển màu xanh, vàng hoặc nâu nhẹ hoặc tách lớp như sữa chua.
Bên cạnh đó, khi ngửi sữa thấy hơi có mùi xà phòng bởi các chất béo đã phân tán đi một chút. Nhưng đây là điều hết sức bình thường. Nếu sữa vẫn trong thời gian an toàn thì mẹ hoàn toàn có thể sử dụng cho con.
Trên đây là cách bảo quản sữa mẹ mà các mẹ bỉm có thể tham khảo để áp dụng. Từ đó giúp cho con có được nguồn dinh dưỡng dồi dào, đảm bảo cho sự lớn khôn.