Nuôi dạy bé đúng cách trong thời đại công nghệ số toàn cầu luôn là một dấu chấm hỏi rất lớn đối với mẹ. Bởi hiện nay, bé có rất nhiều cơ hội tiếp xúc với điện thoại di động khi còn nhỏ. Tác hại của điện thoại với trẻ em dần trở thành chủ đề tốn nhiều giấy mực và là hồi chuông cảnh tỉnh đến mẹ. Hãy để Góc của mẹ chia sẻ về chủ đề này ở bài viết dưới đây nhé.
Mục lục
1. Thực trạng trẻ em dùng điện thoại ở Việt Nam
Hiện nay, ở Việt Nam, công nghệ thông tin phát triển như vũ bão. Điện thoại di động được sử dụng ở mức đáng báo động. Theo nghiên cứu, có tới 65% người tham gia khảo sát coi điện thoại là vật bất ly thân.
Con người dần phụ thuộc vào điện thoại bởi những lợi ích mà nó mang lại. Tuy nhiên, không chỉ tác động đến người lớn mà trẻ em cũng là đối tượng gặp nhiều ảnh hưởng tiêu cực. Bố mẹ bận rộn nên thường cho chơi điện thoại khi còn rất nhỏ. Những lợi ích giải trí mà điện thoại mang lại làm bố mẹ đôi khi quên mất tác hại của việc cho trẻ em chơi điện thoại.
Sau đây, Góc của mẹ sẽ chia sẻ những tác hại của điện thoại với trẻ em mà mẹ cần cực kỳ lưu ý nhé.
2. Mẹ đã biết hết tác hại của điện thoại với trẻ em hay chưa?
2.1. Sử dụng điện thoại trong thời gian dài ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của bé
Ảnh hưởng của điện thoại đến trẻ em mà mẹ dễ thấy nhất đó chính là ảnh hưởng tới sức khỏe của bé.
2.1.1. Bé dễ mắc các bệnh về mắt
Bức xạ từ điện thoại – HEV hay còn được gọi là “ánh sáng xanh” rất có hại cho mắt của trẻ. Ban đầu, bé có thể có các dấu hiệu như nhức mỏi mắt hoặc đau mắt, đỏ mắt. Nếu sử dụng trong thời gian dài, các tia bức xạ HEV này sẽ gây ra các bệnh rất nguy hiểm cho mắt bé như: suy giảm thị lực thậm chí là ung thư mắt.
Mẹ cần hết sức lưu ý khi cho bé sử dụng điện thoại mẹ nhé. Mắt trẻ nhỏ vốn rất yếu và dễ bị ảnh hưởng nghiêm trọng nếu tiếp xúc với cường độ ánh sáng mạnh. Mắt bé thường xuyên phải đuổi theo hình ảnh, điểm sáng di chuyển trên màn hình. Về lâu dài, tác hại của sóng điện thoại với trẻ em khiến mắt bé bị suy giảm thị lực, đau nhức hoặc có thể bị mù.
2.1.2. Bé dễ mắc phải các vấn đề xương khớp
Khi sử dụng điện thoại, bé thường có xu hướng lệ thuộc và thiếu linh hoạt trong các hoạt động cơ thể. Đặc biệt nếu sử dụng điện thoại trong tư thế ngồi sai sẽ gây ra các vấn đề về xương khớp. Ảnh hưởng của điện thoại dễ nhận thấy nhất là chứng đau cổ. Khi bé cúi xuống nhìn điện thoại trong thời gian dài, xương cổ rất dễ bị tổn thương.
Nếu bé gõ phím điện thoại liên tục, xương ngón tay và bàn tay cũng dễ bị ảnh hưởng. Hệ xương khớp của trẻ chưa phát triển và còn rất non yếu. Tác hại của điện thoại với trẻ em không chỉ trong hiện tại còn ảnh hưởng đến cuộc sống của bé trong tương lai. Vì vậy, mẹ nên cực kỳ cẩn thận khi cho bé sử dụng điện thoại.
2.1.3. Điện thoại có thể là nguyên nhân rối loạn đồng hồ sinh học của bé
Theo nghiên cứu của Hiệp hội Tâm lý học Anh, rối loạn đồng hồ sinh học là một trong những tác hại của sóng điện thoại đối với trẻ em . Bức xạ từ điện thoại gây ức chế hormone melatonin là nguyên nhân khiến bé bị mất ngủ. Điều này ảnh hưởng tiêu cực tới sinh hoạt của bé, thậm chí khiến bé thường xuyên mệt mỏi, áp lực.
2.1.4. Bé dễ béo phì
Bé dễ có nguy cơ bị béo phì có lẽ là tác hại của điện thoại với trẻ em mà mẹ ít chú ý tới. Bởi khi nghiện điện thoại, bé sẽ ít hứng thú với các hoạt động khác. Bé sẽ ít vận động và thường ngồi một chỗ điều này làm tăng nguy cơ béo phì hoặc các bệnh thoái hóa đốt sống cổ.
2.1.5. Bé có nguy cơ mắc phải nhiều căn bệnh liên quan đến nhiễm khuẩn
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học thuộc đại học Arizona (Mỹ), điện thoại chứa vi khuẩn gấp 10 lần so với hầu hết bồn cầu ở nhà vệ sinh. Dùng điện thoại ngay sau khi ăn khiến bé dễ gặp phải các bệnh liên quan đến nhiễm khuẩn như Streptococcus, MRSA hoặc Ecoli.
2.1.6. Bé dễ co giật, liệt cơ mặt
Một trong các tác hại của điện thoại với trẻ em mà mẹ cần cảnh giác đó là co giật, liệt cơ mặt. Khi bé tập trung chơi game hoặc xem Youtube trên điện thoại, mắt và thần kinh luôn trong trạng thái tập trung cao độ dẫn đến căng thẳng. Vì thế, trẻ dễ gặp nguy cơ mắc rối loạn TIC – tật máy giật các cơ.
2.1.7. Vỏ não của bé dễ gặp nguy cơ mỏng dần
Theo nghiên cứu của Mỹ, trẻ sử dụng điện thoại trên 7 tiếng một ngày có dấu hiệu bị mỏng não hơn so với những trẻ không sử dụng. Điều này cực kỳ nguy hiểm cho sức khỏe của bé, mẹ nên hết sức lưu ý và thường xuyên cho bé đi kiểm tra sức khỏe nhé.
2.1.8. Bé dễ mắc phải các bệnh ung thư
Tác hại nguy hiểm nhất của điện thoại đến trẻ em phải kể đến đó chính là ung thư. Theo WHO nghiên cứu, tác hại của sóng điện thoại đối với trẻ em có thể gây ra ung thư. Bởi bé hấp thụ hơn người lớn đến 60% bức xạ. Da, mô và xương của bé hấp thụ bức xạ gấp đôi người trưởng thành.
2.2. Sử dụng điện thoại thường xuyên gây khó khăn trong học tập và giao tiếp xã hội
Bên cạnh những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của bé, sử dụng điện thoại thường xuyên còn khiến bé gặp khó khăn trong học tập và giao tiếp xã hội.
2.2.1. Khả năng ngôn ngữ của bé có thể “đi xuống”
Sử dụng điện thoại quá nhiều khiến bé bị phụ thuộc vào thiết bị và trở nên bị động. Sự hứng thú với thế giới xung quanh của bé sẽ bị giảm đi khá nhiều, bé không còn muốn giao tiếp và tìm hiểu. Điều đó sẽ làm bé trở nên nhút nhát, tương tác với mọi người xung quanh cũng kém đi, khả năng ngôn ngữ của bé hạn chế so với bạn bè. Mẹ nên cực kỳ chú tâm vì tác hại của việc cho trẻ em chơi điện thoại còn ảnh hưởng rất lớn đến tương lai và tính cách của bé.
2.2.2. Bé dễ mất tập trung trong học tập
Thực tế, điện thoại rất có ích cho bé trong việc học tập và nâng cao kiến thức. Tuy nhiên, không phải bé nào cũng sử dụng điện thoại cho mục đích học tập. Thay vào đó, bé sẽ chơi game, giải trí, trò chuyện với bạn bè trên mạng xã hội. Bé dễ bị xao nhãng học tập, có thể bị tụt lại phía sau so với bạn bè.
2.2.3. Bé có thể hình thành những hành vi xấu khi sử dụng điện thoại quá lâu
Những thông tin trên điện thoại không phải lúc nào cũng tốt cho trẻ. Nếu mẹ không thường xuyên quan tâm, bé sẽ dễ tiếp xúc với những “thói hư tật xấu” trên mạng xã hội. Những thông tin về gian lận thi cử, bạo lực học đường, dễ bị các bé học theo. Đó cũng là một tác hại của internet mà mẹ nên lưu ý.
3. Làm sao để hạn chế tác hại của điện thoại với trẻ em?
1 – Không nên cho bé tiếp xúc với điện thoại quá sớm
Theo WHO khuyến cáo không nên cho bé tiếp xúc điện thoại cho đến khi học mẫu giáo.
2 – Hạn chế thời gian sử dụng điện thoại của bé
Theo Viện nghiên cứu Y khoa trẻ em Mỹ và Hội Y khoa Canada cảnh báo, trẻ em từ 0 đến 2 tuổi tuyệt đối không tiếp xúc với thiết bị điện tử dưới bất cứ hình thức nào. Trẻ em từ 3 đến 5 tuổi tiếp xúc hạn chế 1 tiếng/ ngày và từ 6 đến 18 tuổi, mẹ chỉ nên cho bé tiếp xúc dưới 2 tiếng một ngày.
3 – Bố mẹ nên dành nhiều thời gian cho bé
Thay vì đưa điện thoại cho bé chơi như 1 cách dỗ trẻ, bố mẹ có thể trở thành người bạn của bé. Cùng con học, cùng con chơi, cùng con khám phá thế giới xung quanh. Điều này không chỉ giúp hạn chế tác hại của điện thoại với trẻ em, vừa gắn kết tình cảm gia đình.
4 – Bên cạnh con mỗi lần con chơi điện thoại
Mẹ có thể bên cạnh bé mỗi lần bé chơi điện thoại để vừa để kiểm soát thời gian chơi của bé. Ngoài ra, mẹ còn kiểm soát được những nội dung không phù hợp với độ tuổi của bé.
5 – Trò chuyện thẳng thắn và cởi mở với bé về tác hại của điện thoại
Mẹ có thể đóng vai một người bạn với bé để trò chuyện về tác hại của điện thoại. Mẹ nên giải thích cho bé một cách nhẹ nhàng và cởi mở.
6 – Làm gương cho bé
Bố mẹ là tấm gương cho con cái noi theo. Chính vì vậy, việc mẹ sử dụng điện thoại nhiều rất có thể được bé học theo. Nếu không muốn bé phụ thuộc vào điện thoại, mẹ cũng cần hạn chế sử dụng điện thoại.
Mong rằng bài viết trên sẽ cung cấp cho mẹ cái nhìn chi tiết về tác hại của điện thoại với trẻ em. Từ đó, mẹ có thể hạn chế những tác hại đến bé yêu của mình qua những thông tin và lời khuyên mà Góc của mẹ chia sẻ.